Nhớ lời Phật dạy để giải thoát nghèo khổ, hướng tới giàu sang phú quý

09/08/2023 18:26:06 1099 lượt xem

Thế nào là cuộc sống giàu sang? Làm sao để thoát khổ chắc chắn là câu hỏi được nhiều đặt ra và đi tìm kiếm câu trả lời. Cùng suy ngẫm lời Phật dạy về cách thoát khỏi kiếp nghèo để cuộc sống trở nên giàu có.

Giàu sang, phú quý là ước vọng và mong muốn chính đáng của mỗi con người. Thế nhưng để có được cuộc sống giàu sang về vật chất lẫn tinh thần là điều không phải dễ dàng. Con người muốn hưởng cuộc sống giàu sang thì phải siêng năng tích đức và nhớ lời Phật dạy để bản thân và con cháu đời sau hạnh phúc, ấm no.

Cùng là số phận con người nhưng tại sao lại có người giàu sang và người nghèo khó. Theo quan điểm của Phật giáo, kiếp này nghèo khổ hay giàu sang đều do quả báo thiện – ác từ kiếp trước của mỗi người chiêu cảm, tạo ra. 

Trên thực tế cho thấy, chúng ta thường có thói quen than trời, trách đất và luôn đặt câu hỏi không ngừng lý do tại sao mình nghèo dù đã cố gắng nỗ lực.

Đức Phật dạy rằng, có 3 điều để mang lại cuộc sống giàu sang và hạnh phúc cho đời sống trong kiến này và trong kiếp sau, đó là: Nếu muốn cuộc sống sau này sung túc đừng lười, biết đủ thì nghèo cũng thành giàu và nhớ lời Phật dạy giải thoát nghèo khổ.

Nếu muốn cuộc sống sau này sung túc, đừng lười!

Bài Kinh Bại Vong có viết:

“Người ưa ngủ nghỉ, hội chúng đông

Thụ động, biếng nhác thích ngồi không

Buông lung tâm lý, thường phẫn nộ,

Chính cửa bại vong khó thành công”.

Trong lời kinh này bậc giác ngộ chỉ cho chúng ta thấy rõ hậu quả của lối sống lười biếng, tiêu cực. Những người lười lao động, thích tụ tập chơi bời mà không có lý tưởng sống tốt đẹp, thường xuyên nóng nảy thì chắc chắn sẽ rơi vào vòng khổ não. 

Đây cũng chính là trở ngại lớn nhất của việc phát triển hạt giống thiện trong tâm. Đồng thời, kìm hãm sự tiến bộ và nguyên nhân chính là ngủ nghỉ quá nhiều, ham chơi lãng phí thời gian, không nhận thức được những nỗi khổ, niềm đau kéo dài. 

Đức Phật dạy rằng, những người lười biếng sẽ phá hạnh nghiệp tại gia biến gác thì cơm áo chẳng đủ no, gia nghiệp dần suy  kiệt và cuộc sống sẽ mãi chìm trong đói nghèo. 

Biết đủ thì nghèo cũng thành giàu

Dù chúng ta đang tận hưởng cuộc sống giàu sang hay khổ cực thì người biết đủ luôn cảm thấy cuộc sống an nhiên. Ngược lại, những người không biết đủ sẽ luôn cảm thấy cuộc sống ưu phiền. 

Cổ nhân đã dạy: “Biết đủ thường vui, người không biết đủ, dù ở thiên đường cũng thấy khổ”. Ở mỗi hoàn cảnh chúng ta đều phải nhìn nhận thực tế và thay đổi cái tâm của chính mình trong từng hoàn cảnh. Có tâm biết đủ là quý trọng những gì có ở hiện tại, như trong bài Kinh Châu Báu, có viết:

“Sống giữ lòng ít dục

Ở đời biết tri túc

Với ý thật kiên trì

Là châu báu bất tử”.

Cuộc sống thường nhật của chúng ta cần thực hành hạnh ít muốn và biết đủ tùy vào trong nếp sống của bản thân. Bởi nếu như hạ thấp đi tâm mong cầu của bản thân chắc chắn chúng ta sẽ cảm nhận được nguồn bình an, tự tại.

Một cuộc sống biết đủ luôn đem lại cho con người hy vọng và sự tự tin và đây cũng chính là yếu tố giúp mỗi chúng ta có thể tìm được chiếc chìa khóa thành công trong cuộc đời của mình. 

Theo lẽ thường tình, khi con người sống quá nghèo khổ thường dễ sinh tâm oán hận cuộc đời bất công. Thường xuyên nóng nảy, bức bối và cáu giận, bất mãn. Nhất là đối với những người không hiểu về lý nhân quả. 

Bởi vậy, những người đã thấm nhuần được lời Phật dạy thấu suốt lý nhân quả thì dù ở hoàn cảnh nào cũng đều sống hoan hỷ. Bởi họ hiểu được rằng, nhân mình đã gieo trước kia keo kiệt, bủn sỉn, ham lấy của người, không giúp đỡ ai nên kiếp này nhận quả như vậy. Việc quan trọng nhất để chuyển kiếp nghèo khổ chính là phát triển hạnh lành phát hạnh bố thí.

Thế nên học theo lời Phật dạy, chúng ta cần phải nỗ lực phát trừ nguyên nhân của nghèo khổ. Bố thí là công hạnh không thể thiếu của một vị Bồ tát hay của một đệ tử Phật. Tuy nhiên, tâm bố thí ấy cần phải bình đẳng đối với mọi chúng sinh bất kể là người thân hay người lạ, bất kể là người ghét hay người thương. 

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 trên kênh YouTube.

27 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp?

Ứng dụng 05/10/2024 10:29:34

Phật tử nên niệm Nam Mô “A Di Đà Phật” hay “A Mi Đà Phật”?

Ứng dụng 04/10/2024 09:18:00

Không trộm cắp được thành tựu 10 loại quả báo thù thắng

Ứng dụng 03/10/2024 08:30:32

Trì Chú Dược Sư 108 Biến – Tiêu tai bệnh tật, khổ đau

Ứng dụng 23/09/2024 11:42:02

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Ứng dụng 21/09/2024 11:36:23

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Ứng dụng 21-09-2024 11:36:23

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn" nhắc nhở chúng sinh sống hướng thiện, làm việc tốt, và thành tâm niệm Phật cũng như niệm Quán Thế Âm.
3304 lượt xem 0 Bình luận