Chú Chuẩn Đề là gì? Ý nghĩa và nghi thức tụng đúng cách 

20/06/2023 09:16:50 3946 lượt xem

Chú Chuẩn Đề được nhiều người trì tụng để khai mở trí tuệ Bát Nhã, nhận lại nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Việc trì tụng đúng cách sẽ mang đến hạnh phúc, an lành cho chúng sanh. Chú này mang những ý nghĩa và lợi lộc to lớn với nghi thức trì tụng đòi hỏi hành giả cần thật tịnh tâm, kiên trì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách trì chú Chuẩn Đề.

Chú Chuẩn Đề là gì? 

Chú Chuẩn Đề là ” Năng hành, Thành Thực, Thanh Tịnh” với ý nghĩa đem lại lợi ích, giúp chúng sinh diệt trừ khổ đau, đạt được sự an lạc. 

Chú có tên tên đầy đủ “Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề”. Theo Nhị khóa hiệp giải thì “Thất Câu Chi Phật mẫu Chuẩn Đề” mang ý nghĩa là thời quá khứ có bảy trăm ức Bồ tát tu pháp môn thành tựu Phật quả cũng cần nương theo pháp môn này để tu hành. 

Chú Chuẩn Đề tiếng Phạn mang ý nghĩa là “Năng Hành, Thành Thực, Thanh Tịnh”. Trong đó:

  • Năng Hành: có nghĩa là vị Bồ Tát thề nguyện rộng lớn, trí tuệ sâu xa, đầy đủ pháp lực để đem lại lợi ích cho chúng sinh.
  • Thành Thục: có nghĩa là vị Bồ Tát có công năng vi diệu để chúng sinh bạt trừ vọng huyễn sinh tử, được gia nhập Niết Bàn.
  • Thanh Tịnh: có nghĩa là vị Bồ Tát chứng đắc được bản tâm, khéo léo an trụ trong sự tánh thanh tịnh.

Trì tụng sẽ giúp con người khai mở trí tuệ Bát Nhã, đem lại nhiều thuận lợi và hạnh nguyện trong cuộc sống. Hơn nữa, khi đọc thần chú này sẽ giúp đem đến lợi ích lớn cho chúng sanh ở mọi phương có ánh sáng của Phật. 

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Thần Chú Chuẩn Đề là gì_ Ý nghĩa và nghi thức tụng đúng cách

Nguồn gốc của Chú Chuẩn Đề

Kinh Chú Chuẩn Đề có nguồn gốc ra đời xuất phát từ truyền thuyết 2 vua rồng Nanda và Upanada canh đài sen khi Ngài Chuẩn Đề tọa thiền bên trên. Tuy nhiên, người đầu tiên nói về câu chú này chính là Đức Phật Thích Ca.

Lần nọ, khi Đức Phật thiền tọa tại vườn Anathapindika đã quán chiếu và quan sát được hết thảy về tương lai chúng sanh. Với lòng từ bi sâu rộng thì Đức Phật đã quyết định mô tả Chuẩn Đề La Ni Kinh như đã đề cập ở trên.

Xem thêm: Chú Vãng Sanh là gì? Ý nghĩa, lợi ích và cách tụng chính xác

Thần Chú Chuẩn Đề là gì_ Ý nghĩa và nghi thức tụng đúng cách (2)

Ý nghĩa Chú Chuẩn Đề 

Câu trả lời là Chú Chuẩn Đề là thần chú có sức mạnh vượt trội trong Phật Giáo. Khi trì tụng thần chú này sẽ có tác dụng khai mở trí tuệ Bát Nhã, đem lại nhiều may mắn và thuận lợi cho bạn trong công việc, cuộc sống.

Dưới đây là ý nghĩa của từng cụm từ trong câu thần chú này theo tiếng Phạn;

Thần chú “Oṃ Cale Cule Cunde Svāhā hoặc Om Cale Cule Cun”, trong đó:

  • “Namaḥ”: mang ý nghĩa là trú ẩn trong Mẹ của Chư Phật.
  • “Saptānāṃ”: có ý nghĩa là bảy.
  • “Samyaksaṃ Buddha”: có nghĩa là giác ngộ hoàn hảo, lý tưởng.
  • “Koṭīnāṃ”: 1 Koti tương ứng với 10 tỷ.
  • “Tadyathā”: được hiểu là như vậy, được tuyên bố như vậy.
  • “Oṃ”: là biểu tượng cho âm thanh ban đầu của vũ trụ.
  • “Cale”: là một từ được phiên âm khác và mang ý nghĩa tương ứng với Cundi.
  • “Cule”: là một biến thể khác của Cundi.
  • “Cundi”: mang ý nghĩa là sự tinh khiết của vị Bồ Tát Phật Mẫu.
  • “Svāhā”: mang ý nghĩa có thể đó chính là sự thật.

Xem thêm: Chú Lăng Nghiêm là gì? Ý nghĩa và tác dụng chú Lăng Nghiêm

Thần Chú Chuẩn Đề là gì_ Ý nghĩa và nghi thức tụng đúng cách (3)

Lợi ích của Chú Chuẩn Đề 

Theo giáo lý nhà Phật, khi chúng ta trì tụng thường xuyên sẽ nhận được nhiều lợi lạc to lớn. Cụ thể, một vị tu sĩ niệm thần chú này 800.000 lần thì tất cả các nghiệp xấu tạo ra sẽ bị loại bỏ. Họ sẽ có cơ hội được ban phước tương ứng với công đức bản thân đã tích lũy. Hay vị tu sĩ đó sẽ loại bỏ sự hiện hữu thế gian, giữ gìn giới luật và lời khấn của Bồ tát.

Trì tụng Chú Chuẩn Đề đúng cách giúp gia đình Phật tử không gặp phiền muộn, tai ương. Nếu niệm thần chú này 200.000 lần có thể bạn sẽ mơ về các vị Phật, Bồ tát, các vị giác ngộ khác.  

Thần Chú Chuẩn Đề là gì_ Ý nghĩa và nghi thức tụng đúng cách (4)

Đặc biệt đối với người nào phạm 1 trong 5 tội ác nên thực hiện niệm 700.000 lần để nhận được dấu hiệu may mắn trong giấc mơ. Trong giấc mơ, họ sẽ thấy mình nôn ra một chất trắng chính là biểu hiện của sự thanh lọc nghiệp chướng. Niệm thần Chú Chuẩn Đề còn có lợi ích nhận được nhiều may mắn trong công việc, cuộc sống. 

Nghi thức trì Chú Chuẩn Đề đúng cách

Để phát huy công lực thì việc trì tụng cần đúng cách và chính xác theo các nghi thức sau: 

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, trang phục gọn gàng

Đầu tiên, bạn cần rửa tay, rửa mặt, súc miệng, thay quần áo sạch sẽ để đến trước Phật đài làm lễ niệm. Khi vệ sinh cơ thể bạn sẽ tiến hạnh niệm chú như sau: 

  • Rửa mặt sẽ niệm chú: An lam sa ha (3 lần)
  • Rửa tay sẽ niệm chú: An chu ca ba du sa ha (3 lần)
  • Súc miệng sẽ niệm chú: An ham an han sa ha (3 lần)

Lưu ý khi chuẩn bị trì tụng Chú Chuẩn Đề sẽ không được đi dép, guốc dơ bẩn vào Phật điện. Hai ống quần cần phải buộc kỹ gọn gàng.

Thần Chú Chuẩn Đề là gì_ Ý nghĩa và nghi thức tụng đúng cách (5)

Thắp ba nén hương vái ba vái và tụng niệm

Bước tiếp theo, bạn thắp hương và tụng niệm bài kệ dâng hương:

“Giới hương định hương dữ tuệ hương.

Giải thoát giải thoát tri kiến hương

Quang minh vân đài biến pháp giới

Phả cúng thập phương Tam bảo tiền.

Nam mô Hương Cúng Dàng Bồ Tát (3 lần) (1 lễ)”.

Niệm chú khi cắm hương vào lư

Khi cắm hương vào lư thì bạn sẽ niệm chú “Phả Lễ Tam Bảo rằng”: Án phạ nhật la vật (3 lần). Niệm rồi lễ Phật 3 lễ, trong đó mỗi lễ cần bạn tụng khấn như sau: 

“Nam mô thập phương tận hư không giới nhất thiết chư phật (1 lễ).

Nam mô thập phương tận hư không nhất thiết tôn pháp (1 lễ)”.

Thỉnh chuông

Bạn cần đánh một hồi dài, điểm 3 tiếng chót và đọc kệ thỉnh chuông như sau:

“Nguyện thử chúng sinh siêu pháp giới

Thiết vi u ám tất giao văn

Văn trần thanh tịnh chứng viên thông

Nhất thiết chúng sinh thành chính giác (Đánh 1 hồi độ mười tiếng: tiếng chuông gần dứt, lại đọc tiếp):

Văn chung thanh, phiền não khinh, Trí tuệ trưởng, Bồ đề sinh; Ly địa ngục, Xuất hòa khánh, Nguyện thành Phật, độ chúng sinh. 

Đánh 1 tiếng, lại đọc tiếp:

Án già ra đế gia sa ba ha”.

Ngồi theo cách Kim Cương tọa 

Khi niệm Chú Chuẩn Đề bạn có thể ngồi theo 2 cách là toàn già hay bán già đều được. Sau đó hai tay kết ấn “tam muội”, lấy bàn tay phải duỗi ra và để ngửa lên bàn tay trái, hai ngón cái giáp móng với nhau dưới rốn.

Lưu ý bạn cần giữ thân ngay ngắn, tâm an tĩnh, mắt lim dim chiêm ngưỡng Tôn dung tượng Phật rồi tưởng tượng trên đỉnh đầu có chữ “Lãm” tròn sáng như ngọc Châu Như Ý để tâm không bị tán loạn.

Xả ấn Tam muội và tụng niệm

Giữ nguyên tướng thế rồi xả ấn Tam muộn qua đỉnh đầu, tay trái kết ấn “Kim Cương quyền”, tay mặt cầm tràng rồi tụng:

“Tịnh Pháp giới Chân ngôn: Án Lam (108 lần)

Hộ Thân Chân ngôn: Án Xỉ Lâm (108 lần)

Lục tự Đại minh Chân ngôn: Án, ma ni bát minh hồng (108 lần)”.

Xả ấn chắp tay niệm bài kệ “Cầu gia hộ” như sau: 

“Cúi đầu quy kính pháp viên thành

Đỉnh lễ đủ bảy trăm ức Phật

Con nay xưng tán Đức Chuẩn Đề.

Nhờ lượng từ bi thương ủng hộ”.

Kế xướng 

Bạn vừa xướng “ Nam mô thất câu chi Phật mẫu Đại Chuẩn Đề vương Bồ tát” vừa lễ 3 lễ.  Sau đó, bạn lại ngồi thế toàn già hay bán già, tay kết ấn Chuẩn Đề với hai ngón vô danh xỏ lẫn nhau, ngón mặt ở trên, 2 ngón giữa hợp lại đứng thẳng, 2 ngón trỏ úp vào đốt giữa 2 ngón giữa, 2 ngón cái để trên đốt ngón giữa, ngón út úp tay mặt.  

Sau đó thực hiện Chuẩn Đề Chân Ngôn:

“ Nam mô tát đá nẫm, tam điểu tam bồ đà câu chi nẫm, đát điệt tha, án chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề: Nguyện tiêu tai chướng; Nguyện giáng cát tường; Nguyệt trưởng thiện căn; Nguyện sinh Tịnh độ, Sa bà ha, bộ lâm (21 lần)”.

Sau đó tụng tiếp: 

“Án, Chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề, Sa Bà Ha, Bộ Lâm (108 lần)”.

Thần Chú Chuẩn Đề là gì_ Ý nghĩa và nghi thức tụng đúng cách (6)

Xả ấn lên đỉnh đầu

Sau khi bạn đã niệm đủ rồi thì thực hiện xả ấn lên đỉnh đầu, tay phải kết ấn Kim Cương quyền mà ấn vào 5 chỗ trên trán, vai bên trái, vai bên phải, ngang ngực, yết hầu. Khi tay ấn thì miệng đọc “Hồng, hồng, hồng, hồng, hồng” đủ 5 chỗ rồi mới xả ấn. 

Lễ 3 lễ, đọc phát nguyện

Tiếp theo, bạn sẽ đứng dậy lễ 3 lễ vừa lễ và xướng: “Nam mô Thất câu chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề vương Bồ Tát”.

Sau khi lễ xong, bạn quỳ xuống đọc 2 bài phát nguyện như sau: 

Văn phát nguyện 1: 

“Con nay trì chú Chuẩn Đề

Lạy xin Phật Mẫu phù trì xót thương

Tiêu trừ bệnh tật tai ương,

Toàn gia, Toàn quốc ninh khang thịnh cường

Thiện tăng trí tuệ mở mang

Phúc sinh tội diệt, nghiệp oan đoạn trừ

Mai sau chứng quả bồ đề

Tràng phan nguyện Phật tiếp về Tây phương

Thân vàng ngọc tướng đoan nghiêm

Hào quang chiếu sáng hương thiên ngạt ngào

Nguyện xin độ khắp muôn loài

Đồng đăng giác ngạn đời đời tiêu dao”.

Văn phát nguyện 2:

“Cúi xin Tam bảo chứng minh, Oai thần chiếu giám ủng hộ cho con và trong gia đình, cùng người tộc thuộc khắp cả chúng sinh, lúc hiện sống này, khỏi tai khỏi bệnh, ma tặc mất tích, duyên phúc đủ đều. Nhà nhà được chữ đoàn viên, xứ xứ an phần lợi lạc. Đời này kiếp khác, gieo giống bồ đề, cùng thoát sông mê, đều về cõi Phật”.

Thần Chú Chuẩn Đề là gì_ Ý nghĩa và nghi thức tụng đúng cách (7)

Kế niệm sau phát nguyện 

Sau khi phát nguyện xong, bạn hãy kế niệm: “Nam mô Tây phương Cực lạc Thế giới, tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bách, đồng danh đồng hiệu, đại từ đại bi, A di đà Phật”. Lưu ý đọc kế niệm 3 lần,mỗi lần niệm sẽ lễ 1 lễ.

“Nam mô Thất câu chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề vương Bồ Tát” – đọc 3 lần, mỗi lần niệm sẽ lễ 1 lễ.

Lễ Tự quy là lễ tất 

Cuối cùng, bạn sẽ niệm:

“Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sinh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm;

Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như hải;

Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại.

Con quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, thấu hiểu đạo lớn, mở lòng từ bi.

Con quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu nghĩa kinh, trí tuệ như biển.

Con quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, hợp đạo đồng tình, không gì trở ngại”.

 Xem thêm: Bát Nhã Tâm Kinh là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và tác dụng

Sự linh ứng của Chú Chuẩn Đề trong cuộc sống

Chú Chuẩn Đề là Phật Mẫu Chuẩn Đề mang ý nghĩa nói pháp là thầy và thiệt trí là mẹ chư Phật. Do đó mà bảy trăm ức Phật đều có thể sử dụng pháp Chuẩn Đề để chứng đạo Bồ Đề.

Bên cạnh đó, kinh Chuẩn Đề đã chỉ ra rằng: Đức Phật nghĩ thương cho các chúng sanh với tội dày mà phước mỏng nên đã nhập Chuẩn Đề Định để thuyết chú.  

Sự linh ứng rất mạnh mẽ, đặc biệt với người có mong muốn cầu mở trí tuệ, chống lại tai nạn, cầu đạo Chánh Giác. Đối với đối tượng này thì chỉ cần y pháp lập đàn, niệm tụng 100 vạn biến và nghe diệu pháp mà chứng quả Bồ Đề.

Thần Chú Chuẩn Đề là gì_ Ý nghĩa và nghi thức tụng đúng cách (8)

Sự quan trọng Chú Chuẩn Đề trong thời kỳ Mạt Pháp

Chú Chuẩn Đề được xem là diệu Pháp cho tất cả chúng sanh thời mạt pháp. Bởi lẽ tầm quan trọng như sau: 

  • Bao gồm tất cả các Chơn ngôn và nhiều loại thần chú khác. Đây chính là điểm khác biệt mà những chú khác không thể bao hàm được.
  • Người dễ đạt thành tựu, chỉ cần cái kính mới chưa dùng cũng có thể làm Đàn Pháp. Bên cạnh đó, những loại chú khác sẽ cần phải kiến lập đàn pháp với đầy đủ các món cúng dường thì mới làm được thành tựu.  
  • Chuẩn Đề Chú không cần phải lựa chọn tính cách nhiễm tịnh mà mọi người đều có thể trì tụng.

Bài viết trên là toàn bộ những thông tin có liên quan tới Chú Chuẩn Đề mà bạn có thể tham khảo. Có thể thấy việc trì tụng thần chú này mang lại cho người tụng rất nhiều lợi ích khác nhau. Vì vậy mỗi chúng ta hãy bớt chút thời gian để tìm hiểu về loại thần chú này và tụng trì mỗi ngày để cho công việc được thuận lợi, suôn sẻ, luôn gặp nhiều may mắn và bình an trong cuộc sống nhé.

88 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6326 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1145 lượt xem 0 Bình luận