Bát Chánh Đạo là gì? Lợi ích và cách ứng dụng trong cuộc sống

24/07/2023 09:13:21 2064 lượt xem

Bát Chánh Đạo là con đường mà Đức Phật đưa lối cho các Phật tử, người tu hành thoát khỏi khổ đau trên hồng trần, có cuộc sống an lạc, hạnh phúc. Riêng đối với các  bậc Hiền, Thánh có thể đạt cảnh giới Niết Bàn. Vậy Bát Chánh Đạo gồm có những gì, lợi ích và ứng dụng ra sao sẽ được giải đáp cụ thể qua nội dung dưới đây. 

Bát Chánh Đạo là gì?

Bát Chánh Đạo là Chánh Kiến, Chánh Niệm, Chánh Định, Chánh Mạng, Chánh Nghiệp, Chánh Ngữ, Chánh Tư Duy, Chánh Tinh Tấn chia thành 3 yếu tố chính về đạo đức, trí tuệ và tinh thần.

Các tên gọi khác của Bát Chánh Đạo là Bát Thánh Đạo, Bát Chính Đạo. Đây là con đường cổ xưa của Phật giáo với 8 chi này được thể hiện giống như chiếc bánh xe có 8 nan hoa tựa như cuộc đời mỗi người. Khi người tu hành đi hết 8 chi đó mới có thể đạt đến bờ cõi an lạc, vô cực. 

Bát chánh đạo (6)

Bát Chánh Đạo gắn liền với hồng trần nhân gian, nỗi khổ đau mà con người nếm trải và đưa ra con đường giải thoát đúng đắn. Do đó, con đường này không chỉ dành cho Phật tử, người tu hành mà bất cứ ai hướng tâm.  

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Bát Chánh Đạo gồm những pháp gì?

Trong Phật giáo, Chánh Đạo là một phương pháp thực hành nhắc nhở mỗi người khi sống cần phải học hỏi hành vi, lối sống và thái độ tốt đẹp. Trong đó, mỗi chi sẽ có những ý nghĩa khác nhau như sau:  

Chánh Kiến (Samma-ditthi) 

Trong Bát Chánh Đạo thì Chánh Kiến là chi đầu tiên để giải thoát con người đến sự an lạc. Trong đó, ý nghĩa của “Chánh” là sự đứng đắn, ngay thẳng, ý nghĩa của “Kiến” là sự nhận thức, nhận biết. Do đó Chánh Kiến có nghĩa là sự nhận biết đúng đắn, sáng suốt của trí tuệ.

Bát chánh đạo

Có nghĩa chúng ta cần hiểu rõ về Phật pháp trước khi tiến thân vào con đường tu tập. Sự am hiểu tường tận, đặt sự hiểu biết trong chính trải nghiệm của mỗi người là điều quan trọng. Thông qua việc hiểu biết sẽ giúp chúng ta có nhận thức rõ về nhân sinh, hồng trần. Con đường Chánh Kiến giúp thông tuệ, mở ra con đường lý giải cho Bát Chánh Đạo hay Tứ Diệu Đế.

Chánh Tư Duy (Samma-sankappa) 

Chánh Tư Duy là con đường thứ hai trong Bát Chánh Đạo với ý nghĩa là chúng ta cần có suy nghĩ chân chính. Khi bạn nhận thức đúng ở Chánh Kiến thì mới có thể   suy nghĩ và lựa chọn con đường cần phải đi.

Ngoài ra, Chánh Tư Duy còn giúp mỗi người hiểu rõ nỗi khổ đau sẽ xuất phát từ tham, sân và si. Từ đây có thể giải thoát bản thân khỏi trần tục, nhận được nhiều  thành tựu khi tu tập.

Chánh Ngữ (Samma-vaca) 

Chánh Ngữ biểu hiện cho lời nói ngay thẳng, thật thà, không gian dối để hãm hại người khác. Lời nói của mỗi người trong cuộc sống sẽ có  tác động lớn đến bản thân hay người xung quanh. Có thể câu nói đó sẽ giúp đỡ người khác hay sẽ khơi gợi tâm ma quấy nhiễu gây nên điều tiêu cực, xấu xa. 

Bát chánh đạo (2)

Chính vì thế mà Chánh Ngữ giúp mỗi người luôn tập nói lời hòa nhã, chân thành,  không “Khẩu nghiệp”. Điều này sẽ giúp bạn tự mở ra con đường giải thoát đúng đắn nhất. 

Xem thêm: Tứ Niệm Xứ là gì? Giải nghĩa và giá trị sâu sắc của Tứ Niệm Xứ

Chánh Nghiệp (Samma-karmanta) 

Con đường tiếp theo của Bát Chánh Đạo chính là Chánh Nghiệp. Chánh Nghiệp có nghĩa là việc làm ra hành động sáng suốt, đúng đắn và chân chính. Khi Phật tử luyện tập Chánh Nghiệp là luôn làm điều thiện nguyện, không sát sinh, tà dâm, trộm cướp… 

Chúng ta cần luôn làm những điều có đạo đức, không gây tổn hại đến người khác. Khi thực tập làm điều thiện, đúng đắn sẽ khiến lòng tham – sân – si không thể khởi sinh lên được để đời sống luôn trong sạch và mọi người xung quanh đều hưởng phước báo.

Bát chánh đạo (3)

Chánh Mạng (Samma-ajiva) 

Chánh Mạng thể hiện sự sống nơi trần thế, đề cao lối sống lương thiện, không bóc lột, áp bức người khác. Trong Chánh Mạng khuyến khích con người nên làm các nghề nghiệp trong sạch. Ngoài ra cần tránh làm các việc có nghiệp nặng về sau như: giết hại động vật, trộm cắp, tà dâm, cờ bạc, buôn bán chất độc hại, vũ khí…

Chánh Tinh Tấn (Samma-vayama) 

Chánh Tinh Tấn trong Bát Chánh Đạo luôn nhắc nhở con người cần nỗ lực tu hành, nhiệt tâm, hướng đến chân lý đúng đắn. Khi người tu hành đặt ra mục tiêu và kiên trì đến cùng sẽ có thể gặt hái được quả ngọt xứng đáng. Bên cạnh đó, Chánh Tinh Tấn còn là việc bạn trau dồi trí tuệ để tăng cường phước đức, luôn giữ bản thân ngay thẳng, đứng đắn.

Bát chánh đạo (4)

Chánh Niệm (Samma-sati) 

Trong Chánh Niệm có 2 yếu tố là chánh ức niệm và chánh quán niệm. Cụ thể, “Chánh ức niệm” thể hiện các suy nghĩ về quá khứ, “Chánh quán niệm” là những quan sát ở hiện tại, tương lai.

Tóm lại, Chánh Niệm sẽ khuyến khích mỗi người thực tập bản thân ý thức rõ ràng về khoảnh khắc ở trong hiện tại để tập trung hơn. Tránh xao nhãng về ý thức trong các hoạt động đó.   

Chánh Định (Samma-samadhi) 

Chánh Định trong Bát Chánh Đạo có nghĩa là việc tập trung tư tưởng vào 1 chân lý đúng đắn cho mọi người. Việc thực hành liên tục Chánh Định sẽ giúp chúng ta nhanh chóng đạt đến sự giác ngộ chân lý và niềm an lạc. Khi ta đạt được tới trạng thái định tâm, chú tâm vào mục đích, đối tượng thì tâm trí sẽ có thể thấy được điều mong muốn. 

Xem thêm: Tứ Diệu Đế là gì? Giải nghĩa và cách ứng dụng trong cuộc sống

Lợi ích của Bát Chánh đạo trong cuộc sống

Bát Chánh Đạo trong Phật giáo chính là con đường chân chính để người tu hành, chúng sanh có thể hướng đến đời sống cao thượng, hạnh phúc. Khi thực hành đúng 8 phương tiện này giúp mỗi người có đời sống an lạc, giải thoát bản thân và đạt tới sự giác ngộ. Riêng đối với các bậc Hiền, Thánh khi thực hành 8 Pháp này sẽ nhanh chóng đạt tới cõi Niết bàn, Phật quả.

Bát chánh đạo (5)

Cách ứng dụng Bát chánh Đạo trong đời sống

Trong cuộc sống, mọi vạn vật đều tồn tại với những ý nghĩa riêng với 2 mặt tối xấu khác nhau. Đặc biệt các mặt tốt xấu này luôn thay đổi mỗi ngày, không trường tồn mãi theo thời gian. Theo Bát Chánh Đạo, mỗi người cần luôn giữ tâm hồn trong sạch, lương thiện như dòng suối để nhận phước báo.

Con đường Chánh Bát Đạo giúp chuyển hóa iều tối tăm, si mê thành sự thông tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn để có cuộc sống giải thoát an lạc. Đây là bài học quý giá được ứng dụng trong cuộc sống với bất cứ ai mà không chỉ dành cho tăng ni, Phật tử. 

Trong bất cứ lĩnh vực gì của cuộc sống như gia đình, công việc, kinh doanh… thì mỗi người đều nên học hỏi và thực hành con đường Bát Chính Đạo để bản thân có được sự chân chính, trong sạch, tránh tham lam gây hại người khác.

Trên đây là những chia sẻ về Bát Chánh Đạo là gì và lợi ích, ứng dụng trong cuộc sống. Mong rằng mỗi người chúng ta sẽ biết cách thực hành Chánh Đạo đúng đắn để nhận về nhiều phước báu, tránh gây nghiệp cho bản thân.

54 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6325 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1143 lượt xem 0 Bình luận