Phật nói về chữ Tâm: Nghe một lần, thấm cả đời
Nhắc đến chữ Tâm chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều thấy quen thuộc và gần gũi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ được ý nghĩa của chữ này. Vậy để thấu hiểu hơn về chữ Tâm thông qua lời Phật dạy chúng ta hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây!
Tâm là gì? Chữ Tâm trong Phật giáo là gì?
Tâm là gì?
Trước khi hiểu được ý nghĩa chữ Tâm trong Phật giáo, chúng ta thường hiểu đơn giản chữ Tâm chính là trái tim, là lương tâm mỗi con người. Từ hành động đến lời nói đều được xuất phát từ chính cái tâm.
Đơn giản hơn, chữ Tâm thường để nói về đạo đức con người sống theo con đường hướng thiện, sống tích cực và làm những điều tốt lành. Nếu như cái tâm khởi ra lệch lạc thì cuộc sống sẽ không được hạnh phúc và luôn gặp chuyện bất an.
Chữ Tâm trong Phật giáo
Trong Phật giáo, chữ Tâm lại mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc và thấm thía. Tại kinh Đại bát Niết bàn, Phật có dạy rằng: “Tất cả chúng sinh đều có bản tâm thanh tịnh. Chúng sinh không nhận thấy được vì bị vô minh che lấp”. Tức nghĩa, con người ai cũng đều có cái Tâm thiện lành, trong sáng nhưng bị vắng lặng bởi những tác động bên ngoài gây ra nên tâm luôn bị xao động, bất an và tạo ra nghiệp trong vòng luân hồi.
Ba từ để hiểu được Tâm đó là: “Ý- Thức- Tâm”. Ý chính là ý tưởng những suy nghĩ trong đầu óc, thức chính là nhận thức và cách phân biệt tiềm ẩn bên trong nơi tạo ra ý tưởng khởi lên. Và chính ý thức bao gồm cả tâm trong đó.
Như vậy, chữ Tâm trong Phật giáo mang ý nghĩa là sửa mình, là sự thay đổi số phận cuộc đời mỗi con người theo chiều hướng tích cực, đưa bản thân thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Tâm không tồn tại dưới dạng vật chất nên không thể nắm bắt được mà xuất phát điểm từ trong chính suy nghĩ, ý thức của mỗi người khởi lên.
Ý nghĩa của chữ Tâm trong Phật giáo
Chữ Tâm được ghi chép trong kinh sách đã nêu rõ được đôi điều về vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang một ý nghĩa rộng lớn. Cùng khám phá các ý nghĩa về chữ tâm trong Phật giáo:
Nhất thiết duy tâm tạo
“Nhất thiết duy tâm tạo” được chép trong kinh Hoa Nghiêm có nghĩa là mọi vật khởi lên đều do Tâm mà ra, Tâm chính là thứ điều khiển cái thiện, cái ác trong mỗi con người. Từ đó, nó sẽ quyết định con người sống lương thiện thì sẽ hạnh phúc, còn ngược lại nếu sống tàn ác thì sẽ gặp khổ đau.
Tâm tốt sẽ tạo ra thiện lành. Nghiệp lành con người sẽ gặp nhiều may mắn, tốt đẹp. Còn Tâm xấu sẽ khiến con người luôn sống trong đau khổ, tội lỗi và sai lầm. Cái Tâm sẽ dẫn dắt từ ý thức đến hành đạo và tạo ra nhân quả của mỗi người.
Con người cần biết nhận ra sai lầm của chính mình để nhìn lại cái Tâm của mình. Từ đó thay đổi bản thân giúp cho chính lương tâm của mình trở nên trong sáng và sống có ích hơn. Hãy luôn nhớ rằng: “Tâm sinh tính, tâm sinh hướng, tâm tốt thì mọi thứ mới vẹn tròn”.
Tuỳ tâm biểu hiện
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có viết: “Tùy tâm biểu hiện” có nghĩa là mọi sự thiện ác, lành giữ đều do tâm mà ra. Con người nếu hành động không tốt thì luôn sống trong dối trá, mang trong mình tính bạo lực tâm sẽ không sáng. Ngược lại, người dịu dàng, thật thật thà thì tâm luôn tốt đẹp.
Bởi vậy, thông qua ý thức và hành động của mỗi người để có thể thấy rõ được tâm tính của từng người đó.
Tam giới tận tâm, tức thị niết bàn
Trong kinh A Hàm có viết: “Tam giới tận tâm, tức thị niết bàn” có nghĩa chỉ khi tâm ở ba cõi trong sạch, không còn bị vướng bận bởi tham – sân – si thì mới thấy được Niết bàn, cũng chính là về với cõi cực lạc.
Nếu trong tâm vẫn còn nổi lên sân hận thì con người vẫn mãi chìm trong sinh sự bất mãn, dễ gây ra điều ác, không màng đúng sai mà dẫn đến những ý nghĩ và hành động sai lầm.
Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai
Khi nhắc đến chữ Tâm, chúng ta cần phải nhớ: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”, có nghĩa là mọi sự tốt lành đến với chúng ta đều từ tâm mà ra nên con người chúng ta phải học cách kiểm soát cảm xúc trong cái tâm của mình để sống bình an, hạnh phúc hơn.
Bởi chỉ có con người được giác ngộ đạo lý của Phật mới có thể thức tỉnh bản thân ra khỏi tăm tối, u mê sống cuộc sống hướng thiện, an lạc và tốt đẹp hơn.
Qua bài viết trên đây đã phần nào giúp chúng ta có thể hiểu rõ được hơn chữ Tâm trong Phật giáo và ý nghĩa của chữ tâm theo lời dạy của Phật nhờ vậy mà thức tỉnh cái tâm trong mỗi chúng ta luôn hướng thiện, làm điều tốt. Ngược lại, nếu như tâm xấu thì chúng ta vẫn luôn chìm đắm trong khổ đau, mệt mỏi. Cuộc đời mỗi chúng ta là hữu hạn vậy nên hãy sống chân thành, sống có ích để cuộc sống luôn tràn ngập hạnh phúc và an vui!
Tin liên quan
Câu chuyện của Lê Thị Hà: Từ nỗi đau đến nghị lực phi thường
Nhân vật 21/11/2024 11:20:57
Câu chuyện của Lê Thị Hà: Từ nỗi đau đến nghị lực phi thường
Nhân vật 21-11-2024 11:20:57
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16-11-2024 10:43:06
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14-11-2024 14:42:19
Có duyên với Phật pháp, tháo gỡ mọi khó khăn trong cuộc sống nhờ bài giảng của Thiền sư Minh Niệm
Nhân vật 14/11/2024 10:11:47
Có duyên với Phật pháp, tháo gỡ mọi khó khăn trong cuộc sống nhờ bài giảng của Thiền sư Minh Niệm
Nhân vật 14-11-2024 10:11:47
Niệm Phật giữ bình tâm đưa người bệnh len qua vách núi hiểm trở
Nhân vật 14/11/2024 09:56:35
Niệm Phật giữ bình tâm đưa người bệnh len qua vách núi hiểm trở
Nhân vật 14-11-2024 09:56:35
29 lượt thích 0 bình luận