3 vị Tổ Thiền Tông Việt Nam là ai?

29/03/2024 11:37:48 375 lượt xem

Thiền Tông Việt Nam góp phần quan trọng trong sự phát triển Phật giáo từ xưa đến nay. Trong đó, 3 vị Tổ Thiền Tông Việt Nam là những người đặc biệt quan trọng mang đến cho lịch sử Thiền tông Việt Nam nét đặc sắc riêng. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm về các vị Tổ Thiền Tông này qua nội dung bài viết dưới đây.

Tổng quan về 3 vị Tổ Thiền Tông Việt Nam

Từ xa xưa thì Phật giáo đã truyền vào Việt Nam và đặc biệt là trong thời kỳ Bắc thuộc. Lúc này, Thiền tông Ấn Độ cũng du nhập vào nước ta thông qua thiền sư Mâu Tử, Khương Tăng Hội. 

Thiền phái này gây ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều tầng lớp tại Việt Nam với tư tưởng là chú trọng tu tập Kinh điển Đại Thừa, Lục Độ Ba La Mật, Trí tuệ Bát Nhã. Trong đó, 3 vị Tổ Thiền Tông Việt Nam quan trọng nhất là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về 3 vị Tổ Thiền Tông này qua nội dung dưới đây.

3 vị tổ thiền tông việt nam

3 vị Tổ Thiền Tông Việt Nam – Trần Nhân Tông 

Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông sinh ngày 07/12/1258 sở hữu thân hình có màu vàng nên có biệt hiệu là Phật kim. Năm 1299, Ngài bỏ ngai vàng, xuất gia và tu hành tại núi Yên Tử. Ngài chuyên cần tu tập 12 pháp hạnh với danh hiệu là Hương Vân Đại Đầu đà. 

Sau đó, Ngài thực hiện xây chùa, cất tịnh xá nên học chúng ở khắp nơi đến tu học rất đông đúc. Tiếp theo Ngài lại đến chùa Phổ Minh ở Phủ Thiên Trường giảng dạy và đến trại Bố Chính lập am Tri Kiến giáo hóa chúng sinh. Sau khi giác ngộ tại núi Yên Tử thì Ngài hạ sơn và hoằng dương Phật Pháp làm lợi lạc chúng sinh. Ngài đã sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm mang tinh thần dân tộc sâu sắc được kế thừa hiện nay.

3 vị tổ thiền tông việt nam (2)

Thiền phái Trúc Lâm tu tập và đưa Phật Pháp vào cuộc sống, đây là giá trị đích thực của Phật Pháp với đời sống nhân sinh. Ngài theo dấu chân của Tổ Sư Ca Diếp tích cực tiếp Tăng độ chúng và trở thành một trong 3 vị Tổ Thiền Tông Việt Nam. Trong cuộc đời của mình, Ngài đã đào tạo ra nhiều Thiền sư tài giỏi như Nhị tổ Pháp Loa và Tam tổ Huyền Quang. 

Với những đóng góp to lớn mà Ngài được người đời kính trọng và suy tôn là Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Khi Ngài viên tịch thì xá lợi của Ngài được chia làm 2 phần, 1 phần xây tháp thờ ở Lăng Quý Đức phủ Long Hưng, Thái Bình và 1 phần xây tháp thờ tại chùa Vân Yên Yên Tử, Quảng Ninh.

Tổ Thiền Tông Pháp Loa 

Phật giáo giữ vai trò quan trọng và được coi là Quốc giáo, gắn bó với quá trình xây dựng quốc gia. Trong đó dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử có một vị trí đặc biệt và đệ nhị tổ Pháp Loa chính là một trong 3 vị Tổ Thiền Tông Việt Nam được lưu truyền. 

Ngài Pháp Loa đã đóng góp công sức của mình để phát triển Phật giáo bằng cách san khắc bộ Ðại Tạng kinh 5.000 quyển, xây dựng các chùa Báo Ân, Quỳnh Lâm, Thanh Mai… Hơn nữa, Ngài trực tiếp giảng dạy giáo lý cho hàng nghìn người khác nhau. Ngài để lại những lời khuyên con người đi theo con đường tu thiền chân chính như học giới luật, trí tuệ,… 

3 vị tổ thiền tông việt nam (3)

Thiền sư Pháp Loa được đánh giá là vị Thiền sư tiêu biểu chinh phục sự tín nhiệm của hàng vương tôn, quý tộc. Ngài cùng với đức Trần Nhân Tông thiết kế nên Giáo hội Trúc Lâm mang đậm dấu ấn khai sáng gắn bó dân tộc Việt Nam.

Ngoài ra, Thiền sư Pháp Loa cũng là 3 vị Tổ Thiền Tông Việt Nam đề xuất, kết tập in ấn bộ Đại Tạng kinh Việt Nam. Ngài hoàn thành nhiệm vụ thống nhất Phật giáo thành lập tổ chức Giáo hội Phật giáo đầu tiên. Hơn nữa, Ngài là người khởi xướng thiết lập sổ bộ tăng, ni, tự viện để quản lý khoa học hơn. Thiền sư Pháp Loa nói riêng và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã mang đến những đóng góp lớn để Phật giáo hòa nhập vào đời sống tinh thần tộc Việt Nam.

Vị Tổ Thiền Tông Huyền Quang

Năm 1308 khi Trúc Lâm Điều Ngự Trần Nhân Tông nhập niết bàn thì đến năm 1309 Huyền Quang theo học thiền sư Pháp Loa và được Điều Ngự phó thác là Tổ thứ 2 trong 3 vị Tổ Thiền Tông Việt Nam.

Thiền sư Huyền Quang học nhiều, tinh thông Phật pháp nên có rất nhiều tăng ni theo học đạo. Trúc Lâm đệ Tam tổ thiền sư Huyền Quang nguyện cống hiến hết tài năng và trí tuệ cho đời, cho đạo.

3 vị tổ thiền tông việt nam (4)

Ngài đã biên soạn kinh sách, xây dựng đạo tràng, đăng đàn thuyết pháp, xây chùa chiền… Những việc làm này đã giúp cho dòng chảy Phật pháp Trúc Lâm lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhắc lại nghi án giới Phật hay còn gọi là nỗi oan thế kỷ của Thiền Tông Huyền Quang. Ngài đã hứng chịu không ít những công kích, nghi ngờ trong quá trình ông tu học và giúp đỡ Nhị tổ Pháp Loa. Nỗi oan đi vào văn chương thành giai thoại lịch sử khác nhau nhưng đều được sáng tỏ. 

Nhìn chung, Thiền sư Huyền Quang có những đóng góp to lớn đối với hoằng dương Phật pháp. Ngài đã thấu triệt mọi vấn đề về thị phi thế gian, bon chen ở đời chỉ là ảo tưởng, vô thường. Hiểu rõ quy luật nhân quả, lẽ vô thường sẽ giúp cho chúng ta chọn được con đường chính đạo đúng đắn.

Trên đây là những thông tin về 3 vị Tổ Thiền Tông Việt Nam nổi tiếng trong Phật Giáo. Hiểu rõ những cống hiến vĩ đại của 3 Ngài cho nền Phật giáo Việt Nam để chúng ta thêm vững tin vào con đường tu tập, theo chính đạo đã chọn.

23 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Câu chuyện của Lê Thị Hà: Từ nỗi đau đến nghị lực phi thường

Nhân vật 21/11/2024 11:20:57

Có duyên với Phật pháp, tháo gỡ mọi khó khăn trong cuộc sống nhờ bài giảng của Thiền sư Minh Niệm

Nhân vật 14/11/2024 10:11:47

Niệm Phật giữ bình tâm đưa người bệnh len qua vách núi hiểm trở

Nhân vật 14/11/2024 09:56:35

Cô gái thủy tinh “không dễ vỡ” thành lập doanh nghiệp tạo việc làm cho người khuyết tật

Nhân vật 14/11/2024 08:53:49

CEO 9X “Xương thủy tinh” thành lập doanh nghiệp hỗ trợ người khuyết tật

Nhân vật 08/11/2024 10:14:36