Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trải Qua 8 Nhiệm Kỳ Đã Thay Đổi Những Gì?
Hướng đến Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ IX, cùng Truyền hình An Viên nhìn lại 8 nhiệm kỳ 41 năm đã qua. 41 năm một chặng đường cùng 8 nhiệm kỳ Đại hội trải qua đã giúp cho tình đoàn kết hòa hợp của mọi giáo phái Phật giáo Việt
Hướng đến Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ IX, cùng Truyền hình An Viên nhìn lại 8 nhiệm kỳ 41 năm đã qua.
41 năm một chặng đường cùng 8 nhiệm kỳ Đại hội trải qua đã giúp cho tình đoàn kết hòa hợp của mọi giáo phái Phật giáo Việt Nam từ đông đảo các tầng lớp Tăng Ni, Phật tử một lòng thống nhất, một lòng bền chặt trong mọi hoàn cảnh từ sau thống nhất đất nước đến giai đoạn mới là điều vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa.
Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc là sự kiện quan trọng để Phật Giáo Việt Nam nhìn lại và định hướng mới đường lối phát triển đúng với chủ trương: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội.”
“Trong nhiệm kỳ đầu tiên sau khi thống nhất, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xây dựng được cơ cấu tổ chức chung cho các tổ chức Phật giáo, Chư Tôn đức và Tăng, Ni, tín đồ Phật tử toàn quốc. Đây là điều mà các Hệ phái, tôn phái trước đó chưa thực hiện được.
Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam
Đại hội suy tôn 50 vị Hòa thượng vào Hội đồng Chứng minh và suy cử 49 vị Hòa thượng vào Hội đồng Trị sự trong bộ máy Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam
Đức đệ nhất Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở nhiệm kỳ này là cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận”
“Ở nhiệm kỳ 2, Hội đồng Trị sự và ban Thường trực của hội đồng Trị sự đã hoàn thành bản Nội quy Ban Thường thực và thành lập 2 văn phòng Trung ương Giáo hội
Trong quá trình hoạt động, từng bước rút ra các kinh nghiệm thiết thực, tăng tính hiệu quả cho các hoạt động của bộ máy Trung ương và qua đó mối quan hệ lề lối làm việc giữa lãnh đạo Trung ương Giáo hội và các đơn vị Giáo hội địa phương ngày càng nề nếp hơn.”
“Trong nhiệm kỳ 3, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát triển và hoàn thiện các mặt hoạt động của 10 Ban Ngành, Viện từ trung ương đến địa phương
Đại hội suy tôn 33 vị Hòa thượng vào Hội đồng Chứng minh và suy cử 70 vị Hòa thượng vào Hội đồng Trị sự trong bộ máy Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam
Đệ nhất Pháp chủ Hòa thượng Thích Đức Nhuận
Đức đệ nhất Pháp chủ Hội đồng Chứng minh giáo hội Phật giáo Việt Nam ở nhiệm kỳ này vẫn là cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận đảm nhiệm.”
“Nhiệm kỳ 4 mở ra, Đại hội suy tôn 67 vị Hòa thượng vào Hội đồng Chứng minh và suy cử 94 vị Hòa thượng vào Hội đồng Trị sự trong bộ máy Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Điểm mới trong nhiệm kỳ này đó là đổi tên Ban Hướng dẫn Nam Nữ Phật tử thành Ban Hướng dẫn Phật tử. Mở thêm các lớp Cao đẳng Phật học tại 3 địa phương: TP HCM, TP Cần Thơ và Bà Rịa – Vũng Tàu
Đức đệ nhị Pháp chủ Hòa thượng Thích Tâm Tịch
Đức đệ nhị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở nhiệm kỳ này là cố Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch.”
“Điểm đáng chú ý là Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được thành lập. Hệ thống trường Trung cấp tăng lên con số 30, Cao đẳng 8 tại một số địa phương trên cả nước
Đại hội suy tôn 85 vị Hòa thượng vào Hội đồng Chứng minh và suy cử 120 vị Hòa thượng vào Hội đồng Trị sự trong bộ máy Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.”
“Bước thay đổi lớn trong quá trình phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặc biệt là cái tiến nhân sự trẻ có trình độ uy tín năng lực tham gia vào bộ máy lãnh đạo của Phật giáo các cấp
Hệ thống tổ chức được nâng lên 3 cấp thay vì 2 cấp như cũ: Trung ương – Tỉnh – Huyện
Đại hội suy tôn 97 vị Hòa thượng vào Hội đồng Chứng minh và suy cử 195 vị Hòa thượng vào Hội đồng Trị sự trong bộ máy Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Đức đệ tam Pháp chủ Hòa thượng Thích Phổ Tuệ
Đức đệ tam Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở nhiệm kỳ này là cố Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đảm nhiệm.”
“Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập thêm 2 đơn vị mới đó là Ban Pháp chế và Ban Kiểm soát. Ban Truyền thông được đổi tên thành Ban Thông tin truyền thông giúp tổng số Ban Ngành, Viện tăng lên 13 đơn vị
Đại hội suy tôn 98 vị Hòa thượng vào Hội đồng Chứng minh và suy cử 265 vị Hòa thượng vào Hội đồng Trị sự trong bộ máy Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.”
“Giai đoạn này bộ máy cơ cấu tổ chức ngày càng được củng cố, hoàn thiện, và phát triển để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Giáo hội, xu hướng đổi mới của đất nước và những biến chuyển nhanh chóng của Thế giới.
Đại hội suy tôn 96 vị Hòa thượng vào Hội đồng Chứng minh và suy cử 270 vị Hòa thượng vào Hội đồng Trị sự trong bộ máy Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.”
Chúc cho Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 9 nhiệm kỳ 2022-2027 sẽ thành tựu viên mãn.
Tin liên quan
Bế mạc Đại hội Đại biểu Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX
Đại hội Phật giáo 15/05/2023 03:07:36
Bế mạc Đại hội Đại biểu Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX
Đại hội Phật giáo 15-05-2023 03:07:36
Giới Thiệu Hiến Chương GHPGVN Là Gì? Có Ý Nghĩa Gì Đối Với Phật Giáo Việt Nam
Đại hội Phật giáo 15/05/2023 03:04:29
Giới Thiệu Hiến Chương GHPGVN Là Gì? Có Ý Nghĩa Gì Đối Với Phật Giáo Việt Nam
Đại hội Phật giáo 15-05-2023 03:04:29
Minigame “Tôi xem Đại hội IX Giáo hội Phật giáo Việt Nam” – Cứ Xem Là Trúng
Đại hội Phật giáo 15/05/2023 02:55:03
Minigame “Tôi xem Đại hội IX Giáo hội Phật giáo Việt Nam” – Cứ Xem Là Trúng
Đại hội Phật giáo 15-05-2023 02:55:03
Đại hội IX biểu quyết thông qua bản tu chỉnh Hiến chương Giáo hội
Đại hội Phật giáo 15/05/2023 02:51:49
Đại hội IX biểu quyết thông qua bản tu chỉnh Hiến chương Giáo hội
Đại hội Phật giáo 15-05-2023 02:51:49
Đoàn Phật giáo Tịnh độ tông Nhật Bản chúc mừng sự thành công của Đại hội IX
Đại hội Phật giáo 15/05/2023 02:46:45
Đoàn Phật giáo Tịnh độ tông Nhật Bản chúc mừng sự thành công của Đại hội IX
Đại hội Phật giáo 15-05-2023 02:46:45
13 lượt thích 0 bình luận