Mâm cỗ trung thu có những gì? Ý nghĩa và cách bày đẹp mắt

13/09/2023 17:08:05 659 lượt xem

Mâm cỗ trung là một nghi thức không thể thiếu mỗi khi dịp Tết Trung thu rằm tháng 8 âm lịch đến. Mâm cỗ trung thu gồm bánh kẹo, hoa quả và những thức quà đặc trưng của mùa thu. Cùng Truyền hình Bchannel – BTV9 tìm hiểu về ý nghĩa và cách bày mâm cỗ Tết đoàn viên tại các vùng miền trên cả nước dưới đây nhé.

Mâm cỗ trung thu có những đồ gì?

Rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, các gia đình lại nô nức mua sắm chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả thảo thơm để bày mâm cỗ trung thu dâng lên tổ tiên và đất trời. Mỗi gia đình có cách bày cỗ trung thu khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ không thể thiếu các thức quà như sau:

Bánh Trung thu

Trước đây, Tết trung thu được tổ chức ăn mừng một vụ mùa bội thu. Vì vậy, bánh nướng, bánh dẻo luôn có hình vuông hoặc tròn như một lời cảm ơn của nhà nông với mẹ thiên nhiên. Hình vuông tượng trưng cho đất, hình tròn tượng trưng cho vầng trăng đêm rằm, thể hiện sự tròn đầy, viên mãn. Đến nay, mâm cỗ trung thu dù đã có nhiều biến đổi nhưng không bao giờ thiếu đi cặp bánh nướng, bánh dẻo vuông tròn.

Lồng đèn

Mâm cỗ dịp Tết đoàn viên ở gia đình nào cũng sẽ những chiếc đèn lồng truyền thống với đa dạng hình dáng như đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân… Đèn ông sao với ngôi sao 5 cánh rực rỡ sắc màu được trẻ em rất yêu thích. Thậm chí nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác hẳn bài hát “Chiếc đèn ông sao” dành cho trẻ em. Đèn cá chép gắn liền với hình ảnh “cá chép vượt vũ môn”, biểu trưng cho sự cố gắng không ngừng nghỉ và vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Đèn kéo quân có ý nghĩa cho sự hiếu thảo, tình yêu thương của những người con dành cho gia đình.

Mâm ngũ quả

Như đã nói ở trên, mâm cỗ trung thu dành để bày tỏ lòng biết ơn với thiên nhiên đã cho một vụ mùa bội thu. Do đó, trái ngon quả ngọt là thành quả của năm lao động được lựa chọn dâng lên tổ tiên, đất trời trong đêm hội trăng rằm. Thông thường sẽ lựa chọn 5 loại quả của mùa thu mang biểu trưng cho thuyết ngũ hành kim – mộc – thuỷ – thổ – hoả. Tuy nhiên, mỗi vùng miền, địa phương sẽ có cách bày mâm ngũ quả khác nhau, một số loại quả hay có gồm đu đủ, dưa hấu, táo, na (mãng cầu), hồng đỏ, đặc biệt là chú cún đáng yêu được tạo hình từ quả bưởi. Lưu ý khi lựa chọn hoa quả bày cỗ Trung thu nên có cả quả chín và quả xanh, do màu quả chín tượng trưng cho tính dương và màu quả xanh biểu tượng cho tính âm.

Bánh kẹo

Tết trung thu còn được gọi là Tết thiếu nhi do đó trên mâm cỗ trung thu không thể thiếu các loại bánh kẹo dành cho trẻ con. Ngày nay, dù có đủ đầy nhưng tục phá cỗ trông trăng vẫn luôn được các bạn nhỏ háo hức chờ đợi. Tuy có vô vàn các loại bánh kẹo khác nhau nhưng bạn nên mua vừa phải, tránh lãng phí thức ăn và tiền bạc nhé.

Ý nghĩa mâm cỗ trung thu

Tết Trung thu được tổ chức vào thời điểm kết thúc mùa vụ, là thời điểm để người nông dân nghỉ ngơi và sum vầy. Chính vì vậy, mâm cỗ trung thu với đủ để thể lòng thành kính của mỗi người với tổ tiên cũng như cầu mong cho năm tới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, công việc hanh thông.

Mâm cỗ trung thu tại ba miền

Không có nguyên tắc nào về việc bày trí mâm cỗ Trung thu, tuy nhiên cần trình bày trí gọn gàng, đẹp mắt, có sự kết hợp âm – dương và thể hiện được lòng thành nhất. Tuỳ vào phong tục của từng vùng miền sẽ có cách bày trí mâm cỗ trung thu khác nhau.

Mâm cỗ trung thu miền Bắc

Tại miền Bắc, bên cạnh bánh nướng, bánh dẻo và bánh kẹo, lồng đèn thì mâm cỗ trung thu của người miền bắc còn được bày trí với những thức quà đặc biệt chỉ mùa thu mới có như cốm xanh, hồng chín đỏ, lựu, bưởi…
Mâm cỗ của nhiều gia đình người miền Bắc truyền thống còn trang trí thêm con giống bột, món đồ trang trí được làm bằng bột nếp tạo thành hình các con vật rồi đem hấp chín. Đây là thứ quà trẻ con yêu thích nhất khi phá cỗ trông trăng.

Mâm cỗ trung thu miền Trung

Mâm cỗ trông trăng của người miền Trung khá đơn giản và không theo khuôn mẫu, có gì dùng nấy nhưng vẫn bày tỏ được sự thành kính khi dâng hương với tổ tiên. Một số loại hoa quả được bày trí trên mâm cỗ trung thu gồm mãng cầu, xoài, chuối, sung… cùng với đó là bánh nướng, bánh dẻo, đèn lồng.

Mâm cỗ trung thu miền Nam

Khác với hai miền trên, miền Nam được trời phú cho khí hậu thuận lợi, cây trái phong phú, do đó, mâm cỗ trung thu của người miền Nam rất đa dạng. Tuy nhiên, người phương Nam thường hay dùng các loại quả như mãng cầu, dừa, sung, đu đủ, xoài với ý nghĩa “cầu sung vừa đủ xài”.

Cách bày mâm cỗ trung thu đẹp mắt

Dưới đây là một số mâm cỗ trung thu vừa có nét đẹp truyền thống vừa có nét đẹp hiện đại phù hợp với mọi gia đình.

Trang trí cỗ trung thu truyền thống

Mâm cỗ trung thu truyền thống luôn luôn phải có bánh nướng, bánh dẻo hình vuông tròn. Bên cạnh đó là mâm ngũ quả tuỳ từng vùng miền mà có những thức quả đặc trưng. Đặc biệt không thể thiếu là những chiếc mặt nạ giấy bồi, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân cùng với chú chó bưởi xinh xắn, hay như bánh đậu xanh trái cây sẽ rất nổi bật trên mâm cỗ. Bạn nên sắp xếp mâm cỗ sao cho gọn gàng, vừa phải, phù hợp với sở thích của gia đình.

Trang trí cỗ trung thu bằng bánh kẹo

Mâm cỗ trung thu không thể thiếu bánh kẹo vì đây là một trong những ngày hội dành cho thiếu nhi. Tuỳ vào điều kiện của mỗi gia đình có thể chọn các loại bánh kẹo truyền thống như kẹo lạc, kẹo mè xửng, bim bim hoặc các loại bánh kẹo hiện đại hơn như bánh rau câu, kẹo sô cô la. Chỉ nên mua đa dạng các loại bánh kẹo nhưng với số lượng vừa phải tránh lãng phí.

Trang trí cỗ trung thu cho học sinh

Ngày nay, cứ mỗi dịp trung thu ở các trường học đều tổ chức chương trình văn nghệ và trang trí mâm cỗ cho học sinh. Chú chó xù xinh xắn được làm từ quả bưởi chắc chắn sẽ là điểm nhấn không thể bỏ qua ở những mâm cỗ dành cho học sinh. Bên cạnh đó còn là quả dưa hấu được khắc trổ đẹp mắt. Các bạn học sinh có thể trổ tài khéo tay làm đèn ông sao, vẽ mặt nạ giấy bồi để trang trí thêm sinh động.

Tết trung thu là một trong những ngày lễ lớn của người Việt Nam, hy vọng với những thông tin về mâm cỗ trung thu do Truyền hình Bchannel – BTV9 chia sẻ phía trên sẽ giúp các bạn có Tết đoàn viên thật hạnh phúc, trọn vẹn bên gia đình và người thân.

54 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6326 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1146 lượt xem 0 Bình luận