PV: Chào Lan Anh, được biết ngoài là một nữ Đảng viên trẻ tuổi của thủ đô, thời gian gần đây bạn thường xuyên xuất hiện với vai trò người dẫn chương trình các sự kiện Phật giáo. Lan Anh có thể chia sẻ cơ duyên nào đưa bạn đến với vai trò hoàn toàn mới này không?
Ngoài việc vận dụng lý trí, áp dụng kỹ năng, kiến thức để hoàn thành tốt công việc trong đời sống với trò là một sinh viên, một tân Đảng viên, cũng có những khoảng thời gian tôi cảm thấy thật khó khăn để bản thân vui vẻ thực sự. Khi đó, tôi tự tìm đến Phật pháp với mong muốn giúp chính mình vượt qua những cảm xúc tiêu cực đó. Tôi đi chùa nhiều hơn và hữu duyên được gặp gỡ nhiều quý thầy hơn.
Trong một lần đi chùa, tình cờ quý thầy biết tôi là một MC truyền hình ở lĩnh vực giáo dục, văn hóa nên thầy đã gợi ý tôi thử sức dẫn dắt một chương trình Phật giáo. Đó chính là cơ duyên đầu tiên đưa tôi từ một “MC Đời” thành một “MC Đạo”.
Mới đầu, khi nhận được đề xuất đứng trên sân khấu của một chương trình Phật giáo, tôi đã có rất nhiều lo lắng, sợ bản thân làm không tốt. May mắn, nhờ các anh chị thân thiết và quý thầy động viên, tin tưởng, tôi đã lấy hết can đảm để thể hiện thật tốt trên sân khấu đầu tiên ấy.
PV: Là một người dẫn chương trình đã khó và để trở thành MC dẫn chương trình trình về Phật giáo lại càng khó hơn, bởi đòi hỏi ở MC ngoài kỹ năng hoạt ngôn còn yêu cầu phải am hiểu kiến thức Phật pháp. Vậy Lan Anh đã làm thế nào để hoàn thành tốt vai trò mới này?
Đúng như bạn nói, khi trở thành MC Phật giáo, bước sang một lĩnh vực chuyên mang tính chất chuyên môn sâu hơn, nhất là ngôn ngữ trong Phật giáo, từ cách xưng hô đến những ngôn ngữ riêng biệt hay đến những điều cơ bản hơn là trang phục, make-up cũng cần phải thay đổi. Có rất nhiều quy tắc tôi cần phải học.
Cũng bởi những quy tắc ấy mà tôi nhớ mãi lần đầu tiên khi thử sức với vai trò này tôi đã thức đến 3 giờ sáng chuẩn bị kịch bản, chỉ ngủ 2 tiếng trước ngày dẫn đầu tiên. Thế nhưng, dù chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng tôi vẫn bị mắc phải lỗi cơ bản nhất chính là cách xưng hô “em” với quý thầy. Biệt danh “MC em” mà mọi người gọi tôi cũng có từ lần đó.
Chưa hết, bạn có tưởng tượng được không? Khi lần đầu dẫn chương trình Phật giáo, tôi chỉ nhận được chủ đề của talkshow và tên của hai nhân vật trước đó chỉ một ngày. Tôi phải tự dựng kịch bản trong đêm và đến trò chuyện với nhân vật 30 phút trước khi chương trình diễn ra.
Nhưng bằng niềm tin mình nhất định sẽ làm tốt, tôi đã hoàn thành phần dẫn và nhận được lời khen từ quý thầy. Đó thực sự là một niềm hạnh phúc. Cũng chính khoảnh khắc ấy, tôi có được sự tự tin rằng mình có thể làm được! Những lần tôi đi dẫn sau đó, khi kết thúc chương trình, các quý thầy tới dự trực tiếp ngỏ ý muốn tôi qua dẫn sự kiện tại chùa thầy. Với tôi, đó là sự ghi nhận và là chất liệu để tiếp nối hành trình của tôi trên bước đường phụng sự Phật pháp.
PV: Trong chia sẻ của Lan Anh, bạn từng gặp những biến cố không như bản thân mong muốn và nhờ biết tới Phật pháp mà tâm hồn bạn được chữa lành. Lan Anh có thể chia sẻ thêm với khán giả về giai đoạn này?
Một năm trước, khoảng thời gian tôi bắt đầu bước những bước chân đầu tiên qua lĩnh vực Phật giáo cũng là thời điểm dịch Covid-19 vừa kết thúc. Đó cũng là khi chúng ta bước ra đời sống sau những ngày tháng đầy rệu rã, trì trệ, mất phương hướng bởi giãn cách xã hội quá lâu.
Tôi đã có một mối quan hệ đặc biệt nhưng Covid-19 tới làm chúng tôi xa nhau hơn. Bỗng một ngày bạn ấy biến mất không lời giải thích. Tôi nghĩ bạn ấy là người chữa lành những vết thương trong quá khứ của tôi, là người kéo tôi ra khỏi những buồn đau ấy, là người khiến tôi tin rằng tôi xứng đáng được yêu thương, chăm sóc tỉ mỉ đến thế nào. Nhưng bạn ấy đã khiến tôi một lần nữa sụp đổ, mất phương hướng và không còn tin vào tình yêu nữa. Thật tồi tệ vì tôi đã nghĩ “mình chẳng xứng đáng được yêu thương”. Mỗi ngày, tôi đều tự trách bản thân tôi đã làm sai những gì. Cứ thế mỗi ngày, mỗi ngày…
May mắn thay, nhân duyên với nghề MC Phật giáo đã thúc đẩy tôi phải học tập và tìm tòi nghiêm túc về những giáo lý của Phật pháp. Tôi cũng có nhiều nhân duyên được tham gia nhiều hơn những chương trình Phật giáo, buổi giảng pháp hay được lắng nghe những lời khuyên, chia sẻ từ các quý thầy. Từ đó, tôi phần nào vơi đi những nỗi niềm buồn khổ chất chứa trong lòng. Đặc biệt nhất là ngày tôi biết đến thiền sư Minh Niệm.
Từ những nhân duyên ấy mà tôi hiểu được trước đây tôi đã sai lầm như thế nào. Sai lầm lớn nhất của tôi là đi tìm hạnh phúc, đi tìm sự chữa lành ở nơi người khác chứ không phải ở chính tôi. Sẽ chẳng có gì to tát cả nếu tôi biết tự yêu lấy chính tôi và mỗi người đi qua trong đời chính là những bài học để tôi biết cách yêu người và yêu tôi.
Sau những ngày tháng ấy, tôi đã có thể gặp lại những người từng đi qua đời tôi mà ngồi xuống trò chuyện, chia sẻ với nhau. Tôi không còn cảm giác đau buồn nữa. Mọi thứ nhẹ nhàng hơn thật nhiều khi ta biết buông bỏ những điều trong quá khứ. “Tha thứ cho người là buông tha cho chính mình” – tôi thích câu nói ấy. Và tôi thấy được an yên trong giờ phút hiện tại.
PV: Tôi đang có một thắc mắc rằng, tại sao với một người còn khá trẻ tuổi như bạn có thể tìm nhiều cách để chữa lành những vết thương trong lòng, tại sao bạn lại chọn tìm đến Phật pháp để chữa lành những vết thương ấy?
Bạn biết đấy, nếu chỉ là một cú trượt chân trầy xước nhẹ, có lẽ cơ thể tôi sẽ tự chữa lành một cách bản năng thôi. Nhưng nếu vết thương ấy quá lớn, thậm chí bạn còn chẳng biết nó nằm ở đâu thì bạn cần phải có người trí tuệ dẫn đường chỉ lối, để biết bản thân cần phải tìm thấy nó như thế nào, chữa lành nó ra làm sao.
Trước khi biết đến Phật pháp có thể chữa lành vết thương, tôi cũng đã đi tìm rất nhiều những cuốn sách self-help. Nhưng những điều đó dường như không quá hiệu quả với tôi. Cho đến khi nhân duyên hội đủ, hay các bạn trẻ hay nói với nhau về “lực hút của vũ trụ”. Có lẽ khi ấy tôi đã quá tha thiết và cần một lối thoát, nên cánh cửa về những buổi giảng pháp mở ra với tôi. Tôi đã chăm chú lắng nghe và cứ thế mỗi ngày hiểu thêm được một chút. Tôi tiếp tục nghe pháp cho đến khi hiểu rõ tâm tôi mà sửa đổi, mà vỗ về, mà thương yêu.
PV: Từ khi biết đến Phật pháp, Lan Anh cảm thấy cuộc sống của bạn thay đổi như thế nào?
Phật Pháp đã giúp tôi bước ra khỏi sự u tối trong tâm thức. Dần dần thành nếp sống, cứ mỗi ngày nếu không trực tiếp đi làm sự kiện Phật giáo để được nghe giảng pháp thì tôi sẽ mở những bài giảng của quý thầy để nghe. Trong đó có một câu của thiền sư Minh Niệm mà tôi rất tâm đắc, rằng: “Khi tôi rộng lớn, khả năng chấp nhận người khác cũng lớn theo”.
Từ ấy, tôi bắt đầu với việc nhìn thẳng vào bản thân, khuyết điểm, yếu kém, phiền não, khổ đau trong tôi, rồi thực hành không chê trách, lên án hay buộc tội nữa, mà thay vào đó là sự chấp nhận. Nhờ vậy tôi cũng chấp nhận được những điều chưa hoàn hảo của người khác. Hiện tại, tôi vẫn đang trong quá trình thực tập điều đó và thấy cuộc sống trở nên đơn giản hơn, mọi chuyện nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
PV: Là một Phật tử trẻ đã biết đến Phật pháp từ sớm đồng thời là sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội – ngôi trường đào tạo hàng đầu về văn hóa, vậy quan điểm của Lan Anh ra sao về văn hóa Phật giáo trong giới trẻ hiện nay?
Với góc nhìn của một sinh viên tại ngôi trường Đại học đào tạo hàng đầu về văn hóa, được tìm hiểu rất nhiều kiến thức liên quan đến văn hóa, khi nghĩ đến văn hóa Phật giáo của giới trẻ hiện nay, tôi nghĩ ngay đến những nếp sống tốt đẹp, thiện lành của các bạn.
Tôi gặp gỡ rất nhiều bạn trẻ, có bạn ít tuổi, bằng tuổi hay hơn tuổi tôi rất nhiều. Khi được ngồi chia sẻ về Phật pháp, có một điểm chung tôi nhận thấy là mọi người đều có thái độ rất tốt khi biết đến giáo lý nhà Phật theo phương pháp tu bằng trí tuệ.
Tức là, không giống như mọi người thường nghĩ trước đây: đến chùa chỉ để tụng kinh, niệm Phật xong rồi thôi. Trên thực tế hiện nay, các bạn trẻ đến chùa còn tu tập qua những bài giảng pháp, những cuốn sách hay viết về đạo Phật như: Hiểu về trái tim, Ngọc sáng trong hoa sen, Giận, Không sinh không diệt đừng sợ hãi,… Những cuốn sách giúp các bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn rằng việc “tu” là sửa và “sửa” ở đây chính là tăng trưởng trí tuệ, sửa đổi bản thân trở nên tốt hơn. Từ đó tạo ra những suy nghĩ đúng đắn, những hành động tích cực trong đời sống.
Có thể kể đến hoạt động tích cực và diễn ra thường xuyên của các bạn Phật tử trẻ như hoạt động thiện nguyện giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn, hoạt động phóng sinh để nuôi dưỡng lòng từ bi, hay quán ăn chay có rất nhiều hình bóng của người trẻ,… Tôi thấy thật hạnh phúc khi nhìn thấy những hình ảnh ấy, hay cảm nhận được tình yêu thương, sự hoan hỷ giúp đỡ, chia sẻ của mọi người khi gặp gỡ.
Với những trải nghiệm và quan sát qua góc nhìn của chính mình, tôi thấy những nếp sống ấy đã dần hình thành nên một văn hóa ứng xử thiện lành của người trẻ ngày nay.
PV: Được biết trong khoảng thời gian mừng Đại lễ Phật đản năm 2023 vừa qua cũng là quãng thời gian mà Lan Anh đang chuẩn bị cho việc tốt nghiệp, vừa tham gia dẫn dắt các chương trình về Phật giáo, đặc biệt là sự kiện Phật đản. Vậy Lan Anh sắp xếp thời gian để cân bằng giữa việc học và công việc MC?
Thật may mắn, việc làm MC dẫn chương trình Phật giáo đã hỗ trợ cho năm cuối của tôi rất nhiều. Tôi vừa hoàn thành xong đợt thực tập cuối cùng và đang trong quá trình hoàn thành hồ sơ tốt nghiệp. Thời gian này đúng vào mùa Phật đản, tôi được thỏa sức cống hiến, tham gia những hoạt động mừng Phật đản. Tôi cảm thấy đây là một điều rất may mắn vì không quá bận tâm đến việc sắp xếp và cân bằng giữa công việc và học tập nữa tôi bởi đã hoàn thiện xong tất cả mọi thứ.
PV: Lan Anh có thể chia sẻ dự định tương lai của mình trong vai trò MC dẫn các chương trình Phật giáo?
Tôi vẫn nhớ và sẽ nhớ bước chân đầu tiên trên con đường phụng sự với vai trò MC dẫn chương trình Phật giáo với nhiều bỡ ngỡ. Tôi cũng biết con đường phía trước còn dài và có rất nhiều thử thách. Nhưng tôi đã cảm nhận được những giá trị vô cùng lớn, những nhân duyên tốt đẹp, nguồn năng lượng an lành qua công việc MC Phật giáo. Đó chính là “điểm sáng” để bản thân nhìn vào và vững bước.
Kế hoạch, dự tính đầu tiên của tôi sẽ là giữ cho mình được tâm thế đầy nhiệt huyết như hiện tại, trau dồi những kỹ năng, kiến thức. Ngày nào còn có thể làm việc, tôi sẽ thực hiện bằng tất cả sự nỗ lực và hết lòng.
Tôi xin được dẫn một câu trong cuốn Ngọc sáng trong hoa sen như để nhắc nhở chính mình: “Dù đường vạn dặm cũng bắt đầu bằng một bước chân, dù biển khổ mịt mù nhưng một điểm sáng trong tâm cũng đủ giúp chúng ta nhận thức rằng sau đám mây mù kia vẫn có một chân trời xán lạn.”
PV: Từ những trải nghiệm sau khi biết đến Phật pháp tác động đến cuộc sống đạt được nhiều kết quả tốt. Vậy, Lan Anh có lời khuyên gì đến các bạn trẻ hiện nay còn đang chưa hiểu trọn vẹn về giá trị cuộc sống?
Đối với những bạn trẻ ngày ngày nay Tôi thấy có rất nhiều các bạn trẻ đang rơi vào trạng thái trầm cảm, stress bởi rất những vấn đề trong đời sống. Có một lần khi nghe podcast, một bạn trẻ có câu hỏi thế này: “Ai sẽ ở lại cùng những đứa trẻ trong đại dương đen?”
Tôi cứ suy nghĩ mãi về câu hỏi ấy dù có nghe hết cả nội dung nhưng vẫn không thể tìm được câu trả lời. Cho đến khi tôi được tiếp xúc với Phật pháp. Thiền sư Minh Niệm có nói: “Liều thuốc để có thể chữa lành tâm hồn nằm trong chính bản thân”. Đúng vậy, chính bạn sẽ phải ở lại cùng với bạn và bạn không được bỏ rơi bản thân. Ở đại dương đen tăm tối đó, bạn phải là người tự vực dậy chính mình.
Tôi mong các bạn trẻ sẽ luôn ở lại với chính mình, luôn yêu thương bản thân trước tiên và rồi khi đủ đầy yêu thương, bạn sẽ có yêu thương để lan tỏa, để gửi trao tới những người xung quanh.
PV: Cảm ơn Lan Anh về buổi trò chuyện chân thành, thú vị!
PV: Chào Lan Anh, được biết ngoài là một nữ Đảng viên trẻ tuổi của thủ đô, thời gian gần đây bạn thường xuyên xuất hiện với vai trò người dẫn chương trình các sự kiện Phật giáo. Lan Anh có thể chia sẻ cơ duyên nào đưa bạn đến với vai trò hoàn toàn mới này không?
Ngoài việc vận dụng lý trí, áp dụng kỹ năng, kiến thức để hoàn thành tốt công việc trong đời sống với vai trò là một sinh viên, một tân Đảng viên, cũng có những khoảng thời gian tôi cảm thấy thật khó khăn để bản thân vui vẻ thực sự. Khi đó, tôi tự tìm đến Phật pháp với mong muốn giúp chính mình vượt qua những cảm xúc tiêu cực đó. Tôi đi chùa nhiều hơn và hữu duyên được gặp gỡ nhiều quý thầy hơn.
Trong một lần đi chùa, tình cờ quý thầy biết tôi là một MC truyền hình ở lĩnh vực giáo dục, văn hóa nên thầy đã gợi ý tôi thử sức dẫn dắt một chương trình Phật giáo. Đó chính là cơ duyên đầu tiên đưa tôi từ một “MC Đời” thành một “MC Đạo”.
Mới đầu, khi nhận được đề xuất đứng trên sân khấu của một chương trình Phật giáo, tôi đã có rất nhiều lo lắng, sợ bản thân làm không tốt. May mắn, nhờ các anh chị thân thiết và quý thầy động viên, tin tưởng, tôi đã lấy hết can đảm để thể hiện thật tốt trên sân khấu đầu tiên ấy.
PV: Là một người dẫn chương trình đã khó và để trở thành MC dẫn chương trình trình về Phật giáo lại càng khó hơn, bởi đòi hỏi ở MC ngoài kỹ năng hoạt ngôn còn yêu cầu phải am hiểu kiến thức Phật pháp. Vậy Lan Anh đã làm thế nào để hoàn thành tốt vai trò mới này?
Đúng như bạn nói, khi trở thành MC Phật giáo, bước sang một lĩnh vực chuyên mang tính chất chuyên môn sâu hơn, nhất là ngôn ngữ trong Phật giáo, từ cách xưng hô đến những ngôn riêng biệt hay đến những điều cơ bản hơn là trang phục, make-up cũng cần phải thay đổi. Có rất nhiều quy tắc tôi cần phải học.
Cũng bởi những quy tắc ấy mà tôi nhớ mãi lần đầu tiên khi thử sức với vai trò này tôi đã thức đến 3 giờ sáng chuẩn bị kịch bản, chỉ ngủ 2 tiếng trước ngày dẫn đầu tiên. Thế nhưng, dù chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng tôi vẫn bị mắc phải lỗi cơ bản nhất chính là cách xưng hô “em” với quý thầy. Biệt danh “MC em” mà mọi người gọi tôi cũng có từ lần đó.
Chưa hết, bạn có tưởng tượng được không? Khi lần đầu dẫn chương trình Phật giáo, tôi chỉ nhận được chủ đề của talkshow và tên của hai nhân vật trước đó chỉ một ngày. Tôi phải tự dựng kịch bản trong đêm và đến trò chuyện với nhân vật 30 phút trước khi chương trình diễn ra.
Nhưng bằng niềm tin mình nhất định sẽ làm tốt, tôi đã hoàn thành phần dẫn và nhận được lời khen từ quý thầy. Đó thực sự là một niềm hạnh phúc. Cũng chính khoảnh khắc ấy, tôi có được sự tự tin rằng mình có thể làm được! Những lần tôi đi dẫn sau đó, khi kết thúc chương trình, các quý thầy tới dự trực tiếp ngỏ ý muốn tôi qua dẫn sự kiện tại chùa thầy. Với tôi, đó là sự ghi nhận và là chất liệu để tiếp nối hành trình của tôi trên bước đường phụng sự Phật pháp.
PV: Trong chia sẻ của Lan Anh, bạn từng gặp những biến cố không như bản thân mong muốn và nhờ biết tới Phật pháp mà tâm hồn bạn được chữa lành. Lan Anh có thể chia sẻ thêm với khán giả về giai đoạn này?
Một năm trước, khoảng thời gian tôi bắt đầu bước những bước chân đầu tiên qua lĩnh vực Phật giáo cũng là thời điểm dịch Covid-19 vừa kết thúc. Đó cũng là khi chúng ta bước ra đời sống sau những ngày tháng đầy rệu rã, trì trệ, mất phương hướng bởi giãn cách xã hội quá lâu.
Tôi đã có một mối quan hệ đặc biệt nhưng Covid-19 tới làm chúng tôi xa nhau hơn. Bỗng một ngày bạn ấy biến mất không lời giải thích. Tôi nghĩ bạn ấy là người chữa lành những vết thương trong quá khứ của tôi, là người kéo tôi ra khỏi những buồn đau ấy, là người khiến tôi tin rằng tôi xứng đáng được yêu thương, chăm sóc tỉ mỉ đến thế nào. Nhưng bạn ấy đã khiến tôi một lần nữa sụp đổ, mất phương hướng và không còn tin vào tình yêu nữa. Thật tồi tệ vì tôi đã nghĩ “mình chẳng xứng đáng được yêu thương”. Mỗi ngày, tôi đều tự trách bản thân tôi đã làm sai những gì. Cứ thế mỗi ngày, mỗi ngày…
May mắn thay, nhân duyên với nghề MC Phật giáo đã thúc đẩy tôi phải học tập và tìm tòi nghiêm túc về những giáo lý của Phật pháp. Tôi cũng có nhiều nhân duyên được tham gia nhiều hơn những chương trình Phật giáo, buổi giảng pháp hay được lắng nghe những lời khuyên, chia sẻ từ các quý thầy. Từ đó, tôi phần nào vơi đi những nỗi niềm buồn khổ chất chứa trong lòng. Đặc biệt nhất là ngày tôi biết đến thiền sư Minh Niệm.
Từ những nhân duyên ấy mà tôi hiểu được trước đây tôi đã sai lầm như thế nào. Sai lầm lớn nhất của tôi là đi tìm hạnh phúc, đi tìm sự chữa lành ở nơi người khác chứ không phải ở chính tôi. Sẽ chẳng có gì to tát cả nếu tôi biết tự yêu lấy chính tôi và mỗi người đi qua trong đời chính là những bài học để tôi biết cách yêu người và yêu tôi.
Sau những ngày tháng ấy, tôi đã có thể gặp lại những người từng đi qua đời tôi mà ngồi xuống trò chuyện, chia sẻ với nhau. Tôi không còn cảm giác đau buồn nữa. Mọi thứ nhẹ nhàng hơn thật nhiều khi ta biết buông bỏ những điều trong quá khứ. “Tha thứ cho người là buông tha cho chính mình” – tôi thích câu nói ấy. Và tôi thấy được an yên trong giờ phút hiện tại.
PV: Tôi đang có một thắc mắc rằng, tại sao với một người còn khá trẻ tuổi như bạn có thể tìm nhiều cách để chữa lành những vết thương trong lòng, tại sao bạn lại chọn tìm đến Phật pháp để chữa lành những vết thương ấy?
Bạn biết đấy, nếu chỉ là một cú trượt chân trầy xước nhẹ, có lẽ cơ thể tôi sẽ tự chữa lành một cách bản năng thôi. Nhưng nếu vết thương ấy quá lớn, thậm chí bạn còn chẳng biết nó nằm ở đâu thì bạn cần phải có người trí tuệ dẫn đường chỉ lối, để biết bản thân cần phải tìm thấy nó như thế nào, chữa lành nó ra làm sao.
Trước khi biết đến Phật pháp có thể chữa lành vết thương, tôi cũng đã đi tìm rất nhiều những cuốn sách self-help. Nhưng những điều đó dường như không quá hiệu quả với tôi. Cho đến khi nhân duyên hội đủ, hay các bạn trẻ hay nói với nhau về “lực hút của vũ trụ”. Có lẽ khi ấy tôi đã quá tha thiết và cần một lối thoát, nên cánh cửa về những buổi giảng pháp mở ra với tôi. Tôi đã chăm chú lắng nghe và cứ thế mỗi ngày hiểu thêm được một chút. Tôi tiếp tục nghe pháp cho đến khi hiểu rõ tâm tôi mà sửa đổi, mà vỗ về, mà thương yêu.
PV: Từ khi biết đến Phật pháp, Lan Anh cảm thấy cuộc sống của bạn thay đổi như thế nào?
Phật Pháp đã giúp tôi bước ra khỏi sự u tối trong tâm thức. Dần dần thành nếp sống, cứ mỗi ngày nếu không trực tiếp đi làm sự kiện Phật giáo để được nghe giảng pháp thì tôi sẽ mở những bài giảng của quý thầy để nghe. Trong đó có một câu của thiền sư Minh Niệm mà tôi rất tâm đắc, rằng: “Khi tôi rộng lớn, khả năng chấp nhận người khác cũng lớn theo”.
Từ ấy, tôi bắt đầu với việc nhìn thẳng vào bản thân, khuyết điểm, yếu kém, phiền não, khổ đau trong tôi, rồi thực hành không chê trách, lên án hay buộc tội nữa, mà thay vào đó là sự chấp nhận. Nhờ vậy tôi cũng chấp nhận được những điều chưa hoàn hảo của người khác. Hiện tại, tôi vẫn đang trong quá trình thực tập điều đó và thấy cuộc sống trở nên đơn giản hơn, mọi chuyện nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
PV: Là một Phật tử trẻ đã biết đến Phật pháp từ sớm đồng thời là sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội – ngôi trường đào tạo hàng đầu về văn hóa , vậy quan điểm của Lan Anh ra sao về văn hóa Phật giáo trong giới trẻ hiện nay?
Với góc nhìn của một sinh viên tại ngôi trường Đại học đào tạo hàng đầu về văn hóa, được tìm hiểu rất nhiều kiến thức liên quan đến văn hóa, khi nghĩ đến văn hóa Phật giáo của giới trẻ hiện nay, tôi nghĩ ngay đến những nếp sống tốt đẹp, thiện lành của các bạn.
Tôi gặp gỡ rất nhiều bạn trẻ, có bạn ít tuổi, bằng tuổi hay hơn tuổi tôi rất nhiều. Khi được ngồi chia sẻ về Phật pháp, có một điểm chung tôi nhận thấy là mọi người đều có thái độ rất tốt khi biết đến giáo lý nhà Phật theo phương pháp tu bằng trí tuệ.
Tức là, không giống như mọi người thường nghĩ trước đây: đến chùa chỉ để tụng kinh, niệm Phật xong rồi thôi. Trên thực tế hiện nay, các bạn trẻ đến chùa còn tu tập qua những bài giảng pháp, những cuốn sách hay viết về đạo Phật như: Hiểu về trái tim, Ngọc sáng trong hoa sen, Giận, Không sinh không diệt đừng sợ hãi,… Những cuốn sách giúp các bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn rằng việc “tu” là sửa và “sửa” ở đây chính là tăng trưởng trí tuệ, sửa đổi bản thân trở nên tốt hơn. Từ đó tạo ra những suy nghĩ đúng đắn, những hành động tích cực trong đời sống.
Có thể kể đến hoạt động tích cực và diễn ra thường xuyên của các bạn Phật tử trẻ như hoạt động thiện nguyện giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn, hoạt động phóng sinh để nuôi dưỡng lòng từ bi, hay quán ăn chay có rất nhiều hình bóng của người trẻ,… Tôi thấy thật hạnh phúc khi nhìn thấy những hình ảnh ấy, hay cảm nhận được tình yêu thương, sự hoan hỷ giúp đỡ, chia sẻ của mọi người khi gặp gỡ.
Với những trải nghiệm và quan sát qua góc nhìn của chính mình, tôi thấy những nếp sống ấy đã dần hình thành nên một văn hóa ứng xử thiện lành của người trẻ ngày nay.
PV: Được biết trong khoảng thời gian mừng Đại lễ Phật đản năm 2023 vừa qua cũng là quãng thời gian mà Lan Anh đang chuẩn bị cho việc tốt nghiệp, vừa tham gia dẫn dắt các chương trình về Phật giáo, đặc biệt là sự kiện Phật đản. Vậy Lan Anh sắp xếp thời gian để cân bằng giữa việc học và công việc MC của Tôi?
Thật may mắn, tôi theo học chuyên ngành Báo chí của trường Đại học Văn hóa Hà Nội và việc làm MC dẫn chương trình Phật giáo đã hỗ trợ cho năm cuối của tôi rất nhiều.
Tôi vừa hoàn thành xong đợt thực tập cuối cùng và đang trong quá trình hoàn thành hồ sơ tốt nghiệp. Thời gian này đúng vào mùa Phật đản, tôi được thỏa sức cống hiến, tham gia những hoạt động mừng Phật đản. Tôi cảm thấy đây là một điều rất may mắn vì không quá bận tâm đến việc sắp xếp và cân bằng giữa công việc và học tập của bản thân nữa bởi đã hoàn thiện xong tất cả mọi thứ.
PV: Lan Anh có thể chia sẻ dự định tương lai của mình trong vai trò MC dẫn các chương trình Phật giáo?
Tôi vẫn nhớ và sẽ nhớ bước chân đầu tiên trên con đường phụng sự với vai trò MC dẫn chương trình Phật giáo với nhiều bỡ ngỡ. Tôi cũng biết con đường phía trước còn dài và có rất nhiều thử thách. Nhưng tôi đã cảm nhận được những giá trị vô cùng lớn, những nhân duyên tốt đẹp, nguồn năng lượng an lành qua công việc MC Phật giáo. Đó chính là “điểm sáng” để bản thân nhìn vào và vững bước.
Kế hoạch, dự tính đầu tiên của tôi sẽ là giữ cho mình được tâm thế đầy nhiệt huyết như hiện tại, trau dồi những kỹ năng, kiến thức. Ngày nào còn có thể làm việc, tôi sẽ thực hiện bằng tất cả sự nỗ lực và hết lòng.
Tôi xin được dẫn một câu trong cuốn Ngọc sáng trong hoa sen như để nhắc nhở chính mình: “Dù đường vạn dặm cũng bắt đầu bằng một bước chân, dù biển khổ mịt mù nhưng một điểm sáng trong tâm cũng đủ giúp chúng ta nhận thức rằng sau đám mây mù kia vẫn có một chân trời xán lạn.”
PV: Từ những trải nghiệm sau khi biết đến Phật pháp tác động đến cuộc sống đạt được nhiều kết quả tốt. Vậy, Lan Anh có lời khuyên gì đến các bạn trẻ hiện nay còn đang chưa hiểu trọn vẹn về giá trị cuộc sống?
Đối với những bạn trẻ ngày ngày nay Tôi thấy có rất nhiều các bạn trẻ đang rơi vào trạng thái trầm cảm, stress bởi rất những vấn đề trong đời sống. Có một lần khi nghe podcast, một bạn trẻ có câu hỏi thế này: “Ai sẽ ở lại cùng những đứa trẻ trong đại dương đen?”
Tôi cứ suy nghĩ mãi về câu hỏi ấy dù có nghe hết cả nội dung nhưng vẫn không thể tìm được câu trả lời. Cho đến khi tôi được tiếp xúc với Phật pháp. Thiền sư Minh Niệm có nói: “Liều thuốc để có thể chữa lành tâm hồn nằm trong chính bản thân”. Đúng vậy, chính bạn sẽ phải ở lại cùng với bạn và bạn không được bỏ rơi bản thân. Ở đại dương đen tăm tối đó, bạn phải là người tự vực dậy chính mình.
Tôi mong các bạn trẻ sẽ luôn ở lại với chính mình, luôn yêu thương bản thân trước tiên và rồi khi đủ đầy yêu thương, bạn sẽ có yêu thương để lan tỏa, để gửi trao tới những người xung quanh.
PV: Cảm ơn Lan Anh về buổi trò chuyện chân thành, thú vị!