Triển khai áp dụng quy chế hoạt động của Ban Quản trị tự viện

20/10/2023 17:38:30 447 lượt xem

Việc thành lập Ban quản trị cơ sở tự viện sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp các Phật sự được hanh thông. Các vai trò, nhiệm vụ được quy định cụ thể, thông qua sự phối hợp chặt chẽ, gia tăng vai trò giám sát, sẽ giúp cho Chư tôn đức trụ trì có thêm điều kiện và nguồn lực để quản lý tốt cơ sở tự viện. Từ đó,  phù hợp với thực tiễn điều hành Phật sự và sự ổn định phát triển Giáo hội lâu dài trong tương lai.

Mới đây Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký ban hành 2 văn bản quan trọng, đó là Quy chế hoạt động Ban Quản Trị cơ sở tự viện của GHPGVN nhiệm kỳ (2022-2027) và Thông tư Hướng dẫn thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện, nhiệm kỳ 2022-2027. Đây là lần đầu tiên Giáo hội ban hành quy chế về nội dung này, kể từ khi Hiến chương tu chỉnh lần thứ 7 được thông qua tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 9 vào cuối năm 2022.

Ngày 03.10.2023, Quy chế hoạt động Ban Quản trị cơ sở tự viện của GHPGVN nhiệm kỳ (2022-2027) đã được ban hành gồm 4 chương, 20 điều, quy định rõ cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp hành chính thứ 4 của Giáo hội. Từ đó, triển khai các Phật sự dựa trên nguyên tắc phụng hành Giáo pháp, Giới luật; Tuân thủ Hiến chương của Giáo hội và pháp luật Nhà nước. Đồng thời, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số.

Về cơ cấu tổ chức, thành viên Ban Quản trị do Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh ký quyết định chuẩn y sau khi thống nhất với Thường trực Ban Trị sự cấp huyện với các chức danh như: Trưởng ban; Phó Trưởng ban; Thư ký, Thủ quỹ; Kiểm soát, Các thành viên. Đối với các cơ sở tự viện là đại già lam, danh thắng, di tích Quốc gia đặc biệt, tổ đình của các sơn môn, hệ phái và đang là trụ sở của Giáo hội các cấp, các chùa Nam tông Khmer thì áp dụng theo Quy chế Ban Tăng sự Trung ương, hoặc Trụ trì giới thiệu và đề xuất số lượng phù hợp. Đồng thời, việc cấp quyền sử dụng con dấu cũng là đem lại nhiều điều kiện thuận lợi.

Ngay khi các văn bản của Ban thường trực HĐTS GHPGVN về việc hướng dẫn thành lập Ban quản trị tự viện được ban hành, BTS GHPGVN các tỉnh thành trên cả nước đã có sự rà soát tình hình địa phương, kịp thời lên kế hoạch thực hiện. Như tại tỉnh Hậu Giang, ngay trong phiên họp thường trực tháng 10 vừa qua, Chư tôn đức đã triển khai những nội dung mới của Quy chế, lấy ý kiến đóng góp của Chư Tăng Ni toàn tỉnh, tiến hành những bước đầu tiên trong quá trình xây dựng các ban quản trị cơ sở tự viện.

Mỗi địa phương lại có một đặc điểm khác nhau về sự phân bố các tự viện, số lượng Tăng Ni, tình hình quản lý cơ sở tự viện… Chính vì vậy, khi áp dụng Quy chế mới của TƯGH, cần có sự linh hoạt, nhạy bén; phù hợp với thực tiễn mỗi tỉnh thành. Chính vì vậy, Chư tôn đức BTS GHPGVN tỉnh Hậu Giang đã xác định rõ những thuận lợi và khó khăn trước mắt trong việc xây dựng ban quản trị tự viện, từ đó có những phương án để khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Ban thường trực HĐTS GHPGVN.

Không chỉ tại tỉnh Hậu Giang, BTS GHPGVN tỉnh Bình Phước cũng cho rằng việc thành lập Ban quản trị tự viện có ý nghĩa quan trọng và hết sứ cần thiết với thực tế triển khai các hoạt động Phật sự tại địa phương. Với tinh thần phụng sự đạo pháp và dân tộc, từ trước tới nay, mọi hoạt động Phật sự đều do Chư tôn đức trụ trì các tự viện gánh vác. Chính vì vậy, nếu như có sự hỗ trợ của các thành viên của Ban quản trị tự viện, các Phật sự sẽ được thực hiện chu toàn hơn.

Thời gian qua, Chư tôn giáo phẩm HĐTS, Chư tôn đức thường trực BTS GHPGVN các tỉnh thành, thường xuyên tổ chức các buổi phổ biến Hiến chương, Quy chế Ban Tăng sự TƯ, đặc biệt nhấn mạnh về trách nhiệm xây dựng Ban quản trị cơ sở tự viện tại địa phương. Từ đó, kịp thời giải đáp các thắc mắc, vấn đề tồn đọng, để việc xây dựng Ban quản trị được triển khai đồng bộ trong thời gian sớm nhất.

Việc thành lập Ban quản trị cơ sở tự viện sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp các Phật sự được hanh thông. Các vai trò, nhiệm vụ được quy định cụ thể, thông qua sự phối hợp chặt chẽ, gia tăng vai trò giám sát, sẽ giúp cho Chư tôn đức trụ trì có thêm điều kiện và nguồn lực để quản lý tốt cơ sở tự viện. Từ đó,  phù hợp với thực tiễn điều hành Phật sự và sự ổn định phát triển Giáo hội lâu dài trong tương lai.

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

30 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật khu vực phía Bắc

Tin Phật sự 17/11/2024 18:18:23

Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tin Phật sự 12/11/2024 14:14:49

Trung ương Giáo hội viếng tang cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh

Tin Phật sự 07/11/2024 11:48:06

Cháy chùa Phổ Quang 800 tuổi ở Phú Thọ

Tin Phật sự 23/10/2024 15:22:49

Kỷ niệm 35 năm Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam: Tầm nhìn, Sứ mệnh và Di sản

Tin Phật sự 19/10/2024 21:05:57