Khẩu nghiệp là gì? Bốn loại khẩu nghiệp và cách tu chính xác

15/08/2023 08:47:04 1946 lượt xem

Khẩu nghiệp được xem là một trong những tội nghiệp mà con người dễ mắc phải nhất được ghi chép trong kinh Phật. Vậy khẩu nghiệp là gì? Có những loại nào và cách tu khẩu nghiệp ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khẩu nghiệp để tránh mắc phải. 

Khẩu nghiệp là gì?

Khẩu nghiệp là nghiệp xấu ác do những lời nói của bản thân mỗi người gây ra.

Cụ thể, bạn sẽ có không ít lần lỡ lời, đưa ý xấu vào lời nói của mình gây nên tổn thương cho người khác. Những điều này vô tình tích nghiệp cho bản thân về lâu dài, gây nên nhiều bất hạnh trong cuộc sống.  Việc tu khẩu sẽ giúp bạn an nhiên trong cuộc sống và tích phúc lành cho chính mình.

Khẩu nghiệp là gì_ Bốn loại khẩu nghiệp và cách tu chính xác

Bốn loại khẩu nghiệp trong Phật giáo

Bạn đọc có thể tham khảo một số loại khẩu nghiệp sau để tránh mắc phải:  

Vọng ngữ

Vọng ngữ thể hiện những lời nói dối, bịa đặt sai lệch với sự thật về ai đó, sự việc gì đó. Khi bạn nói dối người khác, lừa lòng tin của họ thì bạn đã phạm phải khẩu nghiệp. Nếu lời bịa đặt của bạn gây ra hậu quả nghiêm trọng và khiến người khác gặp phải khó khăn, tiêu cực thì nghiệp quả bạn nhận lại rất nặng. 

Trong cuộc sống, lời nói dối vô hại giúp người bị lừa trở nên tốt hơn, đi theo hướng tích cực sẽ được ân xá giảm tội tùy mức độ.

Khẩu nghiệp là gì_ Bốn loại khẩu nghiệp và cách tu chính xác (2)

Khẩu nghiệp ỷ ngữ

Ỷ ngữ hay xảo ngữ được coi là khẩu nghiệp nặng hơn vọng ngữ. Có nghĩa, con người dùng lời nói xảo trá, thêu dệt sai sự thật nhằm hãm hại người khác. Những lời nói này sẽ tạo ra nghiệp khiến người nói phải nhận lấy những điều không tốt đẹp. 

Nghiệp nhãn tiền mà người phạm phải ỷ ngữ là bị tất cả mọi người xung quanh xem thường. Thậm chí sẽ bị trả đũa lại khi gieo nghiệp với những người xấu.

Xem thêm: Nhân quả báo ứng khẩu nghiệp hiện đời mà bạn nên biết

Khẩu nghiệp là gì_ Bốn loại khẩu nghiệp và cách tu chính xác (3)

Lưỡng thiệt

Những lời nói đâm chọt mức độ nặng là loại khẩu nghiệp lưỡng thiệt. Khẩu nghiệp lưỡng thiệt còn có ý nghĩa miêu tả người có tính ba phải, gió chiều nào theo chiều đó. 

Ác khẩu

Ác khẩu là thứ mang lại nghiệp nặng nhất, thể hiện người luôn dùng lời lẽ thô thiển, độc ác với tâm địa xấu xa. Người ác khẩu thường rất nóng nảy, dễ chửi rủa người khác gây sự tổn thương.

Khẩu nghiệp là gì_ Bốn loại khẩu nghiệp và cách tu chính xác (4)

Để không nhận quả đắng do khẩu nghiệp gây nên, bạn nên học cách kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ cẩn thận trước khi nói. Thay vì nóng giận thì bạn hãy dùng lời lẽ từ cái tâm nhẹ nhàng để người khác thấu hiểu.

Nhân quả khó lường khi khẩu nghiệp

Ở trên chúng ta đã hiểu rõ khẩu nghiệp là gì, vậy báo ứng mà khẩu nghiệp gây ra như thế nào? Theo đạo Phật, đây là một trong những loại nghiệp nặng nhất mà chúng sinh không nên phạm phải để có cuộc sống an nhiên. Bởi vì báo ứng mà khẩu nghiệp tạo nên rất khủng khiếp, đến nhanh hay chậm tùy theo.

Khẩu nghiệp là gì_ Bốn loại khẩu nghiệp và cách tu chính xác (5)

Mỗi loại khẩu nghiệp sẽ tạo ra loại nhân quả khó lường khác nhau như sau: 

  • Những người thường xuyên có thói quen oán thán, kêu ca cả đời sẽ phải chịu cảnh bần hàn, khó có được sự bình an.
  • Người thường xuyên chửi rủa, quát tháo người khác bị mọi người xa lánh, không có người giúp đỡ, san sẻ.
  • Người hay nịnh nọt người khác sẽ rất khó thăng tiến và trọng dụng hay không có bị bền lâu trong công việc.  
  • Người thích đặt điều, châm chọc người khác sẽ mãi cô đơn trên con đường của mình.

Xem thêm: Nghi thức tụng Kinh Sám Hối khẩu nghiệp chính xác

Cách tu khẩu nghiệp 

Thực tế, rất nhiều người phạm phải khẩu nghiệp trong cuộc sống mà có thể không nhận thấy được. Để tránh những báo ứng gây ra do khẩu nghiệp, chúng ta nên học cách tu khẩu như sau: 

Trì giới mà Phật đưa ra

Theo Phật pháp, giới luật của Phật đặt ra không phải trừng phạt người không thi hành mà giúp người thi hành được hưởng quả vị tốt đẹp. Việc mỗi người tuân theo các trì giới mà Phật đưa ra sẽ tránh được các khẩu nghiệp trong cuộc sống. 

Khẩu nghiệp là gì_ Bốn loại khẩu nghiệp và cách tu chính xác (6)

Đọc Kinh, niệm Phật

Đọc Kinh, Niệm Phật cũng là cách để mỗi người có được sự an lành trong tâm hồn, không so đo tính toán. Tụng Kinh Phật hàng ngày sẽ giúp chúng ta có được sự nhẫn nại, suy nghĩ kỹ lời nói của mình tránh gây tổn thương người khác. 

Kiềm chế cơn nóng giận

Không lớn tiếng quát mắng những người xung quanh bằng những lời nói thô thiển, xúc phạm. Chúng ta cần kiềm chế cơn nóng giận của mình, đưa ra những lời hay ý đẹp để góp ý cho ai đó. Hãy thể hiện sự bao dung trong suy nghĩ, lời nói đối với mọi người xung quanh. 

Xem thêm: Lời Phật dạy về khẩu nghiệp chính xác nghe mà thấm

Khẩu nghiệp là gì_ Bốn loại khẩu nghiệp và cách tu chính xác (7)

Vững tin nhân quả 

Cuối cùng, bạn hãy vững tin vào nhân quả, làm điều thiện sẽ nhận được bình an, hạnh phúc. Khi bạn khẩu nghiệp, làm điều xấu sẽ nhận về báo ứng, cuộc sống bần hàn. Từ đó mỗi người sẽ có cách để tu khẩu nghiệp, tránh gây tổn thương cho người khác bằng lời nói.

Video đừng vô tình đi gieo rắc khẩu nghiệp: Ghi nhớ và tránh ngay!

Trên đây là những chia sẻ về khẩu nghiệp là gì, cách tu khẩu hiệu quả để có được cuộc sống an vui, hạnh phúc. Tin vào nhân quả, thực hiện những điều thiện lành như Phật chỉ dạy sẽ giúp chúng ta nhận được nhiều quả vị ngọt ngào. 

46 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6326 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1144 lượt xem 0 Bình luận