16 việc kiêng kỵ và nên làm khi nhà có tang
Khi gia đình có người mất sẽ vô cùng đau thương, mất mát và bối rối không biết cần phải làm gì và không được làm gì để người mất siêu thoát. Những điều kiêng kỵ và những việc nên làm khi nhà có tang sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết qua nội dung dưới đây.
Top 16 việc kiêng kỵ sau đám tang
Nhà có tang nên kiêng gì? Sau khi đã hoàn tất các nghi lễ đám tang trang nghiêm thì gia chủ nên thực hiện kiêng cữ một số điều trong thời gian chịu tang. Hiện nay thời gian chịu tang sẽ không cố định mà tùy vào quan điểm của mỗi gia đình, mỗi khu vực khác nhau.
Không khóc lóc om sòm
Không khóc lóc om sòm hay để nước mắt rơi vào thi hài người chết. Ngay cả khi trong vòng 49 ngày sau khi mất thì người nhà cũng không nên lo khóc to tiếng khiến cho linh hồn khó siêu thoát.
Không thăm mộ lúc nửa đêm
Thông thường mộ người chết có âm khí nặng từ khoảng 12h – 2h đêm nên tốt nhất chúng ta kiêng đi thăm mộ vào đêm khuya. Điều này để tránh các điều không may mắn má vào cơ thể gây hại cho sức khỏe và vận số của bạn.
Không sử dụng đồ người đã mất
Nhà có tang kiêng gì? Theo tín ngưỡng dân gian người Việt, đồ của người chết mang theo âm khí và linh hồn họ sẽ quay về và đòi lại đồ của mình nên chúng ta không nên sử dụng đồ của họ. Hãy mang tất cả đồ dùng của người chết đem đốt đi hoặc mang thả trôi sông, suối…
Không để đồ đạc của người sống chôn theo người đã mất, kiêng bỏ vàng bạc hay tiền vào quan tài. Thay vào đó chỉ để một số đồ dùng cá nhân của người chết vào trong quan tài
Kiêng trùng bảy và ngày đốt bảy
Nếu những ngày đốt bảy trong 49 ngày sau mất trùng vào các ngày 7, 17, 27 âm lịch cần lùi lễ lại sau 1 ngày. Lý do bởi quan niệm tâm linh thì vong hồn “phùng bảy có tai, trùng bảy gặp nạn” và cực kỳ kiêng kỵ.
Không đến nơi lễ hội đình đám, vui chơi
Nhà có tang thì chúng ta nên kiêng đến nơi như đám cưới, hội hè hay vui chơi. Bởi khi bạn đến những nơi này sẽ mang điều u ám, lạnh lẽo, không may mắn đến cho người khác.
Không sát sinh trong 49 ngày
Tốt nhất cần kiêng sát sinh trong ít nhất 49 ngày tính từ khi nhà có đám tang. Việc kiêng sát sinh để tránh tạo thêm nghiệp cho người đã chết, giúp linh hồn họ nhanh chóng siêu thoát.
Kiêng quan hệ khi nhà có tang
Đây là một trong những điều kiêng kỵ khi nhà có tang bởi việc quan hệ lúc này được xem là dâm dục, ô uế và không tôn trọng người đã mất.
Không tổ chức lấy vợ gả chồng
Trước đây, khi bố mẹ mất thì con cái phải để tang 3 năm rồi mới được thành gia lập thất, cưới vợ, gả chồng. Tuy nhiên, hiện nay, việc dựng vợ gả chồng vẫn có thể được cử hành sau khi tổ chức giỗ đầu của người quá cố.
Không tổ chức sự kiện quy mô lớn
Gia chủ cần kiêng động thổ xây nhà, đầu tư lớn, tổ chức khai trương hay sự kiện quy mô lớn… Bởi quan niệm “vận khăn trắng” kém may mắn sẽ khiến gia chủ gặp điều không may liên tiếp.
Xem thêm: Cách bày bàn thờ cúng 49 ngày cho người đã khuất chuẩn
Kiêng đi chúc Tết
Khi gia đình có tang, người thân thường kiêng kỵ việc đi chúc Tết. Điều này nhằm tránh mang không khí u buồn đến gia đình khác trong dịp đầu năm mới, vốn là thời điểm vui vẻ, may mắn và đầy hy vọng. Việc này không chỉ là cách thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất mà còn giữ phép lịch sự với cộng đồng xung quanh.
Kiêng đi xông đất
Người đang chịu tang không nên xông đất nhà người khác vào đầu năm. Theo quan niệm dân gian, điều này có thể mang lại vận khí không tốt cho gia chủ, làm ảnh hưởng đến sự may mắn và thịnh vượng trong cả năm. Vì vậy, việc tránh xông đất được xem là hành động cần thiết để giữ hòa khí và tôn trọng phong tục.
Không trang trí nhà cửa quá rực rỡ
Trong thời gian để tang, gia đình thường hạn chế việc trang trí nhà cửa quá sặc sỡ hoặc sử dụng các vật dụng có màu sắc tươi sáng. Điều này nhằm duy trì không khí trang nghiêm, thể hiện sự kính trọng với người đã khuất, đồng thời phù hợp với tinh thần tiếc thương và tĩnh lặng của thời kỳ tang lễ.
Tránh đi thăm bạn bè, họ hàng
Trong suốt thời gian để tang, việc đi thăm bạn bè hay họ hàng cũng cần được hạn chế. Điều này giúp tránh mang không khí đau buồn đến nơi khác và giữ sự riêng tư, yên tĩnh cho gia đình đang chịu tang. Đây cũng là cách để mọi người tập trung vào việc tưởng nhớ và chăm sóc linh hồn người đã khuất.
Kiêng động cuốc, động thuổng vào mộ trong thời gian cư tang
Một trong những điều kiêng kỵ quan trọng là tránh động cuốc, động thuổng tại mộ phần trong thời gian cư tang. Theo quan niệm truyền thống, hành động này có thể làm phiền đến giấc ngủ yên bình của người đã khuất. Gia đình thường đợi sau khi mãn tang hoặc một thời gian phù hợp để thực hiện các công việc liên quan đến mộ phần.
Kiêng bật loa, hò hét giải trí khi có tang lễ
Trong thời gian gia đình có tang, việc bật loa đài lớn tiếng, hò hét hoặc tổ chức các hoạt động giải trí ồn ào bị coi là không phù hợp. Điều này không chỉ làm mất đi sự trang nghiêm của tang lễ mà còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Việc giữ không gian yên tĩnh được xem là cách thể hiện sự kính trọng và tiếc thương đối với người đã khuất.
Người cao tuổi, phụ nữ mang thai kiêng dự tang lễ
Theo quan niệm dân gian, người cao tuổi, phụ nữ mang thai được khuyên không nên tham dự tang lễ. Những người này thường nhạy cảm với môi trường tâm linh hoặc sức khỏe yếu, có thể dễ bị ảnh hưởng xấu. Việc kiêng kỵ này vừa giúp bảo vệ sức khỏe của những đối tượng này, vừa tránh những điều không may mắn theo quan niệm truyền thống. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần được bảo vệ khỏi các tác động tâm linh hay cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Việc tuân thủ kiêng kỵ này thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với sức khỏe và an lành của mọi người.
Những người nào nên kiêng kỵ tham gia đám tang?
Nơi tang lễ có không khí buồn bã, âm khí rất nặng nề, không gian có nhiều hơi lạnh do người mất bốc lên hàn khí. Do vậy, những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người bị ốm, trẻ nhỏ… cần tránh tham gia đám tang. Bởi đây là những đối tượng có sức khỏe yếu, vía kém, dễ cảm lạnh.
Ngoài ra, những người dễ bị ngất, lên huyết áp, tâm lý không ổn định,… cần tránh đến đám tang để không ảnh hưởng sức khỏe.
Trong nhà có người mới mất nên kiêng ăn gì?
Theo đạo Phật, nếu gia đình có người mất thì mọi người nên ăn chay trong 49 ngày đầu tiên, không nên ăn mặn, không sát sinh. Việc làm này để tích thêm công đức cho người đã mất, giúp họ dễ đầu thai đến thế giới mới tốt hơn. Ngoài ra, không sát sinh là để hy vọng không tăng thêm tội nghiệp cho người chết, giúp họ dễ tìm đường đến thế giới cực lạc.
Bên cạnh đó, nhiều vùng miền còn kiêng bún cúng cho người mất. Tùy từng nơi ở hay tôn giáo đang theo để gia chủ quyết định xem có nên kiêng ăn bún hay không.
Nhà có tang khi gần Tết đầu năm nên kiêng gì?
Ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam thường có phong tục kiêng kỵ những chuyện buồn. Do vậy mà nếu gia đình có người mất sẽ cất khăn tang 3 ngày Tết hoặc nếu chết vào 30 Tết sẽ để sau một vài ngày sau mới phát tang, hoặc đem chôn thiêu trước ngày đầu năm.
Những nhà có người mất sẽ kiêng đi chúc Tết, kiêng đi xông đất nhà khác bởi theo quan niệm dân gian việc này sẽ mang tới vận xui xẻo cho gia chủ được xông đất trong năm.
Việc nên làm khi nhà có tang
Bên cạnh việc nhà có tang kiêng gì thì những điều gia đình nên thực hiện khi có người thân mất như sau:
- Gia đình cần phải bình tĩnh, nén nỗi đau thương để có thể sắp xếp công việc cho người chết thuận lợi, đầy đủ.
- Người thân tự tay lau rửa cho người mất bằng cách dùng nước ấm pha chút rượu gừng, cắt móng chân móng tay gói lại khi liệm cho vào trong áo quan. Tiếp đến là mặc cho người mất bộ quần áo mới, xếp thi hài lên giường nằm ngay ngắn, gối cao đầu, hai tay để lên bụng. Chuẩn bị thêm một ít gạo, muối, tiền thật cho vào túi nhỏ trong áo, trang điểm gương mặt tươi tắn.
- Trong lúc chờ nhập Liệm thì gia đình hãy dùng chiếc chăn mỏng đắp, buông màn che phủ người chết.
- Với người ốm lâu ngày, cần chờ người thân ở xa về thì gia chủ nên mua đá sinh học hoặc thuê buồng lạnh bảo quản thi hài.
- Đặt một bát cơm úp, hai chiếc đũa bông, luộc một quả trứng cắm vào bát cơm, thắp hương, hoa quả, nến.
- Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, bố trí bàn thờ và chỗ đặt quan tài hợp lý.
- Làm đơn theo phép mai táng theo quy định từng địa phương.
Các câu hỏi nhà có tang kiêng gì?
Nhà có đám tang bà bầu kiêng gì?
Bà bầu không nên tiếp xúc lâu với người đã mất hay không quá tang thương, u uất. Những hành động này sẽ gây ảnh hưởng cho tâm lý và sức khỏe bà bầu.
Nhà có tang có được đi chùa không?
Theo quan niệm dân gian, gia đình vừa có người mất thì người thân cần kiêng đi chùa, đi chúc Tết, đi đám cưới.
Nhà có tang có được đi đám cưới không?
Việc nhà có tang thể hiện sự đau thương, mất mát, sự không may mắn nên gia đình có người mất không nên đi đám cưới. Bởi việc làm này được quy là mang xui xẻo đến với đám cưới.
Nhà có tang có được đi chùa không?
Người trong thời gian để tang có thể đi chùa, nhưng cần giữ tâm thành kính, tránh gây ồn ào hoặc làm ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh. Đi chùa để cầu nguyện cho người đã khuất được an nghỉ thường được xem là việc làm đúng đắn và không bị kiêng kỵ.
Nhà có tang có được đi chơi không?
Trong thời gian để tang, việc đi chơi được coi là không phù hợp. Điều này không chỉ thể hiện sự kính trọng với người đã khuất mà còn tránh mang lại cảm giác thiếu nghiêm túc trong thời điểm gia đình đang chịu mất mát. Những hoạt động vui chơi nên được hoãn lại cho đến khi kết thúc thời gian tang lễ.
Có nên mua đồ của nhà có tang?
Theo quan niệm dân gian, việc mua đồ từ nhà có tang được coi là không nên, đặc biệt là trong thời gian tang lễ đang diễn ra. Điều này xuất phát từ niềm tin rằng tang khí có thể ảnh hưởng đến tài vận hoặc may mắn của người mua. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm tâm linh, không có cơ sở khoa học rõ ràng.
Nhà có tang có được đi đám ma không?
Người đang để tang có thể đi dự đám ma khác để chia buồn, nhưng cần cân nhắc theo phong tục địa phương. Một số nơi cho rằng việc này có thể tạo ra sự “chồng tang”, không tốt cho cả hai gia đình. Nếu đi, cần giữ thái độ nghiêm túc, tránh làm ảnh hưởng đến không khí tang lễ của người khác.
Nhà có tang có nên đi thăm người ốm?
Người đang chịu tang thường được khuyên không nên đi thăm người ốm. Theo quan niệm truyền thống, tang khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là những người sức khỏe yếu. Nếu cần thiết, hãy lựa chọn thời điểm thích hợp hoặc tránh đi trong thời gian tang lễ.
Đám tang có được gội đầu không?
Trong một số vùng miền, người ta kiêng gội đầu trong ngày diễn ra tang lễ để thể hiện sự tôn kính với người đã khuất. Tuy nhiên, sau tang lễ, việc vệ sinh cá nhân vẫn được thực hiện bình thường, chỉ cần đảm bảo không làm điều gì quá phô trương.
Nhà có tang có được cắt móng tay không?
Theo quan niệm dân gian, việc cắt móng tay hoặc tóc trong thời gian tang lễ thường bị kiêng kỵ, đặc biệt trong những ngày đầu để tang. Hành động này được cho là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng với người đã khuất. Sau thời gian tang lễ, việc này có thể được thực hiện bình thường.
Những điều kiêng kỵ này mang tính chất phong tục và tâm linh, vì vậy có thể thay đổi tùy theo quan niệm của từng gia đình hoặc vùng miền.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi nhà có tang kiêng gì và nên làm gì để người chết sớm siêu thoát. Mong rằng chúng ta hãy nén bớt đau thương khi gia đình có người mất để thực hiện trọn vẹn những nghi lễ, công việc cần thiết để người chết được siêu thoát, về miền cực lạc.
Tin liên quan
Cách chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát: Phát nguyện, hồi hướng
Kiến thức 13/03/2025 01:24:37

Cách chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát: Phát nguyện, hồi hướng
Kiến thức 13-03-2025 01:24:37
Tịnh Nghiệp Tam Phước là gì? Bao gồm gì? Cách tu
Kiến thức 13/03/2025 01:20:33

Tịnh Nghiệp Tam Phước là gì? Bao gồm gì? Cách tu
Kiến thức 13-03-2025 01:20:33
Tìm hiểu Đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát
Kiến thức 13/03/2025 01:15:31

Tìm hiểu Đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát
Kiến thức 13-03-2025 01:15:31
Cách chép hồng danh Phật Dược Sư: Phát nguyện, hồi hướng
Kiến thức 13/03/2025 01:09:13

Cách chép hồng danh Phật Dược Sư: Phát nguyện, hồi hướng
Kiến thức 13-03-2025 01:09:13
Tụng chú Đại Bi có thật sự tiêu trừ được mọi tội lỗi?
Kiến thức 13/03/2025 00:40:54

Tụng chú Đại Bi có thật sự tiêu trừ được mọi tội lỗi?
Kiến thức 13-03-2025 00:40:54