Những vị “Bồ Tát” giữa đời thường

07/08/2023 14:46:40 591 lượt xem

Bồ Tát có rất nhiều hóa thân khác nhau để giúp đỡ người cần, và rất có thể ở thời điểm hiện tại, chính Ngài cũng đang ở đâu đó và trong một hình dạng nào đó. Nhân dịp ngày vía Quan thế âm bồ tát thành đạo, xin mời Quý vị cùng Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên tìm hiểu về những câu chuyện Quan âm Bồ tát giữa đời thường trong cuộc sống chúng ta.

Quán Thế Âm Bồ Tát thể hiện cao độ của lòng Bi mẫn, một trong hai dạng của Phật tính. Vì vậy, danh hiệu của ngài thường kèm theo từ Đại bi. Bồ Tát có rất nhiều hóa thân khác nhau để giúp đỡ người cần, và rất có thể ở thời điểm hiện tại, chính Ngài cũng đang ở đâu đó và trong một hình dạng nào đó. Nhân dịp ngày vía Quan thế âm bồ tát thành đạo, xin mời Quý vị cùng Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên tìm hiểu về những câu chuyện Quan âm Bồ tát giữa đời thường trong cuộc sống chúng ta.

Quán Thế Âm Bồ Tát là tên nguyên bản tiếng Phạn, dịch nghĩa Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian. Bản dịch tiếng Hoa đầu tiên bởi Ngài Đường Huyền Trang là Quán Tự Tại. Bản dịch này đã dần dần được thay đổi thành Quan Âm như ngày nay thường gọi. Theo quan niệm Phật giáo đại thừa, Quan Âm Bồ tát ngự tại Phổ đà sơn, miền Đông Trung Hoa, đó là một trong tứ đại danh sơn, là bốn trú xứ của bốn Đại Bồ Tát theo Phật giáo Trung Hoa. Đến thế kỷ 10 – Quan Âm Bồ tát còn được thể hiện dưới dạng nam giới, thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quán Âm để râu. Đến khoảng cuối thế kỷ thứ 10 thì Quan Âm Bồ tát được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân.

Trong Diệu pháp liên hoa kinh, Quán Thế  Âm Bồ tát có 32 hóa thân. Sau này lại có thêm 33 hóa thân khác của Quán Âm, những hóa thân này không dựa vào Kinh sách mà chỉ dựa vào tư tưởng hóa độ lục đạo kết hợp với 33 Ứng hóa thân trên pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản và Trung Hoa mà tạo thành. Bên cạnh đó, Quan Thế Âm Bồ tát cũng hay được biết đến với hình tượng nghìn mắt, nghìn tay và được gọi là Quan Âm thiên thủ thiên nhãn. Những cánh tay ở đây vừa là ánh hào quang độ lượng của Phật, vừa tượng trưng cho những bàn tay dang ra cứu vớt đời, vừa là những con mắt thấu suốt, yêu thương, hiểu biết muôn loài.

Chính vì lẽ đó mà hạnh nguyện của Ngài vẫn được rất nhiều người noi theo và họ thường được ví như những vị Bồ Tát giữa đời thường. Lẽ dĩ nhiên, đấy là người đời gọi họ là như vậy… chứ không ai lại nhận mình sánh cùng Bồ Tát cả. Đó có thể là những cô giáo miệt mài cõng con chữ về với các cô cậu học trò nhỏ vùng cao. Dù nơi ấy còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Và thậm chí còn hy sinh cả thân mình.

Hay họ chính là những người mẹ áo nâu, dang rộng nuôi dưỡng rất nhiều mảnh đời bất hạnh. Như tại chùa Diệu Giác – TP.Thủ Đức, TPHCM, trong suốt nhiều năm, Ni trưởng Thích nữ Như Trí, trụ trì chùa cùng chư Ni và các tỉnh nguyện viên đã che chở và nuôi dưỡng những em nhỏ mang trong mình căn bệnh thế kỷ với tình yêu và sự cảm thông sâu sắc. Quan trọng hơn ở nơi đây, sự kỳ thị hay phân biệt với trẻ có H không bao giờ tồn tại.

Chùa Sùng Tích, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội những ngày đầu tháng 8; 4 đứa trẻ, nhỏ nhất là 12 tuổi, lớn nhất là 17 tuổi quây quầy vui chơi. Trên gương mặt vô tư lự ấy, nụ cười các em vẫn thường trực, ngời sáng. Bởi ngoại trừ anh lớn Tài, thì các bé đều không biết mình là trẻ được nhận nuôi. Các con thường hỏi nhau xem ai là người được sinh ra ở nách phải, ai là người được sinh ra ở nách trái của sư cô trụ trì ngôi chùa nay. Đó cũng chính là cách, người mẹ nhân từ ấy bảo vệ tâm hồn non nớt của các con.

15 năm về trụ trì tại ngôi chùa Sùng Tích, Sư cô Thích Diệu Đoan đã nhận nuôi 18 trẻ mồ côi, giúp các con ăn học, đi làm và lập gia đình. Trong chặng đường đó, bao sự lo lắng, vất vả, bao mồ hôi, nước mắt đã rơi xuống, bao lời dị nghị dèm pha, nhưng với Sư cô tất cả vẫn luôn là may mắn, hạnh phúc và là nhân duyên thù thắng.

Vất vả là vậy, nhưng người mẹ, người thầy ấy vẫn chưa từng một lần nản lòng. Như trong thời gian bị giãn cách bởi Covid, các bé phải học online, khiến Tú Tài, cậu bé đang tuổi dậy thì nổi loạn đầy nhạy cảm đã nghiệm game. Không biết bao lần em dối Sư Cô, trộm tiền, bỏ theo chúng bạn. Không biết bao lần, Sư cô phải lo lắng, trắng đêm, nhờ người hỗ trợ tìm kiếm. Thậm chí, dân làng còn khuyên Sư cô nên buông tay, kệ em với đời.

Không chỉ nuôi ăn học nên người, bao năm qua, sư cô giữ gìn cẩn thận mọi giấy tờ, kỷ vật khi nhận nuôi và nhờ Phật tử kết nối thông tin, tìm kiếm cha mẹ các bé. Bởi sông có khúc, người có lúc, biết đâu khi hoàn cảnh thay đổi thì cha mẹ các em sẽ muốn nhận lại con mình. Đó cũng chính là nỗi lòng canh cánh của người thầy luôn mong các con được hạnh phúc trọn vẹn.

Trái tim Bồ tát của người mẹ chưa từng làm mẹ đã lan tỏa và tác động mạnh mẽ đến cộng đồng, giúp mỗi người thấy rõ hơn trách nhiệm chung tay nuôi dưỡng, chăm sóc những đứa trẻ thiệt thòi để các con được sống, học tập, và trưởng thành hạnh phúc. Phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật, mỗi hành động từ bi ý nghĩa chính là bông tươi thắm nhất dâng lên Đức Quán Thế Âm Bồ Tát nhân kỷ niệm ngày Người thành đạo.

Mời quý vị đón xem toàn bộ Tiêu điểm: Những vị “Bồ Tát” giữa đời thường:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 trên kênh YouTube.

29 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật khu vực phía Bắc

Tin Phật sự 17/11/2024 18:18:23

Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tin Phật sự 12/11/2024 14:14:49

Trung ương Giáo hội viếng tang cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh

Tin Phật sự 07/11/2024 11:48:06

Cháy chùa Phổ Quang 800 tuổi ở Phú Thọ

Tin Phật sự 23/10/2024 15:22:49

Kỷ niệm 35 năm Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam: Tầm nhìn, Sứ mệnh và Di sản

Tin Phật sự 19/10/2024 21:05:57