Từ bi và trí tuệ: Mở rộng lòng nhân ái, khai phá sự khôn ngoan

30/06/2023 14:16:06 1857 lượt xem

Từ bi vô nguyên tắc và mù quáng sẽ dẫn đến những tác dụng tiêu cực. Bởi vậy, từ bi phải đi kèm với trí tuệ, không phải từ bi mà thiếu trí tuệ. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn về khái niệm này nhé!

Từ bi và trí tuệ là hai yếu tố cốt lõi xuyên suốt trong giáo lý Phật giáo. Toàn bộ giáo lý Phật giáo nhằm hướng con người đến việc sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức thế giới một cách chính xác, đúng đắn và thấu triệt ngọn nguồn muôn sự vạn vật từ đó sống từ bi, hỷ xả vì người, vì mình tạo nên xã hội văn minh và hiện đại phát triển.

Mỗi con người chúng đều mong muốn tạo nên một cõi đời được xây dựng trên sự tử tế và tình thương. Thế nhưng mọi điều dường như đang đi chệch hướng khi chúng ta ham muốn, mong cầu lại trở nên quan trọng hợp lợi ích của toàn thể cộng đồng. 

Trong cuộc sống xung quanh, từ bi và trí tuệ luôn có mặt ở mọi nơi nhưng do khuynh hướng chung chúng ta thường vướng mắc với sự vị kỷ, những điều chúng ta thích và không thích tạo ra những tường thành và sự phân cách giữa những người xung quanh. 

Từ bi không chỉ là hạnh của Bồ Tát, chư Phật mà còn là nhân của sự giác ngộ và giải thoát. Từ bi chính là yếu chỉ của đạo Phật cũng là sứ mạng của đạo Phật để ban vui cứu khổ cho chúng sinh còn chìm đắm trong u mê. Tâm Từ Bi sẽ cảm hóa được muôn loài chúng sinh mang đến sự bình an nơi tâm hồn. Một người có tâm từ bi luôn hành sống và sống theo chánh đạo, cuộc sống bớt phiền não, khổ đau. 

Lòng từ bi có nghĩa là không chấp chặt vào bản thân, bỏ đi sự chứng tỏ của bản thân. Bên cạnh đó, lòng từ bi cần song hành cùng trí tuệ, nếu như không có trí tuệ cũng khiến cho chúng ta vướng vào những điều tiêu cực. Do vậy, Đức Phật khuyến khích chúng sinh thực hành Bồ Tát đạo để đạt tới cảnh giới giác ngộ và giải thoát.

Để hiểu rõ hơn về từ bi và trí tuệ trong đạo Phật, mời Quý vị và các bạn đón xem toàn bộ chương trình Lời Phật dạy số 114 để tìm ra cách thoát khỏi cuộc sống nghèo khó hướng đến cuộc sống sung túc, hạnh phúc hơn.

40 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp?

Ứng dụng 05/10/2024 10:29:34

Phật tử nên niệm Nam Mô “A Di Đà Phật” hay “A Mi Đà Phật”?

Ứng dụng 04/10/2024 09:18:00

Không trộm cắp được thành tựu 10 loại quả báo thù thắng

Ứng dụng 03/10/2024 08:30:32

Trì Chú Dược Sư 108 Biến – Tiêu tai bệnh tật, khổ đau

Ứng dụng 23/09/2024 11:42:02

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Ứng dụng 21/09/2024 11:36:23

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Ứng dụng 21-09-2024 11:36:23

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn" nhắc nhở chúng sinh sống hướng thiện, làm việc tốt, và thành tâm niệm Phật cũng như niệm Quán Thế Âm.
3303 lượt xem 0 Bình luận