Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ở nước ngoài

22/09/2023 09:44:50 666 lượt xem

Việc gìn giữ những nét đẹp văn hóa Việt không chỉ đơn thuần là ý thức mà giờ đây còn là trọng trách, nhiệm vụ của mỗi người con Việt. Trong đó, có phong tục thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là nguyên tắc đạo đức làm người, thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành; cũng như đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên. Càng đi xa, việc hướng về nguồn cội lại càng ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Trong ngôi nhà ấm cúng, gia đình anh Trịnh Đức Hiệp – chị Phạm Tố Nga dành riêng 1 góc trang trọng để thờ cúng tổ tiên. Xa quê hương 22 năm, bôn ba làm ăn nơi xứ người, nhưng chưa 1 ngày nào anh quên mình là người con Rồng cháu Việt, mình sinh ra và lớn lên từ đâu. Ngày Tết có hoa đào, ngày Rằm tháng 8 có bánh trung thu; những hương vị đặc trưng của quê nhà luôn được anh kỳ công tìm mua, dâng lên ban thờ Phật, tổ tiên. Ngay từ khi các con còn nhỏ, anh chị cũng đã hướng dẫn cách thắp hương, nhớ về quê hương nguồn cội của mình.

Thờ cúng tổ tiên được xem là một phong tục đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc và mang tính giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Tập tục này không chỉ biểu thị cho ý thức luôn hướng tới cội nguồn, bày tỏ về tấm lòng hiếu thảo của người sống với người đã khuất mà còn mang nhiều giá trị sâu sắc về mặt tâm linh. Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên tại gia, nhiều người còn đến chùa tham dự các buổi lễ cầu siêu để những người thân đã mất vãng sinh cực lạc; hay đặc biệt hằng năm đều có ngày lễ Vu lan báo hiếu, tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Trong mùa Vu lan báo hiếu năm 2023, phái đoàn chư tôn giáo phẩm TƯGH do HT Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch HDTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TƯGH làm trưởng đoàn và có sự hiện diện của TT Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký HĐTS, Trưởng Ban Phật giáo quốc tế TƯGH, chư tôn đức của 3 Ban (Ban Hoằng pháp, Ban Phật giáo Quốc tế và Ban Kinh tế tài chính TƯGH) đã có chuyến hoằng pháp 10 ngày tại châu Âu.

Tại đây, chư tôn giáo phẩm đã chứng minh nhiều Đại lễ Vu Lan Báo hiếu tại các tự viện, trong đó có Cộng hòa Séc, bày tỏ sự quan tâm của Giáo hội tới người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài. Những bài pháp thoại, nghi lễ Phật giáo truyền thống của Việt Nam đã phần nào giúp bà con người Việt xa quê luôn nhớ về tổ tiên, nguồn cội và về quê hương đất nước.

Đặc biệt tại chùa Vĩnh Nghiêm Karlovy Vary, cộng hoà Séc, khoá lễ Vu lan diễn ra trang nghiêm với sự tham dự đông đảo Phật tử xa xứ. Ngoài nghi các sinh hoạt văn hoá còn có nghi thức cầu siêu, tụng kinh cầu nguyện tưởng nhớ hướng về ông bà, cha mẹ quá vãng những cách mà người Việt vẫn thường làm mỗi khi đến tháng 7 ÂL.

Hiện có hơn 5,3 triệu người Việt đang sinh sống, học tập, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi năm, vào các ngày lễ trọng như Tết, Vu lan, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, các ngày giỗ người thân,… những người Việt luôn chuẩn bị thờ cúng tươm tất, chỉn chu. Mỗi đất nước một phong tục khác nhau, nhưng đã chảy trong mình dòng máu Việt thì sẽ chẳng bao giờ có thể quên những ngày này, bởi “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn”.

Tại thủ đô Praha, Hội người Việt Nam tại CH Séc cùng Hội đồng hương Phú Thọ và các hội đoàn người Việt Nam tại CH Séc đã trang trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ dâng hương tại Trung tâm Thương mại Sapa. Lễ vật được dâng lên có những sản vật truyền thống của Việt Nam như bánh chưng, bánh dày và những nghi lễ đậm đà bản sắc dân tộc.

Đối với gia đình chị Phương, ở quận Bromley, Đông Nam London; mỗi ngày lễ, chị cùng gia đình tạm gác công việc, dành thời gian sửa soạn mâm cỗ dâng lên bàn thờ tổ tiên. Không cần mâm cao cỗ đầy, quan trọng là tấm lòng thành của người con xa quê. Và ở nơi xa xôi ấy, trong những ngày Tết luôn nhất định phải có bình đào Nhật Tân và mai vàng bung nụ khoe sắc, mang không khí Tết Việt đến căn nhà xinh xắn, gọn gàng; hay các thành viên trong gia đình ba thế hệ của chị lại thu xếp để cùng nhau gói bánh chưng.

Có thể thấy, phong tục thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, dù ở 4 phương trời. Việc trân quý, gìn giữ đã góp phần không nhỏ lan tỏa những giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc và tình yêu quê hương đất nước trong các thế hệ người Việt ở nước ngoài, là nguồn nội lực lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước, sự trường tồn của dân tộc.

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

53 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Nghị quyết của Ban Thường trực HĐCM về việc cung thỉnh và phụng thờ vĩnh viễn Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Tin Phật sự 04/04/2025 13:58:07

Hà Nội: Đại lễ tưởng niệm Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Ni tiền bối

Tin Phật sự 04/04/2025 12:32:31

Chuẩn bị nguồn lực tình nguyện viên cho Đại lễ Vesak LHQ 2025

Tin Phật sự 02/04/2025 09:26:57

Bình Dương: 400 Tăng Ni thọ giới tại Đại giới đàn Trí Tấn

Tin Phật sự 01/04/2025 14:40:48

Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ với người dân Myanmar sau thảm họa động đất

Tin Phật sự 31/03/2025 11:56:01

Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ với người dân Myanmar sau thảm họa động đất

Tin Phật sự 31-03-2025 11:56:01

Nhận được tin từ trận động đất mạnh 7,7 độ Richter vừa xảy ra ngày 28/3/2025 tại Myanmar khiến hàng trăm nghìn người dân thương vong và chịu ảnh hưởng, GHPGVN ngày 31/3 gửi thư thăm hỏi đến Giáo hội Tăng già Phật giáo Myanmar, Đức Tăng thống Phật giáo Myanmar Ngài Bhadanta Sandimar Bhivamsa.
628 lượt xem 0 Bình luận