Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Sự tích, ý nghĩa và hạnh nguyện

15/07/2023 09:36:26 1220 lượt xem

Phổ Hiền Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo, tượng trưng cho sự đức độ và tự nguyện được nhiều người thờ cúng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ sự tích câu chuyện của Bồ Tát Phổ Hiền. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về Ngài để việc thờ cúng, tu tập hiệu quả hơn.

Ngài Phổ Hiền Bồ Tát là ai?

Bồ Tát Phổ Hiền tên gọi là Tam-Mạn-Đà Bạt-Đà-La đại diện cho lý đức, định đức, hạnh đức của Bồ Tát nhà Phật. 

Hình tượng của ngài gắn liền với voi trắng sáu ngà và Ngài thường đứng hầu bên phải Đức Phật Như Lai.

Phổ Hiền Bồ Tát là ai_ Sự tích, ý nghĩa và hạnh nguyện (5)

Sự tích Bồ Tát Phổ Hiền 

Phổ Hiền Bồ Tát được sinh ra là người con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm với tên gọi là Năng-đà-nô. Thái tử Năng-đà-nô thực hiện cúng dường Đức Phật và chúng sinh trong 3 tháng liên tục. Quan đại thần Bảo Hải đã thuyết phục Ngài hồi hướng đạo Vô Thường Bồ Đề tu học thành Phật.

Sau đó, thái tử Năng-đà-nô đã nói với Phật Bảo Tạng về ý nguyện phát tâm Bồ Đề của mình. Ngài đã thực hiện nhiều công việc Phật sự lớn, chuyên tâm rèn luyện để bước đến cõi Bất Huyền và hóa thành Phật giáo có hiệu là Phổ Hiền Như Lai.

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo 

Phổ Hiền Bồ Tát là ai_ Sự tích, ý nghĩa và hạnh nguyện

Cách niệm danh hiệu Bồ Tát Phổ Hiền

Niệm danh hiệu Phổ Hiền Bồ Tát mang ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Câu niệm này có ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng mạnh mẽ về việc thức tỉnh để hiểu rõ bản chất  sự vật, sự việc. 

Hơn nữa, thực hiện niệm danh hiệu của ngài cần có sự tĩnh tâm, hiểu rõ các hạnh nguyện của Ngài, Nuôi lớn tâm từ mỗi ngày để việc thực hiện hiệu quả hơn. Thần chú Phổ Hiền Bồ Tát có phiên bản ngắn là “Samaya Sapayo”.

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Phổ Hiền Bồ Tát là ai_ Sự tích, ý nghĩa và hạnh nguyện (2)

Ý nghĩa danh hiệu Bồ Tát Phổ Hiền 

Danh hiệu Phổ Hiền Bồ Tát có ý nghĩa như sau:

  • Phổ Hiền dịch âm là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la, hoặc Tam-mạn-đà Bạt-đà
  • Phổ là biến khắp
  • Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát

Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ Tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai khi nghe thuyết kinh Pháp Hoa đã lãnh đạo 500 vị Đại Bồ Tát đến phát tâm hộ trì chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.

Phổ Hiền Bồ Tát là ai_ Sự tích, ý nghĩa và hạnh nguyện (3)

Hình ảnh Phổ Hiền Bồ Tát phúc hậu, tôn nghiêm, có nhiều trang sức mang ý nghĩa cho sự từ bi, cứu khổ, giúp bạn gặp dữ hóa lành, thịnh vượng công danh, tài lộc.

Hình tượng Phổ Hiền Bồ Tát

Bồ Tát Phổ Hiền có thân hình với màu xanh đậm, màu sáng biểu thị cho tính không của hình dáng. Ngài xuất hiện với hình tượng đang cưỡi con voi trắng 6 ngà đại diện cho sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. 

Đồng thời 6 ngà voi đó cũng đại diện cho 6 hoàn thiện để giác ngộ và đem đến lợi ích cho chúng sanh. Vũ khí của Ngài thể hiện cho sự chiến thắng sáu giác quan. Pháp khí là viên ngọc quý được Ngài cầm ở tay trái, hoặc trên bông hoa sen mà Ngài cầm bên tay phải là một viên ngọc. Trong hình ảnh khác, Ngài cầm một cuộn giấy hoặc Vajra Chu trong tay trái.

Tại Trung Quốc, Phổ Hiền Bồ Tát có những đặc tính của nữ, mặc trang phục và có đức tính như hình ảnh của Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài đã cưỡi voi 6 răng đi từ Ấn Độ sang Trung Quốc với 6 răng đại diện cho 6 độ – 6 phương pháp tu hành đạt cõi Niết Bàn và 4 chân là 4 loại thiền định.

Phổ Hiền Bồ Tát là ai_ Sự tích, ý nghĩa và hạnh nguyện (4)

10 hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền

Theo tương truyền, Phật Phổ Hiền Bồ Tát có hạnh nguyện đại diện cho phương tiện lớn lao và vĩ đại. Mỗi người nên dùng trí tuệ để nhìn nhận vào chân lý, gạt bỏ vô minh để giác ngộ được như Đức Phật. Chúng ta cần noi theo hạnh nguyện của Ngài để loại bỏ sự ích kỷ hẹp hòi trong con người.

Cụ thể 10 hạnh nguyện lớn lao của ngài như sau: 

  1. Lễ Kính Chư Phật: Mang ý nghĩa là tin vào mười phương chư Phật và tự thanh lọc 3 nghiệp thân, khẩu, ý để đảnh lễ kính chư Phật.
  2. Xưng Tán Như Lai: Nguyện chỉ dùng âm thanh tuyên thuyết công đức thâm sâu của chư Như Lai.
  3. Quảng Tu Cúng Dường: Dùng thêm các pháp khác để cúng dường như tu hành, cứu khổ, hành Bồ Tát hạnh không…
  4. Sám Hối Nghiệp Chướng: Lời nguyện tịnh hóa 3 nghiệp tham – sân – si từ kiếp trước cho đến bây giờ. Qua lời thề để nhận lỗi về tất cả và không lặp lại   trải nghiệm tồi tệ trên.
  5. Tùy Hỷ Công Đức: Nội dung hoan hỷ tán thán thiện pháp và công đức tất cả chư Phật. Tất cả công đức của chư Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác hay công đức của bốn chúng sinh…
  6. Thỉnh Chuyển Pháp Luân: Thận trọng và cung kính trong mọi lời nói, hành động và suy nghĩ. Kèm theo đó là việc sử dụng các pháp khác nhau để thỉnh chư Phật thuyết pháp.
  7. Thỉnh Phật Trụ Thế: Lời nguyện khuyên mọi chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác vì lợi ích của chúng sinh mà thôi nhập Niết Bàn.
  8. Thường Tùy Phật Học: Phật giáo không phải là tôn giáo để thuyết giảng, để thờ phụng. Thay vào đó chúng ta phải thể hiện trực tiếp qua từng lời nói, giọng nói, hành động, uy nghiêm và đầy từ bi.
  9. Hằng thuận chúng sinh: Chúng sinh đã sống trong dục vọng từ vô thủy nên các vị Bồ Tát tu theo Phật cần nương vào dục lạc của chúng sinh để giáo hóa.
  10. Phổ giai hồi hướng: Ý nghĩa là truyền công hạnh với lòng biết ơn đến tất cả. Đồng thời là chính là sự khiêm nhường, chia sẻ niềm vui cùng mọi người.

Câu hỏi về Bồ Tát Phổ Hiền

Bồ Tát Phổ Hiền là nam hay nữ?

Phổ Hiền Bồ Tát đã trải qua hằng hà sa số kiếp để trở thành Phật. Trong đó có những kiếp Ngài hiện thân là nam, kiếp khác lại là nữ hiện thân. Theo Phật giáo thì đấng tu tập đã Giác Ngộ sẽ không có sự phân biệt nam nữ.

Nam mô Bồ Tát Phổ Hiền có tác dụng gì?

Câu niệm nam mô Phổ Hiền Bồ Tát có ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng thức tỉnh để hiểu rõ bản chất của mọi sự vật, sự việc. Từ đó chúng ta có thể nhìn thấy chân  lý tưởng để tránh xa sự ảo mộng, vô vọng. Nhờ đó mỗi người có thể giác ngộ bản thân để thuận lợi trong công việc, cuộc sống hạnh phúc hơn.

Phổ Hiền Bồ Tát là ai và sự tích như thế nào đã được mô tả rõ ràng ở nội dung trên. Đây là một trong các vị Bồ Tát được nhiều người kính trọng, thờ cúng và tụng niệm danh hiệu để có được cuộc sống bình an, hạnh phúc, loại bỏ ảo tưởng vô vọng.

41 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6329 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1151 lượt xem 0 Bình luận