Lễ nghi thức tụng kinh sám hối thai nhi chuẩn

26/10/2023 16:07:41 996 lượt xem

Hiện nay trong xã hội, tình trạng nạo, phá thai đang trở thành vấn nạn ngày càng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới. Việc cầu siêu cho thai nhi là việc làm thiết thực đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho thai nhi và tín chủ. Vậy cần sắm lễ và thực hiện như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cầu siêu thai nhi tuy khó mà dễ. Khó là do người mê tín, không hiểu Phật pháp. Dễ bởi hiểu đạo “Khi phát tâm sám hối niệm Phật hồi hướng, vạn tội đều tiêu. Có khi chỉ một thời khóa lễ, vong linh thai nhi đã được siêu thoát”. 

Cuộc sống hiện đại phát triển không ngừng, sự phát triển đó làm cho mối quan hệ con người cũng ngày càng trở nên cởi mở hơn. Nhưng mặt trái của nó mang lại nhiều điều trái với luân thường truyền thống đó chính là vấn nạn “phá thai”.

Sắm lễ cầu siêu cho thai nhi

Trong buổi lễ cầu siêu thai nhi được diễn ra tại chùa dưới sự trụ trì của chư Tăng Ni tham gia sẽ được chuẩn bị một cách đầy đủ, kỹ lưỡng. Còn lễ cầu siêu thai nhi tại gia cần phải chuẩn bị một bàn thờ Phật sạch sẽ, trang nghiêm, chỉnh chu và có đầy đủ những đồ vật như:

  • 1 bình hoa tươi cúng Phật.
  • 1 đĩa hoa quả và sữa tươi hoặc nước cơm.
  • Không dùng đồ cúng mặn và đồ vàng mã.

Lưu ý:

  • Hoa quả có thể để trong vòng 7 ngày, khi héo có thể thay sang hoa quả mới.
  • Mỗi ngày bạn phải thay sữa tươi một lần.
  • Trước khi thực hiện nghi lễ cầu siêu bạn phải tắm gội sạch sẽ, gột rửa thân tâm thanh tịnh, thay một bộ trang phục kín đáo, lịch sự như đồ pháp phục pháp tử, áo dài lam thường mặc để đi chùa. 

Lễ nghi thức tụng kinh sám hối cầu siêu cho thai nhi

Nghi thức tụng kinh sám hối cầu siêu

Nghi thức cầu siêu thai nhi diễn ra không quá phức tạp và cầu kỳ. Điều quan trọng nhất trong nghi thức cầu siêu chính là tâm tưởng, nhất định phải thành tâm sám hối và cầu siêu cho em bé xấu số. Trước ngày làm lễ 3 đến 5 ngày, cha mẹ nên ăn chay đồng thời tụng kinh sám hối hồi hướng về nghiệp chướng mà bản thân tạo ra. 

Nghi thức cầu siêu thai nhi gồm 6 bước, bao gồm:

  • Cúng hương.
  • Sám hối.
  • Phát nguyện.
  • Niệm Phật.
  • Tụng kinh.
  • Hồi hướng. 

Lễ nghi thức tụng kinh sám hối cầu siêu cho thai nhi (2)

Cúng hương

Miệng niệm Nam mô A Di Đà Phật, tay thắp 01 nén nhang (01 cây hương), cắm lên bát hương.

Nam mô A Di Đà Phật (03 lần, mỗi lần 01 lạy)

Bài khấn sám hối thai nhi

Quỳ xuống khấn nguyện: Hôm nay ngày…tháng….năm….Con họ tên là…, pháp danh là…, hôm nay con quỳ trước chân Tam Bảo. Chí tâm xin sám hối hết thảy mọi tội lỗi của mình, đã gây ra cho Pháp giới chúng sinh, trong từ vô thỉ kiếp đến nay.

Trước đây do không hiểu Phật pháp, con đã phạm đại tội phá thai. Nay con xin sám hối với vong linh thai nhi. Nguyện ơn trên Tam Bảo từ bi gia bị cho vong linh cháu sớm lìa khổ được vui. Sớm được Vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ. Con cầu nguyện đức Từ Phụ A Di Đà Phật phóng quang. Gia hộ cho tất cả chúng sanh nơi đây và vong linh thai nhi cùng lìa khổ được vui. Cùng được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc.

Lễ nghi thức tụng kinh sám hối cầu siêu cho thai nhi (3)

Phát nguyện cho mình và thai nhi

Nguyện từ nay cho đến ngày con vãng sinh Tây Phương Cực Lạc Quốc. Thề làm lành lánh ác. Nguyện hằng ngày trì niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, hồi hướng cho pháp giới chúng sinh. Nam mô A Di Đà Phật (Lạy 01 lạy).

  • Ngồi xuống chắp tay trước ngực niệm: Nam mô A Di Đà Phật (đủ 6 chữ trong khoảng 15-30′)
  • Chắp tay khấn nguyện: Nay con Phát tâm hàng ngày niệm Phật và Tụng 07 bộ Kinh Địa Tạng hồi hướng cho Thai nhi. (hoặc Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni). Nguyện hồi hướng phước báu này cho vong linh thai nhi lìa khổ được vui, Vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ.   
  • Tụng kinh. Qùy tụng hoặc ngồi xếp bằng tụng cũng được. Cứ chí tâm là được. 
  • Tụng xong, Qùy xuống chắp tay hồi hướng: Con nguyện hồi hướng toàn bộ công đức này cho vong linh thai nhi. Nguyện ơn trên Tam Bao gia bị, chứng minh cho tấm lòng thành của con.
  • Niệm Nam mô A Di Đà Phật: 03 câu, mỗi câu lạy 01 lạy rồi lui ra.

Lễ nghi thức tụng kinh sám hối cầu siêu cho thai nhi (4)

Niệm Phật cho thai nhi

Cha mẹ hãy chấp tay thành tâm khấn nguyện và miệng liên tục niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” thật nhiều lần, sau đó khấn nguyện hồi hướng cho thai nhi.

Tụng bài kinh sám hối thai nhi

Trong khi tụng kinh thì cha mẹ có thể quỳ hoặc ngồi xuống xếp bằng để tụng kinh đều được. Chỉ cần cha mẹ chí tâm, thành tâm tụng kinh cầu siêu cho thai nhi thật nhiều lần sẽ khiến cho vong nhi có thể buông bỏ bớt được niềm oán giận, thứ tha cho sự sai lầm, nỗi khổ của các bậc cha mẹ mà sẽ chịu đi đầu thai vào một gia đình khác. Hoặc trường hợp vong nhi không chịu đi siêu thoát mà phát tâm tu hành thì có thể sớm được về Tây phương Tịnh Độ, làm đồng tử bên cạnh Chư vị Bồ Tát.

Hồi hướng công đức cho thai nhi

Sau khi cha mẹ đã tụng kinh xong bộ Kinh cầu siêu, hãy quỳ xuống, mắt hướng về phía Phật, giữ tâm phải thật tịnh và hai chắp tay hồi hướng “Con nguyện hồi hướng toàn bộ công đức này cho vong linh thai nhi. Nguyện ơn trên Tam Bao gia bị, chứng minh cho tấm lòng thành của con.” Sau khi kết thúc hồi hướng, cha mẹ hãy chắp tay quỳ lạy Phật 3 lần, mỗi lần miệng đều niệm phải niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.

Lễ nghi thức tụng kinh sám hối cầu siêu cho thai nhi (5)

Việc cầu siêu cho thai nhi cha mẹ nên được thực hiện liên tiếp trong vòng bảy ngày liền. Trong thời gian này, quý Phật tử hãy luôn nhớ rằng giữ tâm của mình phải luôn tịnh, ăn chay tích đức đồng thời tụng Kinh Địa Tạng vào mỗi buổi sáng và buổi tối để hồi hướng cho thai nhi. Khi kỳ hạn trong thời gian bảy ngày đã kết thúc, cha mẹ vẫn có thể tiếp tục tụng Kinh Cầu Siêu cho thai nhi và Kinh Địa Tạng để tích thêm cho mình nhiều phúc đức, giải trừ được nghiệp chướng của mình đồng thôi tích đức cho vong nhi.

Video sám hối thai nhi như thế nào?

Hi vọng với những thông tin cũng cấp trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết và kinh nghiệm khi thực hiện nghi thức cầu siêu cho thai nhi tại nhà. Đây là một khi thức quan trọng giúp cho cha mẹ cảm thấy nhẹ lòng và giúp cho thai nhi sớm siêu thoát không oán hận cha mẹ. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hay, hữu ích tại Bchannel nhé!

47 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Câu chuyện của Lê Thị Hà: Từ nỗi đau đến nghị lực phi thường

Nhân vật 21/11/2024 11:20:57

Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo

Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06

Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024

Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19

Có duyên với Phật pháp, tháo gỡ mọi khó khăn trong cuộc sống nhờ bài giảng của Thiền sư Minh Niệm

Nhân vật 14/11/2024 10:11:47

Niệm Phật giữ bình tâm đưa người bệnh len qua vách núi hiểm trở

Nhân vật 14/11/2024 09:56:35