Niệm Phật là gì? Lợi ích và ý nghĩa của việc niệm Phật
Niệm Phật được biết tới như suy nghĩ, giác ngộ về Phật pháp, luôn có chánh niệm trong mọi hành động, đem lại nhiều lợi ích cho chúng sanh như giải thoát, sự nhất tâm và được vãng sanh. Hãy cùng bài viết tìm hiểu niệm Phật là gì tại bài viết dưới đây.
Niệm Phật là gì?
Niệm Phật là tiếng nói nhắc đến tên Phật thầm trong tâm trí, việc này giúp lấn át những suy nghĩ tạp niệm xấu xa. Từ đó luôn sống trong tỉnh thức, chuyển ác thành thiện và hướng tới những điều lành trong cuộc sống.
Xem thêm: Kiến thức Phật giáo
Lợi ích của niệm Phật
Việc này mang lại nhiều lợi ích to lớn cho mỗi chúng sinh. Trong đó, phải kể đến như lợi ích giúp con người được giải thoát, để được vãng sanh về miền Cực Lạc như sau:
Niệm Phật để được giải thoát
Mỗi chúng sinh thường hay bị chi phối trong lòng bởi Tam độc Tham – Sân – Si. Do đó, khi niệm sẽ giúp con người có thể thoát khỏi sự ràng buộc của các yếu tố đó. Sự giải thoát nằm ngay ở trong tâm thanh tịnh mỗi người. Khi tâm mỗi người có sự an lạc, giải thoát tâm hồn thì bạn sẽ được sống với thế giới thanh tịnh chư Phật.
Nếu như hằng ngày chúng ta luôn vun bồi và tạo nhiều công đức lành sẽ nhận được kết quả an lạc, tái sinh vào một cảnh giới an lành. Tùy vào mức độ mà ta tu tập thì tự thân sẽ được sinh vào cảnh giới thích hợp.
Xem thêm: Nghi thức niệm Phật tại nhà sao cho đúng cách
Niệm Phật để đưa đến sự nhất tâm
Để làm tốt bất cứ việc gì thì chúng ta cần nhìn nhận rõ điều đúng sai, cần sống trong giây phút tỉnh thức. Khi ta đang làm một việc gì đó thì không thể vừa làm rồi miệng lại niệm Phật sẽ gây ảnh hưởng xấu.
Phật dạy con người đừng quá lệ thuộc vật chất hay tình cảm quá nhiều. Bởi con người khổ vì luôn phải sống với tham vọng, tưởng tượng. Hãy trở về sống với thực tế để loại bỏ phiền não, cuộc sống được an lành. Khi tâm bạn không bấn loạn, không bận tâm về xung quanh thì bạn sẽ đạt được sự an lành trong tâm hồn.
Xem thêm: Công đức và lợi ích khi niệm Phật
Niệm Phật để được vãng sinh
Cuối cùng, lợi ích của niệm là bạn sẽ được vãng sinh. Vãng sinh chính là sự kết thúc của cuộc đời này để sinh qua thế giới khác, từ lối sống này sang lối sống mới.
Sau khi bạn hiểu rõ sân là nguyên nhân gây sự đau khổ sẽ có thể khắc phục sai lầm, thay đổi tích cực. Bạn sẽ có cuộc sống bao dung tha thứ và đó cũng chính là vãng sinh.
Không cần phải chết mới được vãng sinh mà vãng sinh là sự thay đổi từ những đức tính xấu ác để trở về con đường thánh thiện, có tấm lòng độ lượng và bao dung. Do đó, hành giả cần tu tập, niệm hằng ngày để chúng ta tìm được nguồn an lạc, đoạn dứt phiền não.
Xem thêm: Hướng dẫn niệm Phật đúng cách trước khi ngủ
Ý nghĩa của niệm Phật
Khi tâm mình và Phật hội tụ sẽ khiến bản thân mình sáng ra, nhìn sự vật chính xác hơn để làm điều đúng đắn. Khi tâm mình tỉnh thức, biết rõ con người thật của mình sẽ không còn lo lắng gây nên tội lỗi, tạo nghiệp.
Việc niệm sẽ giúp tâm hồn chúng ta thanh thản, xóa bỏ mọi ưu tư và phiền muộn. Khi bạn áp dụng niệm đúng và thường xuyên sẽ có được sự thanh tịnh trong tâm hồn.
Tìm hiểu về pháp môn niệm Phật – Tịnh độ
Phật giáo Đại thừa phát triển và đa dạng hoá phương pháp tu tập nên có những pháp môn chú trọng đến tha lực, tức nhờ vào Phật lực mà hướng tới đạo quả, vượt thoát khổ đau. Đó cũng là lý tưởng của pháp môn Tịnh Độ.
Trên đây là những chia sẻ về niệm Phật một cách chi tiết nhất, thực hiện niệm Phật thường xuyên với tâm từ bi, hướng thiện sẽ mang đến nhiều lợi ích và công đức to lớn cho chúng sanh.
Tin liên quan
Mười nghiệp lành
Kiến thức 26/10/2024 09:13:05
Mười nghiệp lành
Kiến thức 26-10-2024 09:13:05
Công đức cúng dàng một thìa nước cơm
Kiến thức 25/10/2024 10:21:51
Công đức cúng dàng một thìa nước cơm
Kiến thức 25-10-2024 10:21:51
Vì sao Đức Phật im lặng trong 7 tuần sau khi thành đạo?
Kiến thức 25/10/2024 09:30:04
Vì sao Đức Phật im lặng trong 7 tuần sau khi thành đạo?
Kiến thức 25-10-2024 09:30:04
3 lời nguyện quan trọng nhất của Đức Phật A Di Đà đối với chúng sinh cõi Sa Bà
Kiến thức 24/10/2024 10:09:45
3 lời nguyện quan trọng nhất của Đức Phật A Di Đà đối với chúng sinh cõi Sa Bà
Kiến thức 24-10-2024 10:09:45
Đại Nhật Như Lai là ai?
Kiến thức 24/10/2024 09:45:37
Đại Nhật Như Lai là ai?
Kiến thức 24-10-2024 09:45:37
40 lượt thích 0 bình luận