Giáo hóa thủ ấn là gì? Ý nghĩa sâu xa không phải ai cũng biết

19/12/2023 15:10:52 1737 lượt xem

Giáo hóa thủ ấn là một trong 7 thủ ấn quan trọng trong Phật giáo. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của biểu tượng này. Hãy cùng nhau tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Mỗi khi đến chùa mọi người sẽ được chiêm bái những pho tượng Phật hay tranh Phật. Đặc biệt, mỗi hình tượng của Đức Phật đều được khắc họa với tư thế tay khác nhau. Các tư thế này nhiều người sẽ nghĩ đơn giản chỉ là một cử chỉ tự nhiên. Tuy nhiên, cử chỉ này thể hiện dấu hiệu của Phật tính đó gọi là thủ ấn Phật, trong tiếng Phạn gọi là Mudra. 

Thủ ấn là gì?

Thủ ấn.

Thủ ấn (mudrā) hay còn gọi là ấn thủ, ấn tướng. Thủ ấn Phật chính là dấu ấn thể hiện được khắc họa tư thế tay đặc biệt thường thể hiện ở bàn tay và ngón tay. Đây vừa là dấu hiệu của tính chất Phật. Thủ ấn xuất hiện tại Ấn Độ giáo và Phật giáo tượng trưng cho tinh thần tràn đầy năng lượng được sử dụng trong hình tượng và thực hành tâm linh của các tôn giáo tại Ấn Độ. 

Trong đạo Phật, các Đức Phật thường được khắc họa tư thế tay đặc biệt, thường là các ấn nơi ngón tay và mỗi biểu tượng sẽ mang một ý nghĩa đặc biệt riêng. 

Ngoài ra, thủ ấn còn được hiểu là các tư thế chính mà Phật dùng trong đời sống hằng ngày hay thuần túy hơn chính là các tư thế của Phật. Và thủ ấn được dùng để miêu tả, trình bày hình tượng của Đức Phật. 

Có 7 thủ ấn quan trọng thường được thể hiện phổ biến khi khắc họa trong tranh và tượng Phật nhất:

  • Thiền thủ ấn (Dhyana Mudra).
  • Thí nguyện thủ ấn ( Varada Mudra)
  • Vô úy thủ ấn (Abhaya Mudra)
  • Giáo hóa thủ ấn (Vitarka Mudra)
  • Chuyển pháp luân thủ ấn (Dharmachakra Mudra)
  • Trì bình thủ ấn (Patahattha Mudra)
  • Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra)

Giáo hóa thủ ấn

Giáo hóa thủ ấn.

Giáo hóa thủ ấn hay còn gọi là Ấn giáo hóa, tượng trưng cho giai đoạn thuyết giảng Kinh Phật trong cuộc đời của Ngài. Án thủ này được gọi là Biện minh ấn, tượng trưng cho việc Đức Phật kêu gọi mọi người giải quyết vấn đề, hiện tượng qua tư duy và biện luận.

Biểu tượng Giáo hóa thủ ấn, tay phải Phật chỉ lên, bàn tay trái chỉ xuống, hai lòng bàn tay đều hướng lên phía trước. Tay phải để ngang vai, tay trang đặt ngang bụng. Mỗi bàn tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau tạo thành hình tròn tượng trưng cho dòng năng lượng liên tục luân chuyển. 

Ấn giáo hóa cũng có dạng khác là ngón trỏ và ngón cái co lại, các ngón khác duỗi thẳng, lòng bàn tay trái hướng lên trên còn tay phải hướng xuống. 

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ ấn trong Phật giáo, đặc biệt là hiểu rõ hơn về ý nghĩa của biểu tượng Giáo hóa thủ ấn. Đừng quên thường xuyên cập nhật website Bchannel.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!

54 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Cách chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát: Phát nguyện, hồi hướng

Kiến thức 13/03/2025 01:24:37

Cách chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát: Phát nguyện, hồi hướng

Kiến thức 13-03-2025 01:24:37

Chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để tiêu trừ nghiệp chướng và gia tăng phước báu. Đây là một việc làm dễ thực hiện được nhiều Phật tử áp dụng và nhận thấy có công đức lớn hơn so với việc chép toàn bộ kinh Địa Tạng Vương.
160 lượt xem 0 Bình luận

Tịnh Nghiệp Tam Phước là gì? Bao gồm gì? Cách tu

Kiến thức 13/03/2025 01:20:33

Tịnh Nghiệp Tam Phước là gì? Bao gồm gì? Cách tu

Kiến thức 13-03-2025 01:20:33

Tịnh nghiệp tam phước là pháp tu "Tán Thiện" dành cho phàm phu, giúp ổn định tâm trí và tu Tịnh Nghiệp. Pháp này được Phật dạy cho Bà Vi Đề Hy trong kinh Quán Vô Lượng Thọ để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
57 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu Đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát

Kiến thức 13/03/2025 01:15:31

Cách chép hồng danh Phật Dược Sư: Phát nguyện, hồi hướng

Kiến thức 13/03/2025 01:09:13

Tụng chú Đại Bi có thật sự tiêu trừ được mọi tội lỗi?

Kiến thức 13/03/2025 00:40:54