Chú Dược Sư là gì? Ý nghĩa, lợi ích và các bước trì tụng

04/07/2023 14:27:08 3314 lượt xem

Chú Dược Sư được rất nhiều hành giả thực hiện niệm tụng mỗi ngày. Hiểu rõ về ý nghĩa chú và thực hiện trì tụng đúng sẽ giúp mỗi người nhận được đầy đủ những điều tuyệt vời mà câu chú mang lại.

Chú Dược Sư là gì?

Chú Dược Sư là loại thần chú khi hành giả trì tụng sẽ giúp thân tâm được khoẻ mạnh dẫn tới tiêu trừ bệnh tật, cuộc sống trở nên an lành.

Dược Sư có tên đầy đủ là Dược Sư Như Lai hoặc Dược Sư Lưu Ly Quang. Theo giải nghĩa, Dược Sư chính là thầy thuốc chữa bệnh, Lưu Ly chính là một loại ngọc quý giá có màu xanh, trong suốt, còn Quang là ánh sáng. Danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang có nghĩa là thầy thuốc chữa bệnh mang ánh sáng đến như ngọc lưu ly.

Chú Dược Sư là gì_ Ý nghĩa và công dụng tiêu trừ chữa bệnh

Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật là vị Phật dùng thần lực giúp chúng sinh gia tăng lòng kiên cường và từ đó vượt qua bệnh tật trong cuộc sống. Việc tụng Chú Dược Sư sẽ giúp hành giả đang chìm đắm trong đau khổ về tâm hồn, sức khỏe bệnh tật dần được chuyển hóa.

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo 

Nguồn gốc Chú Dược Sư

Chú Dược Sư có nguồn gốc từ kinh Dược Sư – một bản kinh của Phật giáo Bắc truyền. Trong bản Kinh này nói về Đức Phật Dược Sư và những hạnh nguyện của ngài mong chúng sinh chuyển hoá từ đau khổ sang tâm bình an, thiện lành để nhận được an lạc. Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau.

Chú Dược Sư là gì_ Ý nghĩa và công dụng tiêu trừ chữa bệnh (2)

Tổng hợp Chú Dược Sư

Hành giả có thể thực hiện tụng niệm bản tiếng Phạn hoặc tiếng Việt tùy ý đều đem lại công đức như nhau. Với điều kiện bạn cần trì tụng đúng cách, đúng quy định và đều đặn. 

Chú Dược Sư Tiếng Phạn

“Na mô ba ga goa tê

Bai sai gia gu ru

Vai tuộc gia pra ba

Ra gia gia

Ạc ha tê

Sam gia sam but đa gia

Ta đi a tham ôm

Bai sai giê bai sai giê

Bai sai gia sam mut ga tê

Xoa ha”

Chú Dược Sư là gì_ Ý nghĩa và công dụng tiêu trừ chữa bệnh (3)

Chú Dược Sư Tiếng Việt 

“Nam-mô bạt dà phạt đế

Bệ sát xả

Lụ rô thích lưu ly

Bát lặt bà

Hắt ra xà dã

Đát tha yết đa da

A ra hắt đế

Tam miệu tam bột đà da.

Ðát điệt tha.

Án

Bệ sát thệ

Bệ sát thệ

Bệ sát xã

Tam một yết đế tá ha”

Ý nghĩa Chú Dược Sư 

Chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của từng câu chữ trong Chú Dược Sư đối với bản tiếng Phạn như sau: 

  • Tayata: có nghĩa là vượt qua mọi giới hạn, ra khỏi vòng luân hồi và kiếp niết bàn.
  • Om: xuất hiện nhiều trong các câu chú của Phật giáo mang ý nghĩa thể hiện sức mạnh tinh thần tuyệt đối.
  • Bekandze Bekandze: có nghĩa đang gọi tên Phật Dược Sư 2 lần liên tiếp.
  • Maha Bekandze: mô tả đại đức của Phật Dược Sư 
  • Radza Samudgate: có nghĩa là hoàn toàn giải phóng hoặc đánh thức.
  • Soha: có ý nghĩa là hoà tan trong mỗi chúng sinh.

Xem thêm: Chú Chuẩn Đề là gì? Ý nghĩa và nghi thức tụng đúng cách

Chú Dược Sư là gì_ Ý nghĩa và công dụng tiêu trừ chữa bệnh (4)

Lợi ích khi tụng Chú Dược Sư 

Khi niệm thường xuyên bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản, sống chậm, phát khởi lòng từ bi, thương cảm với mọi người. Hơn nữa, niệm trì chú này còn nhận về nhiều lợi lộc như sau:

  • Nếu bạn mắc nhiều lầm lỡ khi trì tụng sẽ được chuyển hóa, thành tựu giải thoát, bù đắp tội lỗi thành khẩn. Nhờ đó mà mọi lỗi lầm sẽ được bù đắp, tránh để lại nghiệp chướng khó hóa giải.
  • Khi tụng Chú này, nếu người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ có được thân tâm an lạc từ đó dần dần chuyển hoá những khổ đau.
  • Những người ốm đau nhẹ khi trì Chú Dược Sư sẽ nhanh chóng có tinh thần an lạc, từ đó sẽ thoát khỏi bệnh tật. Họ sẽ trở nên tràn đầy sức lực, có thêm niềm tin vào cuộc sống, trí óc minh mẫn hơn.

Xem thêm: Chú Lăng Nghiêm là gì? Ý nghĩa và tác dụng chú Lăng Nghiêm

Chú Dược Sư là gì_ Ý nghĩa và công dụng tiêu trừ chữa bệnh (5)

Các bước trì tụng Chú Dược Sư

Chú Dược Sư cần được trì tụng đúng cách để nhận về các lợi lộc to lớn. Trong đó, các bước tiến hành trì tụng chú này bằng tiếng Phạn như sau: 

  • Bước 1: Bạn nên trì tụng tiếng Phạn vào buổi sáng, trưa, chiều và tối. Mỗi lần tốt nhất nên trì tụng 108 biến. Nếu người bận rộn thì nên sắp xếp thời gian ít nhất 1 lần trong ngày để trì tụng 108 biến.
  • Luôn giữ tâm tịnh khi niệm chú, ăn mặc trang nghiêm, thân thể sạch sẽ để đạt được công dụng tốt nhất. Nên chọn nơi tụng niệm yên tĩnh, sạch sẽ, trong lành để thực hiện nghi lễ.
  • Bước 2: Bạn nên ngồi trước tượng Phật Dược sư Lưu Ly và dâng lên 3 nén hương trước án. Hoặc bạn có thể sử dụng bức tranh có hình của Ngài để thực hiện hành trì. Bạn cũng có thể tưởng tượng ra hình ảnh Ngài và tụng niệm nếu điều kiện không cho phép.
  • Bước 3: Đọc câu Chú Dược Sư bằng tiếng Phạn chính xác với sự thành tâm để nhận về lợi lộc. Việc trì tụng không mất nhiều thời gian nhưng đòi hỏi mỗi người có lòng thành, thực hiện chuẩn xác mới có hiệu quả.

Chú Dược Sư là gì_ Ý nghĩa và công dụng tiêu trừ chữa bệnh (6)

Lưu ý khi tụng Chú Dược Sư tại gia

Để việc trì tụng được diễn ra tốt nhất, các hành giả cần phải có những lưu ý sau:

  • Y phục trang nghiêm
  • Trì tụng âm thanh vừa đủ và tập trung, không cần quá to
  • Cần có niềm tin chân chính với chú Dược Sư
  • Cần hành trì liên tục thì mới có kết quả
  • Cần phải hành trì giới luật, sống cuộc đời đạo đức
  • Tâm phải hoan hỷ, an lạc, không được để đau khổ, sân hận chi phối.
  • Nên phóng sinh cứu các loài vật, rộng lượn thứ tha, từ bi phát triển
  • Làm chủ Thân Khẩu Ý

Sự linh ứng đặc biệt củɑ Chú Dược Sư

Phật Dược Sư có ánh sáng: “Trong ngoài sάng suốt, tinh ѕạch hoàn toàn, kҺông có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nὀi”. Ánh sáng đó đi tới đâu là phá tan vô minh tăm tối, diệt tất cả những bệnh khổ từ thân tâm chúng sinh, giúp chúng sinh hướng đến giác ngộ và giải thoát.

Nhờ tụng chú Dược Sư mà chúng không còn tham lam ích kỷ mà đã mở rộng tấm lòng sẻ chia tới tất cả. Đối với chúng sinh đã lầm lỡ gây ra tội lỗi mà đã phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo lời Phật dạy từ đó tu học tinh tấn, diệt trừ khổ não.

Video tụng Kinh Chú Dược Sư

Những thông tin về ý nghĩa, công dụng, cách đọc Chú Dược Sư đã được giải đáp cụ thể ở nội dung trên. Đây là bài Chú có công lực hữu ích đối với việc chữa bệnh của chúng sanh. Bạn sẽ thoát được khổ ải, đau đớn do bệnh mang đến để có thể nhận được nhiều điều tốt đẹp. 

126 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6329 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1151 lượt xem 0 Bình luận