Chùa Tây Phương – Di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội

24/07/2023 08:21:33 781 lượt xem

Chùa Tây Phương là ngôi chùa cổ nổi tiếng thu hút hàng nghìn lượt du khách ghé thăm và bái Phật. Ngôi chùa này có lịch sử lâu đời, được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2015. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích nhất về ngôi chùa Tây Phương ở Hà Nội. 

Giới thiệu chùa Tây Phương 

Ngôi chùa cổ này còn được gọi là Sùng Phúc Tự, tọa lạc tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết về quá trình Phật giáo truyền bá rộng rãi vào Việt Nam.  

Theo các chứng tích để lại thì Tây Phương cổ tự có từ thời Mạc Phúc Nguyên (1547 – 1561).  Vào năm 2015, ngôi chùa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt với 34 pho tượng bảo vật quốc gia với không gian rộng lớn, yên bình giúp mỗi người cảm thấy tâm hồn thanh tịnh hơn khi ghé thăm. 

Xem thêm: Khám phá các ngôi chùa trên toàn quốc 

Chùa Tây Phương _ Di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội

Lịch sử chùa Tây Phương

Chùa được xây dựng thế kỷ 8 tại Việt Nam. Lịch sử của ngôi chùa này được thể hiện qua các dấu mốc thời gian như sau: 

  • Năm 1632, dưới đời vua Lê Thần Tông, chùa đã được xây dựng thượng điện 3 gian, hậu cung, hành lang 20 gian. 
  • Tới năm 1657 – 1682, Tây Đô Vương Trịnh Lạc đã xây lại chùa mới. 
  • Năm 1794, chùa được trùng tu hoàn toàn và tên gọi Tây Phương Cổ Tự ra đời. Hiện nay, hình dáng bên ngoài và kiến trúc của chùa hầu như giống hoàn toàn so với năm 1794. 

Chùa Tây Phương ở đâu?

Tây Phương Cổ Tự nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km. Ngôi chùa nằm tại đỉnh đồi Câu Lâu, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Ngôi chùa có thiết kế cổ kính cùng nhiều vết tích thời gian nằm tĩnh lặng giữa cảnh sắc thiên nhiên bao la, hùng vĩ. 

Xem thêm: Chùa Trấn Quốc Hà Nội | Ngôi chùa linh thiêng hơn 1500 tuổi

Chùa Tây Phương _ Di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội (2)

Hướng dẫn đi chùa Tây Phương

Du khách có thể tự đi tới chùa bằng các phương tiện cá nhân hay xe công cộng. Nếu bạn đi bằng xe cá nhân hay taxi thì từ trung tâm thủ đô Hà Nội bạn đi theo đường Trần Duy Hưng – Đại lộ Thăng Long tới cầu vượt ngã tư Đại lộ Thăng Long – Thạch Thất thì rẽ trái vào Quốc Oai. Sau đó, bạn rẽ phải và đi  tới ngã tư Thạch Xá sẽ thấy biển chỉ đường vào chùa. 

Nếu bạn đi xe buýt hãy chọn đi tuyến xe số 89 Bến xe Yên Nghĩa – Thạch Thất – Bến xe Sơn Tây để xuống tại chùa Tây Phương.

Giá vé vào chùa Tây Phương

Ngôi chùa này mở cửa đón khách vào tất cả các ngày trong tuần. Trong đó, giá vé vào cửa khi tới chùa Tây Phương là không mất chi phí. 

Xem thêm: Chùa Tây Phương | Di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội

Độc đáo các vị A La Hán chùa Tây Phương

Tây Phương Cổ Tự xã Thạch Thất là nơi quy tụ các kiệt tác điêu khắc Phật Giáo Việt Nam. Trong đó, phải kể đến bộ tượng các vị La Hán chùa Tây Phương – tác phẩm kinh điển của nghệ thuật Việt Nam. Bộ tượng 18 vị La Hán được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình giàu cảm xúc, sống động.  

Chùa Tây Phương _ Di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội (3)

Hình ảnh 18 vị A La Hán chùa Tây Phương mang những dấu ấn khác nhau bao gồm: 

  1. Tôn giả Ca Diếp (Mahakasyapa) trước khi xuất gia là thợ kim hoàn nên bức tượng Ông có đeo nhiều trang sức.
  2. Tôn giả A Nan (Ananda) thường nhớ và đọc lại kinh Phật, nên được tạc trong tư thế ôm bộ kinh sách.  
  3. Bức tượng Thương Na Hòa Tu (Sanakavasa) mô tả dáng vẻ suy tư của ông đang  suy nghĩ về Ưu Bà Cúc Đa.
  4. Tượng Ưu Bà Cúc Đa (Upagupta) có tay trái cầm cuốn sách, tay phải cầm một thẻ tre và ngồi nhấp nhổm.
  5. Tượng Đề Đa Ca (Dhritaka) với khuôn mặt đậm nét đăm chiêu như đang chờ đợi người xứng đáng để trao truyền y bát.
  6. Tượng Di Giá Ca (Michakha) với thế đứng, khuôn mặt biểu lộ sự ngạc nhiên, cảm xúc sống động.

Chùa Tây Phương _ Di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội (4)

  1. Tượng Bà Tu Mật (Vasumatra) trong tư thế cung kính niệm Phật, quần áo trang phục chỉnh tề đẹp đẽ.
  2. Tượng Phật Đà Nan Đề tạo hình rất sinh động, dáng người béo tốt, tay cầm cái que đang ngoáy tai, quần áo xuề xòa.
  3. Tượng Phật Đà Mật Đa lúc ngộ giáo lý thể hiện qua việc đọc cuốn sách, mặt mũi hân hoan.
  4. Tượng Hiệp Tôn Giả (Parsva) được tạo hình ôm lấy thân cây.
  5. Tượng Mã Minh (Asvagosha) tạc ông đang thuyết pháp cho Rồng. 
  6. Tượng Ca Tỳ Ma La (Capimala) tại chùa Tây Phương có khuôn mặt mang vẻ điềm tĩnh, nghiêm nghị.
  7. Tượng Long Thụ được tạc trong tư thế ngồi kiết già, tay để trước bụng.
  8. Tượng La Hầu La Đa (Rahulata) đội khăn nhà giàu cao quý trên đầu, cầm gậy thể hiện uy thế, móng tay dài. Tuy nhiên Ông có khuôn mặt tượng mang vẻ đăm chiêu, khổ não.
  9. Tượng Tăng Già Nan Đề trong tư thế ngồi thiền bên bờ sông rất dân giã.
  10. Tượng Già Da Xá Đa được tạc trong tư thế đang bước đi, tay cầm chiếc gương tròn và hai ống tay áo bay phất phơ.
  11. Tượng Cưu Ma La Đa có dáng vẻ rất béo tốt, ung dung, miệng nhoẻn cười, tay cầm bông hoa to.
  12. Tượng Xà Dạ Đa có cơ thể gầy gò, tay cầm que gãi lưng nhưng có đầu rất to với trí tuệ siêu việt.

Xem thêm: Chùa Quán Sứ Hà Nội: Ngôi cổ tự linh thiêng nổi tiếng

Chùa Tây Phương _ Di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội (5)

Kiến trúc chùa Tây Phương

Bên cạnh việc có lịch sử lâu đời, sở hữu bộ tượng 18 Vị La Hán cổ xưa thì nơi đây còn có lối kiến trúc độc đáo. Chùa Tây Phương là một quần thể các đơn nguyên với nhiều hạng mục để bạn khám phá như sau: 

Tam quan hạ

Công trình đầu tiên của chùa Tây Phương Hà Nội mà bạn nên khám phá là Tam quan hạ. Tam quan mang ý nghĩa thể hiện 3 cách nhìn của Phật giáo là hữu quan, không quan, trung quan. Cụ thể, hữu quan đại diện cho những sự vật hiện hữu trong cõi đời, không quan mang ý nghĩa cái vô thường và trung quan đại diện cho sự trung dung của hai yếu tố sắc và không.

Chùa Tây Phương _ Di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội (6)

Tam quan thượng

Để đến tam quan thượng thì du khách sẽ phải leo 237 bậc đá ong  màu vàng hoặc nâu đỏ. Tại hai bên cột trụ của Tam quan thượng có đề 2 câu thơ đánh dấu thời khắc Đức Phật đản sinh.

Chùa Tây Phương _ Di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội (7)

Miếu Sơn thần

Miếu Sơn thần là đơn nguyên vừa đóng vai trò thờ thần núi vừa thờ Đức Ông. Miếu Sơn thần có diện tích khiêm tốn với kiến trúc gỗ lợp ngói truyền thống đầy ấn tượng.  

Chùa Tây Phương _ Di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội (8)

Chùa Hạ 

Đến với Chùa Tây Phương bạn đừng nên bỏ lỡ việc khám phá chùa Hạ nổi tiếng. Chùa chính gồm 3 nếp nhà song song tạo thành chữ “Tam” gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Tường của chùa Hà chủ yếu xây bằng gạch Bát Tràng mộc mạc và có các cửa sổ tròn quét vôi trắng theo triết lý “sắc sắc không không” của nhà Phật.

Chùa Tây Phương _ Di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội (9)

Chùa Hạ thờ tượng Phật Bà Thiên Thủ Thiên Nhãn, hai bên là tượng tiên Đồng Ngọc Nữ.  

Chùa Trung

Tiếp đến là chùa Trung với thiết kế hẹp nhưng cao hơn tòa Thượng và Hạ. Mỗi nếp có 2 tầng mái kiểu chồng diêm, các cột gỗ được kê trên đá tảng xanh khắc hình cánh sen. Chùa Trung thờ phật Tuyết Sơn – bức tượng minh họa thời kỳ khổ hạnh của đức Phật Thích Ca trước khi thành Phật.

Chùa Thượng 

Chùa Thượng có thờ các vị La Hán bố trí theo hàng dọc với ý nghĩa về những sự kiện trong cuộc đời Đức Phật. Các vị La Hán có dáng vẻ khác nhau, là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc và tạo hình Phật Pháp Việt Nam. 

Xem thêm: Khám phá chùa Mía: Nơi lưu giữ các pho tượng cổ độc đáo

Nhà tổ, nhà mẫu, nhà khách

Một trong các hạng mục kiến trúc khác tại Chùa Tây Phương Hà Nội mà bạn nên khám phá là nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà Khách. Trong đó, nhà Tổ – Nhà Mẫu kết cấu theo kiểu chữ “Nhị”(=) vừa thờ Tổ vừa thờ Mẫu. Nhà khách có lối kiến trúc truyền thống và đồng điệu với phong cách kiến trúc các đơn nguyên.

Chùa Tây Phương _ Di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội (10)

Lễ hội chùa Tây Phương

Du khách đừng quên ghé thăm Tây Phương Cổ Tự để khám phá lễ hội đặc sắc diễn ra ngày 6/3 âm lịch và kéo dài đến 10/3. Tại lễ hội có nhiều hoạt động thu hút du khách.

Ví dụ, vào ngày chính hội, người dân đi lấy nước thiêng để làm lễ Mộc Dục và lễ dâng hương. Du khách ghé tới chùa còn có cơ hội tham gia trò chơi dân gian như kéo co, cờ người,…

Chùa Tây Phương _ Di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội (11)

Lưu ý khi đi chùa Tây Phương

Để có chuyến tham quan điểm du lịch tâm linh thì bạn nên lưu ý như sau: 

  • Khi đến nơi linh thiêng như Tây Phương Cổ Tự thì bạn không nên ăn mặc  trang phục quá màu mè hay gây phản cảm. 
  • Khi mang lễ vật đến thì bạn không nên dâng lễ mặn mà nên chuẩn bị đồ chay như xôi chè, oản, hương hoa.
  • Bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng sự linh thiêng, bình yên nơi đây.  
  • Không tùy ý đụng, chạm đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ trong chùa. 
  • Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm cảnh quan môi trường ngôi chùa.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình xung quanh chùa.

Giá trị nghệ thuật của 18 bức tượng tổ truyền đăng chùa Tây Phương

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về chùa Tây Phương để bạn đọc, Phật tử tham khảo. Đến viếng thăm Tây Phương Cổ Tự bạn sẽ cảm nhận sự bình yên dâng đầy trong tâm hồn, xua tan mệt mỏi của cuộc sống.

24 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định

Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17

Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật

Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57

Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”

Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36

Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ

Du lịch chùa 24/08/2024 11:05:22

Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”

Du lịch chùa 30/07/2024 16:48:58