Nghi thức tụng Kinh Sám Hối khẩu nghiệp chính xác

23/08/2023 12:17:14 1814 lượt xem

Tụng Kinh sám hối khẩu nghiệp hằng ngày chính là cách để chúng ta ăn năn, hối lỗi về những khẩu nghiệp gây nên. Đây cũng là phương pháp tu khẩu đức tốt nhất mỗi người nên thực hiện đều đặn và thường xuyên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về cách sám hối khẩu nghiệp này.

Bài tụng Kinh Sám Hối khẩu nghiệp 

Bài Kinh Sám Hối này mang ý hối lỗi, ăn năn về những lỗi lầm, tai họa từ miệng của mỗi người gây ra. Những lỗi do khẩu nghiệp tạo thành theo Phật giáo là điều ác và có hậu quả vô cùng nặng nề. Bên cạnh việc sám hối thì chúng sanh cần phải cần có sự quyết tâm không bao giờ tái phạm, việc sám hối mới có thể đạt đến ý nghĩa cao quý nhất.

Chúng ta thực hiện tụng Kinh Sám Hối hằng ngày để tiêu trừ nghiệp chướng. Ngoài ra, khi biết sửa lỗi và không tái phạm sai lầm thì mỗi người sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, hết muộn phiền, lo lắng. Từ đó con người sẽ tích được thêm nhiều phước đức cho bản thân, con cháu đời sau.

Nghi thức tụng Kinh sám hối khẩu nghiệp có chữ chính xác

Theo quan điểm Phật giáo, vào ngày 14 và 30 âm lịch hàng tháng chính là ngày sám hối. Do đó, quý Phật tử có thể đến chùa để tụng Kinh Sám Hối và có thể thực hiện tại nhà mỗi ngày để nghiệp báo sớm đẩy lùi, không phải chịu cảnh sa đày địa ngục.

Nghi thức tụng Kinh Sám Hối khẩu nghiệp

Nghi thức tụng Kinh Sám Hối đòi hỏi bạn thực hiện đúng chính xác với sự tôn kính, trang nghiêm. Cụ thể, trước khi tiến hành tụng Kinh cần tắm gội, vệ sinh thân thể sạch sẽ, ăn mặc trang phục trang nghiêm, chỉnh tề. Chúng ta có thể ngồi hoặc quỳ thẳng lưng với tư thế ngay ngắn, lịch sự để tụng Kinh.

Khi tụng Kinh Sám Hối thì mỗi người cần nói rõ lỗi lầm bản thân đã gây nên, thỉnh nguyện chư Phật bốn phương chứng minh lòng thành. Hơn nữa, chúng ta cũng cần phát tâm hướng thiện, tránh tái phạm lỗi lầm. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp tụng Chú Đại Bi để tiêu trừ giải nạn, hóa giải nghiệp chướng.

Thực hiện tụng Kinh Sám Hối cần khấn lạy với toàn bộ sự thành kính, thao tác vái lạy  và đọc Kinh cần chậm rãi, từ tốn. Trong phần sám hối, bạn sẽ lạy từ 3 đến 108 lạy mỗi ngày tùy theo từng ngày lễ khác nhau.

Xem thêm: Nhân quả báo ứng khẩu nghiệp hiện đời mà bạn nên biết

Nghi thức tụng Kinh sám hối khẩu nghiệp có chữ chính xác (2)

Tụng Kinh Sám Hối khẩu nghiệp khi nào? 

Thời điểm tốt nhất mà chúng ta có thể tụng Kinh sám hối chính là buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Tốt nhất bạn nên kiên trì tụng chú 2 lần mỗi ngày hoặc bất cứ lúc nào có thể. Việc đọc Kinh sám hối càng nhiều sẽ giúp, mỗi người hiểu sâu sắc lời Phật dạy để hướng thiện và tu tập tốt hơn.

Kinh Sám Hối khẩu nghiệp có chữ đầy đủ

Khẩu nghiệp là tội nghiệp nặng nhất trong Phật giáo mà chúng ta cần tránh tạo ra. Việc tụng Kinh Sám Hối sẽ giúp mỗi người sám hối những điều ác từ miệng gây ra, hóa giải phần nào nghiệp chứng.

Nghi thức tụng Kinh sám hối khẩu nghiệp có chữ chính xác (3)

Lời Kinh Sám Hối khẩu nghiệp có chữ đầy đủ như sau: 

“Cúi Đầu Kính Lễ Như Lai

Con Xin Sám Hối Nghiệp

Sai miệng mồm

Ác miệng bốn thứ bao gồm:

Nói lời thô ác om sòm dệt thêu

Tâng công nói lưỡi hai chiều

Nói lời chẳng thực đặt điều dối gian

Lời Kinh giáo huấn rõ ràng

Đó là Nhân Địa Ngục Đàng Đoạ sa

Cùng loại Ngạ Quý Ác Ma

Chịu nhiều thống thiết

Khảo tra ngục hình

Nếu sanh vào cõi súc sinh

Làm loài quạ cú

Phát thanh rợn mình

Nếu sanh trở lại cõi người

Miệng mồm hôi thối

Nói lời điêu ngoa

Ở trong thân quyến bất hòa

Hay tranh hay cãi

Người xa lánh dần

Miệng gây nghiệp ác ngu đần

Quy Y Tam Bảo ngàn lần ăn năn

Cúi Đầu Kinh Lạy Thế Tôn

Một lòng Sám Hối lòng son giãi bày

Chúng con nhiều kiếp đến nay

Dùng lời thô ác mà gây giận hờn

Với người gây gổ tranh hơn

Nói năng bất nhã

Khinh lờn người trên

Chẳng phân quen lạ sang hèn

Thốt lời nhục mạ

Dưới trên chẳng màng

Miệng mồm chửi rủa phũ phàngKhiến người oán hận

Tìm đường tránh xa

Cùng người xô sát bất hòa

Oán trời trách đất kêu la quỷ thần

Miệng mồm la lối vang dần

Tạo ra ác khẩu

Thiên thần cũng kiêng

Tội tình vô lượng vô biên

Nay Xin Sám Hối

Nghiệp Điên Dập Đầu

Đời con chẳng biết từ đâu

Chuyên lòng dối trá

Mưu cầu lợi riêng

Ăn không nói có hư huyền

Đặt điều nói láo làm tiền người tin

Cha con thân quyến bạn hiền

Cũng mưu lừa dối

Nói điên làm quàng

Làm cho chia rẽ họ hàng

Làm cho nước mất

Nhà tan mới đành

Hoặc dùng yêu thuật ma hàn

Miệng khoe khoang

Đã tựa thành thánh nhân

Tứ thiền Bát định chứng phần

Bồ Tát La Hán

Được thân thánh hiền

Bầy điều sai khiến long thiên

Sắm trò cầu đảo

Chuyển miền gió mưa

Nay Con Sám Hối Xin chừa

Lòng con chí thiết tóc tơ phát lồ

Hoặc dùng lời lẽ điểm tô

Văn hoa trau chuốt mưu đồ lợi danh

Hoặc dùng âm nhạc chữ tình

Hoặc dùng son phấn

Tô mồm vẽ môi

Lẳng lơ lời nói tiếng cười

Làm điều xằng bậy

Dụ người tà dâm

Khiến người mê sắc loạn tâm

Mỏi mòn chí khí lỗi lầm chẳng hay

Hoặc dùng ý ngữ khoe tài

Vu khống xuyên tạc

Chê bai trung thần

Rèm pha hiếu tử hiền nhân

Khiến cho hậu thế

Ghi lầm người ngay

Ức oan khó cỗi tỏ bày

Ôm lòng oán hận tội dày sử sanh

Nay con phát lộ Chí Thành

Tất cả nghiệp ác tội danh sám trừ

Kể từ kiếp kiếp nghìn thu

Gây ra tội lỗi oán thù vì đâu

Bày ra lời nói đôi chiều

Tán dương ngoài mặt

Đặt điều sau lưng

Rèm pha phân tán đôi đường

Tâng công kích bác

Lời dường như dao

Vui tôi nghị kỵ lẫn nhau

Vợ chồng ly tán bạn bè lìa xa

Hai bên liên kết an hoà

Cùng vì thêu dệt rèm pha sự tình

Gây lên thù oán giao tranh

Làm cho nước loạn

Dân lành khóc la

Ác nghiệp như nước Hằng Hà

Lòng thành Sám Hối

Xin tha nghiệp dầy

Con nguyện tu sửa từ đây

Nguyện cho tội ác

Miệng này hóa không

Ác Nghiệp Miệng Sám vừa xong

Nhờ công đức sám

Mà lòng được yên

Âm thanh tám thứ đủ duyên

Biện tài bốn thứ chu viên tựu thành

Phát ngôn lời lẽ đành rành

Nói năng hoà hợp ý lành lợi danh

Ai nghe cũng thỏa tấm lòng

Biết rành ngôn ngữ

Tục phong mọi miền

Ngôn ngữ bất tuyệt liên miên

Khiến người giải thoát

Ưu phiền phàm phu

Nhập hàng thánh giá chân tu

Mờ con mắt tuệ phá tù tối tăm

Con xin phát nguyện nhất tâm

Sám hối nghiệp miệng

Mê lầm xưa nay

Cúi đầu năm vóc trước đài

Hướng Về Tam Bảo

Miệt Mài Quy Y.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô ADi Đà Phật

Ngày mới nguyện cầu chư phật

Gia hộ cho tất cả mọi người trên toàn thế giới

Đêm ngày an lành

Sáu thời đều an lành

Bình an mạnh khỏe

Sớm chiều tinh tấn

Thân tâm thường an lạc

Bệnh tật tiêu tan

Tai qua nạn khỏi

Gặp nhiều may mắn

Ấm no hạnh phúc

Và mọi điều tốt lành sẽ đến với tất cả mọi người

A Di Đà Phật”.

Xem thêm: Lời Phật dạy về khẩu nghiệp chính xác nghe mà thấm

Trên đây là nội dung về Kinh Sám Hối khẩu nghiệp mà chúng ta nên tụng mỗi ngày để ăn năn, hối lỗi và tu tâm tuệ. Phật tử khi đọc bài Kinh này sẽ giúp tiêu trừ được khẩu nghiệp và thoát khỏi vòng luân hồi.  

41 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6325 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1143 lượt xem 0 Bình luận