Bán khoán con lên chùa là gì? Có nên bán khoán trẻ vào chùa không?

11/10/2023 23:08:02 3022 lượt xem

Nhiều người cho rằng, trẻ con bán khoán vào chùa sẽ dễ nuôi, khôn ngoan và ít đau bệnh, bớt quấy nhiễu thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nghi lễ này. Để hiểu rõ hơn và thực hành đúng cách chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Việc bán khoán con lên chùa không còn xa lạ trong sinh hoạt đời sống tâm linh hiện đại. Thế nhưng trên thực tế không phải đứa trẻ nào khó nuôi, quấy khóc cũng đều đem lên chùa bán khoán. Nhiều người vẫn đang hiểu chưa đúng nghĩa về nghi lễ này, bởi vậy cần phải có những hiểu biết cơ bản trước khi thực hiện nghi lễ.

Bán khoán con lên chùa là gì?

Bán khoán là một tín ngưỡng dân gian, một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Việc bán khoán thường được làm ở đền thờ nhưng ở chùa cũng có lệ bán khoán tức là làm lễ cầu Phật Đức Ông nhận trẻ nhỏ làm con cái với mong muốn phù hộ và bảo vệ cho đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, thông minh đến lúc trưởng thành. Có người làm lễ bán hết một giáp khi trẻ 13 tuổi nhưng có người làm lẻ bán trọn đời tuỳ theo nguyện vọng của gia chủ. 

Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm khi sinh con ra hay quấy khóc không phải do bị bệnh từ thân, sinh vào giờ xấu , ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 Âm lịch) nên để tránh được những điều không tốt cho đứa trẻ nhiều gia đình mong muốn đứa trẻ được nương nhờ cửa Phật, cửa Thánh và nương tựa vào sức mạnh của đấng tối cao che chở nên tín ngưỡng bán khoán diễn ra khá phổ biến ở các địa phương trên cả nước.

Có nên bán khoán con vào chùa không?

Đa số những đứa trẻ khi tròn 3 tuổi đều được bố mẹ đăng ký bán khoán vào chùa gửi nhờ Đức Phật, Đức Ông các vị Thánh gia hộ cho mau ăn, chóng lớn, thông minh, sáng dạ tránh những điều dữ cho một đứa trẻ.

Tuy nhiên, việc làm này chỉ mang tính chất hỗ trợ niềm tin tôn giáo, không nên quá lạm dụng. Có nhiều gia đình vì tin lời thầy bói phán nên tâm sinh khổ não, lo lắng liền tìm đến chùa làm lễ bán khoán là điều không nên. Điều có thể thay đổi được những điều xui xẻo, không tốt lành chính là dạy trẻ làm việc thiện thì cuộc sống sẽ gặp nhiều may mắn.

Khi nào nên bán khoán con vào chùa

Khi những đứa trẻ có những triệu chứng khác lạ khiến cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng gặp nhiều khó khăn như bệnh tật, đau ốm, khóc lóc không rõ nguyên nhân hoặc đứa trẻ sinh vào ngày, giờ phạm nên phải bán khoán vào chùa để trẻ khôn lớn, phát triển bình thường. 

Việc bán khoán trẻ vào chùa chỉ giải quyết vấn đề niềm tin tôn giáo. Gửi trẻ vào cửa Phật để giúp trẻ dễ nuôi hơn chứ không phải gửi con lên chùa đi tu. Việc bán khoán trẻ vào chùa cũng không ảnh hưởng đến quá trình con phát triển, lập gia đình hay công danh của đứa trẻ sau này.

Thủ tục bán khoán con vào chùa như nào?

Thủ tục bán khoán vào chùa rất đơn giản. Cha mẹ đăng ký thông tin của đứa trẻ lên chùa để gửi gắm cho Đức Ông tại chùa là ban thờ đầu tiên mỗi khi chúng ta đến chùa lễ Phật. Tượng Phật Đức ông với diện mạo nghiêm nghị đầy thần khí, đặt trên bệ thờ phía tay phải nhà thờ bái đường trong chùa. 

Khi tiến hành bán khoán, cha mẹ đăng ký tên tuổi, ngày tháng năm sinh, giờ sinh nhờ sư thầy trong chùa viết sớ sách trình lên ban Đức Ông kèm theo mâm lễ vật chuẩn bị sẵn như xôi gà, trầu rượu, vàng hương, sau khi sư thầy thực hiện xong khoá lễ chờ đến khi hương cháy 2/3 thì bố mẹ đem sớ và vàng mã đi hoá. Thời gian bán khoán thường từ 10 đến 20 năm có khi đến 20 tuổi sau đó sẽ làm lễ chuộc con về nuôi. 

Gửi con vào chùa cần những gì?

Gửi con vào chùa (hay còn gọi là “bán khoán con vào chùa”) là một phong tục tâm linh phổ biến ở một số địa phương, thường được thực hiện khi gia đình muốn con mình được bình an, khỏe mạnh và tránh những điều không may mắn. Khi gửi con vào chùa, gia đình thường chuẩn bị:

  • Lễ vật: Bao gồm hoa, quả, hương, nến, nước, gạo, muối, bánh kẹo, xôi chè, và mâm lễ chay tùy theo phong tục địa phương.
  • Thông tin của con: Họ tên, ngày tháng năm sinh, và thông tin gia đình.
  • Sớ bán khoán: Một bản sớ trình lên chư Phật và các vị thần linh, trong đó nêu rõ ý nguyện của gia đình.
  • Tâm lý chuẩn bị: Việc này chỉ mang ý nghĩa tâm linh, không phải là chuyển quyền nuôi dưỡng thực sự. Gia đình vẫn là người nuôi con, chùa chỉ mang ý nghĩa bảo hộ về mặt tinh thần.

Bán khoán không chuộc có sao không?

  • Theo quan niệm dân gian, khi bán khoán, cha mẹ gửi con cho nhà chùa để nhờ sự che chở của Tam Bảo. Khi con đủ tuổi trưởng thành hoặc gia đình cảm thấy không cần sự bảo hộ này nữa, gia đình thường làm lễ chuộc con về.
  • Nếu không làm lễ chuộc con, có người lo ngại rằng đứa trẻ sẽ bị “lưu tên” ở chùa, gây ra ảnh hưởng tâm linh. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian, không có căn cứ khoa học hay ràng buộc thực tế nào.
  • Nếu bạn vẫn băn khoăn, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của nhà sư hoặc thầy tại chùa để thực hiện các nghi thức cần thiết.

Lễ chuộc con ở chùa

Khi muốn làm lễ chuộc con, gia đình cần chuẩn bị:

  • Mâm lễ: Gồm hương, hoa, quả, bánh kẹo, xôi chè, và lễ vật chay hoặc mặn (tùy phong tục).
  • Sớ chuộc con: Nội dung bao gồm lời nguyện xin chuộc lại con và cảm tạ sự bảo hộ của nhà chùa.
  • Tiền công đức: Gia đình có thể đóng góp tùy tâm để chùa duy trì hoạt động.
  • Nhà sư hướng dẫn: Thường lễ chuộc sẽ do nhà sư thực hiện, bao gồm việc đọc kinh, dâng lễ và cầu nguyện.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về nghi lễ bán khoán vào chùa và nắm rõ được ý nghĩa cũng như cách thức thực hành nghi lễ này sao cho đúng và đầy đủ để đạt được ước nguyện như mong muốn. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mời bạn đọc tham khảo tại kênh Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên!

79 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Cách chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát: Phát nguyện, hồi hướng

Kiến thức 13/03/2025 01:24:37

Cách chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát: Phát nguyện, hồi hướng

Kiến thức 13-03-2025 01:24:37

Chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để tiêu trừ nghiệp chướng và gia tăng phước báu. Đây là một việc làm dễ thực hiện được nhiều Phật tử áp dụng và nhận thấy có công đức lớn hơn so với việc chép toàn bộ kinh Địa Tạng Vương.
160 lượt xem 0 Bình luận

Tịnh Nghiệp Tam Phước là gì? Bao gồm gì? Cách tu

Kiến thức 13/03/2025 01:20:33

Tịnh Nghiệp Tam Phước là gì? Bao gồm gì? Cách tu

Kiến thức 13-03-2025 01:20:33

Tịnh nghiệp tam phước là pháp tu "Tán Thiện" dành cho phàm phu, giúp ổn định tâm trí và tu Tịnh Nghiệp. Pháp này được Phật dạy cho Bà Vi Đề Hy trong kinh Quán Vô Lượng Thọ để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
57 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu Đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát

Kiến thức 13/03/2025 01:15:31

Cách chép hồng danh Phật Dược Sư: Phát nguyện, hồi hướng

Kiến thức 13/03/2025 01:09:13

Tụng chú Đại Bi có thật sự tiêu trừ được mọi tội lỗi?

Kiến thức 13/03/2025 00:40:54