Cách cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát đầy đủ và chi tiết

07/10/2023 11:37:33 1160 lượt xem

Không phải ai đi chùa cũng đều thành thạo các nghi thức lễ trong đạo Phật, nhất là để cầu nguyện chuẩn và đúng chúng ta cần phải thực hiện đầy đủ các bước và sử dụng thuật ngữ đúng pháp. Trong bài viết dưới đây, Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên sẽ chia sẻ cách cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát chi tiết để bạn đọc tham khảo.

Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát trong đạo Phật được mọi người tôn thờ và cầu nguyện phổ biến tại Việt Nam cũng như các nước Đông Á khác. Quan Thế Âm Bồ Tát được coi là đại diện cho lòng nhân ái và được mô tả là một vị Bồ Tát cao quý mang trong mình tất sự nhân từ và bảo hộ.

Mâm cỗ cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát

Trước khi cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát hay bất kỳ một vị Phật nào điều chúng ta cần chú ý chính là mâm lễ cúng cần chuẩn bị những gì. Thực tế, theo phong tục cổ truyền, người Việt Nam khi đi lễ chùa cần có lễ vật dù to hay nhỏ, nhiều hay ít. Đặc biệt, ở các nơi thờ Phật Bà Quan Âm thì người ta thường chuẩn bị lễ chay để dâng cúng, bao gồm: Hương hoa, quả, trà, bánh, oản,…

Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng vùng miền và điều kiện, thời gian gia chủ khi sắm lễ sẽ chuẩn bị. Bởi khi lễ Phật quan trọng vẫn là ở cái tâm một lòng tin tưởng và hướng về ngài.  

Trình tự cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát khi đi chùa

Khi cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát chúng ta có thể áp dụng theo trình tự như sau:

Bước 1: Gột rửa thân tâm sạch sẽ, không vướng bận suy nghĩ về cuộc sống ngoài đời một lòng hướng về vị Bồ Tát. Thành tâm dâng lễ lên hương.

Bước 2: Thực hiện phóng sinh, như trong Kinh Quan Thế Âm Bồ Tát nói rằng: “Nếu ai nào đến gặp Bồ Tát thì phải giúp đỡ tất cả những chúng sinh thực tại mà không hề có sự kể cười, sự ghét bỏ hay sự phân biệt”. Do đó chúng ta thực hành vi phóng sinh chính là giúp đỡ những sinh linh được tự do và tăng thêm công đức cho bản thân, gia đình.

Bước 3: Tiến hành cầu nguyện, khi tới chùa chúng ta nên linh hoạt chọn những đoạn kinh sách phù hợp và hướng tâm cầu nguyện, khấn nguyện. 

Bước 4: Sau khi kết thúc cầu nguyện, chúng ta nên tạ ơn và hoàn thành cầu nguyện bằng lời cầu siêu cho cửu huyền thất tổ, những người đã khuất và tất cả bề tôi cùng các vong linh. 

Tuy nhiên, khi đi đến chùa cầu nguyện không bắt buộc phải thực hiện theo quy trình mà cách cầu nguyện tuỳ thuộc vào tâm lý, niềm tin và nhu cầu của từng người. Quan trong là tỏ lòng thánh kính, thành tâm hướng về vị Bồ Tát Quan Thế Âm. 

Hạ lễ sau khi cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát

Sau khi đã hoàn thành xong bài khấn nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát trong thời gian đợi hết một tuần nhang chúng ta có thể sang các ban thờ Phật khác trong chùa để chiêm bái và lễ Phật hoặc có thể hỏi thăm quý Thầy trụ trì tại chùa. Trước khi ra về, chúng ta sẽ tiến hành hạ mâm lễ trước đó chúng ta đã dâng lên ban. 

Khi hạ lễ chúng ta nên lễ ngài 3 vái trang nghiêm xin hạ lộc và xin sớ đem đi hoá. Thực hiện hạ lễ chúng ta nên hạ từ ban ngoài cùng rồi vào chính điện. Riêng đồ lễ nơi bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… chúng ta để nguyên lại trên ban không mang về. Còn ca· chúng ta có thể biếu lại nhà chùa hoặc có thể đem lộc về nhà để gia đình cùng thụ hưởng.  

Khi thực hiện hạ lễ chúng ta nên hạ từ ban ngoài cùng rồi vào chính điện. Riêng đồ lễ nơi bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… chúng ta để nguyên lại trên ban không mang về.

Văn khấn cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát

Văn khấn cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát tại chùa

“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần và 3 lạy) 

Con lạy chín phương trời! Mười phương Chư Phật! Chư Phật mười phương. 

Con Nam mô Đại Từ, Đại Bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát 

Xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám 

Hôm nay là ngày…. tháng…. năm…..

Tín chủ con là…..

Ngụ tại….

Tín chủ con 1 lòng thành tâm đến trước Phật đài, nơi thềm điện cửa hoa, dâng kính vật phẩm, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Con cúi xin được Đại Sĩ không rời ban nguyện, chở che cứu vớt cho chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, con lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao.

Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp nơi trần gian nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho con cùng toàn thể gia quyến ba tháng ngày đông, chín tháng ngày hè luôn được sức khỏe dồi dào, an khang phúc thọ, lộc tài vượng tiến, công việc thuận lợi, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lễ bạc thành tâm, cúi đầu mong được phù hộ độ trì.

Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát (3 lần và 3 lạy)”

Văn khấn cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát tại nhà

“Con xin cung kính lễ lạy:

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Tam Thế Chư Phật, Bồ Tát

Tam Bảo mười phương (3 lần)

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát (2 lần)

Tri ân:

Lại bước qua 1 ngày, hôm nay, con tự biết mình đã được nhiều điều may mắn, con đã hưởng được sự tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát ban cho, và được chư vị giúp đỡ, nên con mới có được ngày hôm nay. Con xin thành tâm thành kính, quỳ ở nơi đây, dâng lòng chí thành, chí kinh của con tri ân (1 lạy).

Cầu an:

Con xin thành kính cầu nguyện mong mọi sự an lành, an lạc, yên bình, hạnh phúc cho thân quyến con, cùng khắp các chúng sinh hữu tình, vô tình.

Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị bi gia hộ, giúp đỡ chúng con để chúng con có được sự an lành, an lạc tu hành, thoát khỏi sinh tử luân hồi, đồng xin nguyện được vãn sanh về nơi Cực Lạc (1 lạy).

Cầu siêu:

Con cũng thành tâm cầu siêu cho vong linh tổ tiên, thân quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp.

Những vong linh liên hệ và không liên hệ đến con

Cho những vong linh tên:….

Cùng những vong linh mất trong chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh và vì một lý do nào đó chưa được vãng sinh.

Con thành tâm cầu nguyện xin lòng tư bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị giúp đỡ để các vong linh được về nơi an lạc, siêu sinh Tịnh độ (1 lạy).

Sám hối:

Con xin thành tâm sám hối cho mọi tội lỗi con đã lỡ gây ra từ nhiều kiếp cho đến nơi, những tội con đã gây ra trong kiếp sống hiện tại.

Những tội con gây ra do bởi cố ý hay vô tình, gây hại đến nhân mạng, đến giới hữu tình hoặc vô tình, những tội do Tham, Sân, Si, do bởi ngã mạn, vô minh che lấp.

Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát tư tưởng, hành động để sám hối, sửa chữa sai lầm và xin nguyện giữ mình để không tái phạm.

Tất cả các tội, con xin thành tâm quỳ lạy nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, chư vị chứng minh cho lòng thành của con (1 lạy).

Hồi hướng/ Phát nguyện:

Sám hối rồi, nay con xin nguyện được tiếp tục tu hành, tu học, hướng tâm tu để thoát khỏi sinh tử luân hồi. Làm việc lợi cho mình và cho người.

Con xin hồi hướng, xin sẻ chia Công Đức đến cha mẹ, thân nhân …. (tên)….. đến chư Thiên, chư Thần, chư Thánh, chư Hộ pháp và chư vị đã giúp đỡ con.

Đến những vong linh mà con đã lỡ sát hại, gây hại. Cùng tất cả các vong linh chưa được vãng sinh, chưa được pháp giới chúng sinh.

Con xin nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo. Cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, chư vị phù hộ để con và chúng sinh đồng có được duyên lành để tu hành thoát khỏi sinh tử luân hồi. Trên con xin tri ân chư Phật, dưới cứu độ chúng sinh. Chúng con đồng xin nguyện được vãng sanh về nơi Cực Lạc (3 lạy).”

Với những kiến thức chia sẻ trên đây mong rằng sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin cần thiết khi tìm hiểu về Quan Thế Âm Bồ Tát và biết cách cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát đầy đủ và chi tiết. Các bạn đọc có thể tham khảo để hiểu biết thêm cách thức hiện nghi thức để thể hiện lòng thành kính từ đó sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì của ngài cho gia đình và bản thân!

45 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19/09/2024 17:09:46

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19-09-2024 17:09:46

Đời người tựa như ánh chớp đêm dông, thoáng qua một chốc là trăm năm đi đến tận cùng. Ai biết tỉnh thức sẽ dễ dàng tìm thấy con đường đúng đắn và sớm đến bến bờ giác ngộ.
823 lượt xem 0 Bình luận

Bồ Tát Kim Cương Thủ? Thần chú của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Kiến thức 19/09/2024 15:35:53

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19/09/2024 08:41:00

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19-09-2024 08:41:00

Theo Phật Giáo, sau khi qua đời, chúng sinh tái sinh vào một trong sáu cõi luân hồi: Trời, Người, A-tu-la, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, và Súc Sinh. Tìm hiểu chi tiết về các cõi này trong bài viết sau.
1532 lượt xem 0 Bình luận

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống

Kiến thức 18/09/2024 15:50:11

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống

Kiến thức 17/09/2024 09:10:19