Tìm hiểu nét cơ bản về tiểu sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông

02/04/2024 10:07:15 487 lượt xem

Tịnh Độ Tông được xem là pháp môn tu tập nổi tiếng tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản. Đây là đường lối tu tập đáp ứng mong muốn về đời sống giải thoát khổ đau của con người. Trong đó phải kể đến 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông vô cùng nổi tiếng được lưu truyền bao đời. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về tiểu sử Thập tam Tổ Tịnh Độ Tông này qua nội dung dưới đây.

Thiện Đạo Đại sư

Đại sư Thiện Đạo (613 – 681) là người đời Đường với nhiều đóng góp của mình cho tông phái Tịnh Độ Tông. Vào năm Trinh Quán, Ngài đã đọc Tịnh độ Cửu phẩm đạo tràng (tác giả Thiền sư Đạo Xước) và tinh cần niệm Phật, truyền bá pháp môn Tịnh độ.  Sau 30 năm sau, Đại sư thực hiện vừa hóa đạo vừa chuyên tu một cách nghiêm chỉnh và được hàng vạn người noi theo. 

Huệ Viễn Đại sư

Huệ Viễn đại sư là một trong 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông nổi tiếng của tông phái này. Đại sư Huệ Viễn họ Cổ, nguyên quán xứ Lâu Phiền, Sơn Tây. Từ thời Ngũ Hồ thì các học thuyết Thánh Hiền đã lan rộng cho nên Ngài thuấn nhuần thuần phong đạo đức. Vào niên hiệu Hàm Hoa thứ 9 lúc Ngài 30 tuổi đã được đi du học ở miền Hứa Lạc. Trong thời gian này, Ngài tinh thông siêu quần các loại học thuyết Nho giáo, học thuyết Lão, Trang, Bách gia chu tử.

Đại sư Huệ Viễn (334-416) khi trưởng thành xuất gia với Pháp sư Đạo An, chùa Nghiệp Trung, Hằng Sơn. Vào năm Thái Nguyên thứ 6 thì Ngài đến phía Đông Lô Sơn lập chùa tên Đông Lâm Thần Vận tự. Tại chùa Đông Lâm, Đại sư Huệ Viễn đã lập Bạch Liên xã, kinh luận hoằng dương Phật pháp đến ngày vãng sinh.

Tìm hiểu nét cơ bản về tiểu sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông (2)

Thừa Viễn Đại sư

Đại sư Thừa Viễn (712-802) lúc mới xuất gia theo học Đường thiền sư ở Thành Đô. Thời gian sau đó, Ngài đến Kinh Châu tham học với Chân thiền sư tại chùa Ngọc Tuyền. 

Sau khi ngộ đạo, Thừa Viễn Đại Sư đã đến Hoành Sơn hoằng hóa, lập nguyện khổ hạnh. Tại đây, Ngài dựa vào căn cơ chúng sanh để chỉ dạy Thiền hoặc Tịnh. Cuối cùng, Đại Sư dựng chùa Di Đà và khuyến hóa hàng vạn người niệm Phật.

Tìm hiểu nét cơ bản về tiểu sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông (3)

Pháp Chiếu Đại sư

Đại sư Pháp Chiếu (747-821) là một trong 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông người đời Đường. Ngài đã tu tập ở chùa Vân Phong ở Hoành Châu. Vào năm Đại Lịch thứ 5, Đại sư đến chùa Phật Quang và được Bồ tát Văn Thù khai thị pháp môn niệm Phật. Ngài đã mở nhiều đạo tràng niệm Phật và hóa độ cho vô số chúng sinh.

Tìm hiểu nét cơ bản về tiểu sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông (4)

Thiếu Khang Đại sư

Một trong 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông phải kể đến tiếp theo là Đại sư Thiếu Khang. Đại sư Thiết Khang họ Châu, người đời Đường, đã xuất gia từ nhỏ và vào 15 tuổi đã thông suốt 5 bộ kinh. 

Thời điểm đại sư đến viếng chùa Bạch Mã ở Lạc Dương đã đọc Tây Phương Hóa Đạo và phát nguyện hoằng truyền pháp môn niệm Phật. Ngài đã lập Tịnh độ đạo tràng ở Ô Long Sơn.

Tìm hiểu nét cơ bản về tiểu sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông (5)

Châu Hoằng Đại sư

Châu Hoằng Đại Sư (1532-1612), hiệu Liên Trì, người đời Minh có căn duyên với pháp môn Niệm Phật. Ngài là con nhà họ Trầm ở Nhân Hòa, Hàng Châu. Năm 17 tuổi, Đại Sư được bổ nhiệm làm Giáo thọ, là người học hành kiêm toàn. Năm 32 tuổi, Đại sư xuất gia và đến học đạo với Tiếu Nham thiền sư. 

Vào niên hiệu Long Khánh thứ năm, Đại sư trú tại núi Vân Thê, tận lực xiển dương pháp môn Tịnh độ. Đại Sư đi khất thực ngang qua đỉnh Vân Thê quyết ý cất am ở tu bởi nhìn thấy khung cảnh nhu nhã. 

Tìm hiểu nét cơ bản về tiểu sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông (6)

Theo kể lại thì trong núi ấy có nhiều cọp và Đại Sư đã hành phép Du Già thí thực khiến cho các loài thú dữ không quấy phá. Về sau, khi lúc nắng hạn lâu khiến đời sống cư dân bất an nên mọi người cầu xin Đại Sư đảo võ. Ngài đã  gõ mõ đi dọc theo bờ ruộng mà niệm Phật và mỗi bước chân Ngài sẽ làm cho mưa lớn rơi theo đến đó. Nhân dân vui mừng hiệp xây cất điện chùa thành cảnh đại tòng lâm trang nghiêm thanh tịnh. 

Trí Húc Đại sư

Đại sư Trí Húc (1599-1655), tự Ngẫu Ích, người đời Thanh học Nho từ thủa niên thiếu. Sau này, khi Ngài xem bộ Trúc song tùy bút của Đại sư Liên Trì và đọc kinh Địa Tạng đã phát tâm niệm Phật. 

Trí Húc Đại sư trụ trì trải qua nhiều nơi khác nhau như Ôn Lăng, Chương Châu, Thạch Thành, Thánh Khê, Trường Thủy, Tân An. Với mỗi nơi, Ngài đều tiến hành truyền giáo pháp Thiên Thai và pháp môn niệm Phật.

Tìm hiểu nét cơ bản về tiểu sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông (7)

Diên Thọ Đại sư

Đại sư Diên Thọ (904-975), tự Xung Huyền đã tụng kinh Pháp Hoa lúc thiếu thời. Sau đó, Ngài xuất gia với Thiền sư Thúy Nham, tham học với Thiều Quốc sư ở Thiên Thai. 

Vào năm Kiến Long thứ 2, Ngài trụ trì ở chùa Vĩnh Minh mỗi ngày đêm đều tụng một bộ kinh Pháp Hoa và niệm 10.000 câu Phật hiệu. Diên Thọ Đại sư được mọi người tôn thờ là Phật A Di Đà ứng hóa.

Tìm hiểu nét cơ bản về tiểu sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông (8)

Tỉnh Thường Đại sư

Tỉnh Thường Đại Sư (959-1020), tự Thứu Vi, người đời Tống là một trong 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông nổi tiếng thời bấy giờ. Ngài xuất gia lúc 7 tuổi, sau này trụ trì chùa Chiêu Khánh, thành lập Liên xã. Liên xã được đổi tên thành Tịnh Hạnh xã do việc trích máu chép phẩm Tịnh Hạnh của kinh Hoa Nghiêm.

Tìm hiểu nét cơ bản về tiểu sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông (9)

Hành Sách Đại sư

Đại sư Hành Sách (1628-1682) là người đời nhà Thanh, tự là Triệt Lưu, con của bậc Lão Nho ở Nghi Hưng. Năm 23 tuổi, Đại Sư xuất gia ở chùa Lý An với Hòa thượng Nhược Am. 

Ngài thực hiện tu hành tinh tấn, trải qua năm độ nắng mưa mà Ngài đã ngộ ra pháp tính. Sau đó Ngài trụ trì chùa Báo Ân khi Hòa thượng Nhược Am thị tịch. Thời gian này, Đại sư cùng Tiều Thạch pháp sư đồng nhập thất tu môn Pháp hoa Tam muội.

Tìm hiểu nét cơ bản về tiểu sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông (10)

Vào niên hiệu Khang Hy thứ hai, Hành Sách Đại Sư tiến hành cất am ở núi Pháp Hoa để chuyên tu Tịnh độ. Sau này, Đại sư trụ trì chùa Phổ Nhân ở Ngư Sơn và thành lập Liên xã được 13 năm. Vào niên hiệu Khang Hy thứ 21, Đại Sư đã thóa hóa, thọ 55 tuổi. 

Thật Hiền Đại sư

Thật Hiền Đại Sư (1686-1734), hiệu Tĩnh Am, tự Tư Tề, người đời Thanh ở Thường Thục. Ngài không ăn thịt cá từ thuở bé, sau khi xuất gia Ngài nhập thất 3 năm ở chùa Chân Tịch. Trong thời gian này Đại Sư ngày đọc kinh, đêm đến sẽ chuyên trì danh hiệu Phật.

Ngài về trụ trì chùa Tiên Lâm ở Hàng Châu. Năm Ung Chính thứ 7, đại sư lập Liễn Xã, soạn văn “Khuyên phát lòng Bồ đề” khuyến khích mọi người trọn đời tinh tấn tu tịnh nghiệp. Vào Niên Hiệu Ung Chánh thứ 2, ngày 12 tháng 4, Ngài làm kệ giã từ đại chúng. Qua hôm sau, Đại Sư chắp tay thị tịch, thọ 49 tuổi.

Tìm hiểu nét cơ bản về tiểu sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông (11)

Ấn Quang Đại sư

Không thể không nhắc đến Ấn Quang Đại Sư (1862-1940) là một trong 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông hiệu Thường Tàm. Ngài học Nho từ nhỏ và 21 tuổi đã xuất gia tại chùa Liên Hoa Động với Hòa thượng Đạo Thuần.

Đại Sư quy hướng Tịnh độ, khuyên người niệm Phật. Trên con đường tu học của Ngài đã trải qua nhiều ngôi chùa như chùa Từ Phước, Long Tuyền, Viên Quảng, chùa Pháp Võ ở Phổ Đà Sơn. Với sự tu học của mình, Ngài khuyến hóa đồ chúng tin chắc nhân quả, tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tây phương.

Cuối cùng, Đại sư thành lập Tịnh Độ đạo tràng tại chùa Linh Nham để truyền pháp môn niệm Phật. Năm 1940, Đại Sư Ấn Quang ngồi thị tịch tại đạo tràng Linh Nham, hưởng thị 80 tuổi.

Tìm hiểu nét cơ bản về tiểu sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông (12)

Tế Tỉnh Đại sư

Tế Tỉnh Đại Sư (1741-1810), hiệu Nạp Đường, người đời Thanh đã thông thuộc kinh sử từ bé. Sau khi xuất gia, Ngài tham học với Tụy Như Thuần thiền sư ở Quảng Thông và được truyền tâm ấn.

Tìm hiểu nét cơ bản về tiểu sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông (13)

Ngài đã trụ trì chùa Giác Sanh, chùa Tư Phước ở Hồng Loa Sơn với đông đảo tăng chúng nương nhờ. Hàng ngày, Ngài chuyên tâm lễ sám, niệm Phật, chuyên tu tịnh nghiệp. Đại sư hoằng hóa không mệt mỏi và dùng Tịnh độ làm chỗ quy thú. 

Bài viết giới thiệu đến bạn đọc về 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông của môn phái Tịnh Độ Tông một cách cơ bản nhất. Hy vọng bạn đã có cái nhìn sơ lược về tiểu sử của các vị Tổ Tịnh Độ Tông này. 

19 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

GS. TSKH NGND Vũ Minh Giang: Thấm nhuần lý tưởng Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Nhân vật 05/09/2024 13:44:16

Đại uý Thái Ngô Hiếu: Vượt qua mọi nỗi sợ, sẵn sàng lao vào nguy hiểm cứu người

Nhân vật 05/09/2024 13:38:21

GS. TS Khoa học Vũ Minh Giang: Phật giáo giúp tôi sống thanh thản

Nhân vật 29/08/2024 13:57:55

Trung tá Nguyễn Chí Thành: Lấy nỗi ám ảnh trong cuộc đời làm động lực cứu người

Phật pháp ứng dụng 24/08/2024 09:56:50

Trung tá Nguyễn Chí Thành: Lấy nỗi ám ảnh trong cuộc đời làm động lực cứu người

Phật pháp ứng dụng 24-08-2024 09:56:50

Từ một cậu bé chứng kiến bao nhiêu hoàn cảnh đuối nước thương tâm diễn ra ngay trong cuộc sống và ngay trong chính gia đình người thân của mình nên anh đã thôi thúc trong lòng được theo nghề cứu hộ, cứu nạn giúp đỡ những người gặp nạn về với gia đình và vượt qua nguy hiểm.
5431 lượt xem 0 Bình luận

Trung tá Nguyễn Chí Thành: Khi lao vào lửa thì không còn thời gian để sợ

Nhân vật 20/08/2024 15:56:48