Cúng Ngọ là gì? Nghi thức cúng Ngọ và ý nghĩa

25/10/2023 15:44:28 997 lượt xem

Thông thường trước khi khai bảng báo giờ ngọ trai của đại chúng tại thiền viện sẽ dâng cơm cúng Phật vào giờ trưa gọi là cúng Ngọ. Đối với tư gia có thể áp dụng nghi thức cúng Ngọ này vào ngày mùng 1, ngày 15 hay lễ tết. Vậy cúng Ngọ là gì, ý nghĩa như thế nào sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết qua nội dung dưới đây.

Cúng Ngọ là gì? 

Cúng Ngọ được hiểu là việc tổ chức cúng lễ dâng cơm cúng Phật vào trước 12h trưa. Đầu tiên sẽ là cúng dường chư Phật trong mười phương rồi các chư Hiền Thánh, chúng sanh lục đạo hay trong pháp giới. 

Để chúng sanh trong lục đạo có thể ăn được cần gia trì thần chú biến thực. Phần lớn trong nghi thức cúng Ngọ chính là cúng để cho Phật và các chúng sanh khác ăn.

Cúng Ngọ là gì_ Nghi thức cúng Ngọ và ý nghĩa

Nghi thức cúng Ngọ 

TÁN PHẬT

Dung nhan Phật tốt lạ lùng

Hào quang soi sáng khắp cùng mười phương

Từ bi oai đức khôn lường

Ra đời tế độ sáu đường chúng sanh

Được thấy tướng lại nghe danh

Cũng nhờ phước đức căn lành trồng sâu

Thế tôn đủ tướng nhiệm mầu

Làm cho muôn loài cúi đầu quy y.  

ĐẢNH LỄ TAM BẢO

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả đức Phật ba đời thường trú trong mười phương. (1 lạy) O

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả tôn Pháp ba đời thường trú trong mười phương. (1 lạy) O

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả hiền thánh Tăng ba đời thường trú trong mười phương. (1 lạy)  

TÁN LƯ HƯƠNG

Hương thơm vừa bén

Lư vàng khói trắng xông

Chiên đàn, trầm nhũ xin dâng cúng

Tâm thành bày tỏ lời ca tụng

Thỉnh Phật, Bồ-tát xuống nhân gian

Non thanh lương La Hán

Xin nhận chúng con cúng.

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ-tát Ma-ha-tát. (3 lần) 

Nam mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ-tát. (3 lần)  

MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Đức Bồ-tát hiệu Quán Tự Tại

Dầy công tu huệ mới mở mang

Chân như một ánh linh quang

Chiếu soi năm uẩn đều không có gì

Bát Nhã huệ soi đi khắp chốn

Dứt mọi đường khổ khốn tai nàn

Xá Lợi tâm chớ nghi nan

Sắc kia nào khác cái không đâu mà

Cái không nọ nào xa cái sắc

Sắc là không, không sắc như nhau

Thọ, tưởng, hành, thức khác đâu

Chân không xét cũng một mầu thế thôi

Này Xá Lợi nghĩ coi có phải

Những pháp không xét lại thực là

Chẳng sinh, chẳng dứt đó mà

Sạch dơ thêm bớt cũng là chân không

Ấy vậy phải xét thông mọi lẽ

Như hư không sắc vẻ gì đâu

Thọ, tưởng, hành, thức sạch làu

Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt còn đâu nương nhờ

Thân, ý cũng hững hờ như thế

Lục trần kia cũng kể là không

Đã không nhãn giới suốt thông

Đến ý thức giới cũng không thấy gì

Vô vô minh nương chi mà có

Bổn tánh không soi nó phải tiêu

Đã không lão tử hiểm nghèo

Còn đâu già chết, hòng theo quấy rầy

Khổ, Tập, Diệt, Đạo không thay

Trí còn không có đắc này được đâu

Vô sở đắc là câu tuyệt diệu

Bồ-tát xưa khéo liệu đường tu

Chân không bổn tánh như như

Nhờ huệ Bát Nhã thật hư soi làu

Không ngăn ngại còn đâu lo sợ

Mộng tưởng không tâm chẳng đảo điên

Chân như bổn tánh thiên nhiên

Niết Bàn cõi ấy chứng nên đạo mầu

Tam thế Phật ngôi cao chứng quả

Thảy đều nhờ Bát Nhã tu nên

Bát Nhã này rất thiêng liêng

Ấy đại thần chú giúp nên đạo thiền

Ấy thần chú đại minh sáng chói

Chú vô thượng vòi vọi cao xa

Vô đẳng đẳng chú ấy mà

Gồm đủ thần lực thật là tối linh

Những khổ não thênh thênh trừ hết

Lời nói này chân thật chẳng ngoa

Vậy nên Bát Nhã thuyết qua

Này câu thần chú niệm ra như vầy:

Yết đế, yết đế, ba la yết đế,

Ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha. (3 lần) O

TÁN PHẬT

Trí Phật sáng ngời như trăng tỏ

Thân Phật thanh tịnh như lưu ly

Phật ở thế gian thường cứu khổ

Tâm Phật không đâu không từ bi.

Nam mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. (3 lần) O

CÚNG DƯỜNG

Nam mô Thường Trụ Thập Phương Phật

Nam mô Thường Trụ Thập Phương Pháp

Nam mô Thường Trụ Thập Phương Tăng

Nam mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật

Nam mô Cực Lạc Thế Giới A-di-đà Phật

Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

Nam mô Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật

Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát

Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát

Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát

Nam mô Đại Thế Chí Bồ-tát

Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ-tát

Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ-tát

Nam mô Già Lam Thánh Chúng Bồ-tát

Nam mô Giám Trai Sứ Giả Bồ-tát

Nam mô Thập Điện Minh Vương Bồ-tát

Nam mô Lịch Đại Tổ Sư Bồ-tát

Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ-tát. O

CHÚ BIẾN THỰC

Nam mô tát phạ đát tha, nga đa phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần) 

CHÚ BIẾN THUỶ

Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án, tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha. (3 lần) O

Sắc hương vị cơm này

Trên cúng dường chư Phật

Đến các bậc Hiền Thánh

Rồi các giới lục đạo

Cúng dường không phân biệt

Tất cả đều no đủ

Xin nguyện cho thí chủ

Vượt qua bờ bên kia

Ba đức sáu vị

Cúng Phật cùng Tăng

Pháp giới hữu tình

Đều xin cúng dường. O

CHÚ PHỔ CÚNG DƯỜNG

Án, nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (3 lần) O

TÁN PHỔ CÚNG DƯỜNG

Con nay dâng cúng mùi cam lồ

Phẩm chất không gì cao quý hơn

Hương sắc ngát thơm cùng Pháp giới

Cúi xin dâng cúng các Năng Nhân.

Nam mô Phổ Cúng Dường Bồ-tát Ma-ha-tát. (3 lần) O

Bốn loài chín cõi

Cùng vào biển tánh Tỳ Lô

Tám nạn ba đường

Đồng đến cửa mầu Hoa Tạng. O

Cúng Phật vừa xong

Nguyện cho chúng sanh

Thực hiện viên mãn

Tu học Phật pháp. O

HỒI HƯỚNG

Cúng ngọ công đức vô biên

Xin đem hồi hướng mọi miền gần xa

Chúng sanh pháp giới bao la

Đều về Cực Lạc Di-đà Tây thiên

Nguyện tiêu ba chướng não phiền

Nguyện khai trí tuệ vô biên sáng ngời

Nguyện trừ tội chướng bao đời

Hành theo Bồ-tát đời đời vị tha

Nguyện sinh Tịnh độ Di-đà

Hoa sen chín phẩm là cha mẹ mình

Hoa khai ngộ pháp vô sanh

Cùng chư Bồ-tát bạn lành với ta

Nguyện đem công đức tạo ra

Hướng về khắp cả gần xa hưởng nhờ

Con cùng muôn loại thân sơ

Đều thành Phật đạo đến bờ an vui. O

PHỤC NGUYỆN

Nam mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.

Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A-di-đà Phật.

Tác đại chứng minh.

Giờ này đệ tử, cùng với đại chúng, cung kính trước Phật, thành tâm đọc, tụng nghi thức cúng ngọ. Nguyện đem công đức này hồi hướng đạo Phật sáng thêm, xe Pháp thường chuyển, gió hoà mưa thuận, đất nước hưng thịnh, thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc. O

Thứ nguyện: Cầu an đệ tử ………. cùng chư thiện nam tín nữ, nghiệp chướng tiêu trừ, tai qua bệnh khỏi, thân tâm an lạc, thường được kiết tường, vạn sự như ý, phát tâm Bồ đề, quay về chánh đạo, thấm nhuần mưa pháp, phước huệ song tu, gia quyến an khang, lòng tin Tam Bảo càng sâu, tâm từ đối chúng sinh tăng trưởng. O

Lại nguyện: Cầu siêu hương linh ………. cùng chư hương linh, cửu huyền thất tổ, các gia các tộc, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, nương nhờ sức Phật, đến được đạo tràng, nghe kinh nghe Pháp, sớm thoát đường mê, sinh về Tịnh độ. O

Khắp nguyện: Kẻ mất siêu thăng, người còn phúc lạc, âm dương lưỡng lợi, pháp giới nhân thiên, đồng thành Phật đạo.

Nam mô A-di-đà Phật. O

TAM QUY Y

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 lạy)

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển. (1 lạy)

Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, tất cả không ngại. (1 lạy)

Cúng Ngọ là gì_ Nghi thức cúng Ngọ và ý nghĩa (2)

Ý nghĩa của cúng Ngọ

Nghi thức cúng Ngọ được thực hiện để bày tỏ niềm tin, lòng thành kính đối với Đức Phật, chánh pháp, chúng tăng. Khi tâm hồn con người chưa được khai phóng triệt để, trình độ nhận thức chưa đạt đến tầm cao, chưa tự giải thoát thì cúng Ngọ sẽ biểu lộ lòng thành kính của Phật tử đối với bậc Đạo sư.

Cúng Ngọ là gì_ Nghi thức cúng Ngọ và ý nghĩa (3)

Nghi lễ này rất được coi trọng và khuyến khích bởi đây là hành động tăng thượng tâm, thiện pháp, làm giảm ác pháp. Thông qua nghi thức giúp con người có tập quán đạo đức hướng thiện, tạo mối quan hệ giữa đạo và đời hay giữa người tu hành với quần chúng. Từ đó sẽ có thể chuyển hóa quần chúng loại bỏ điều ác làm điều thiện lành, sống có đạo đức.

Trên đây là những chia sẻ về nghi thức cúng Ngọ và ý nghĩa cơ bản của cúng Ngọ. Việc cúng Ngọ sẽ giúp hướng con người làm điều thiện, tích đức, loại bỏ điều xấu xa. Nhờ vậy mà chúng sinh sẽ có được cuộc sống hạnh phúc, ấm no, an bình hơn.

36 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19/09/2024 17:09:46

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19-09-2024 17:09:46

Đời người tựa như ánh chớp đêm dông, thoáng qua một chốc là trăm năm đi đến tận cùng. Ai biết tỉnh thức sẽ dễ dàng tìm thấy con đường đúng đắn và sớm đến bến bờ giác ngộ.
825 lượt xem 0 Bình luận

Bồ Tát Kim Cương Thủ? Thần chú của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Kiến thức 19/09/2024 15:35:53

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19/09/2024 08:41:00

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19-09-2024 08:41:00

Theo Phật Giáo, sau khi qua đời, chúng sinh tái sinh vào một trong sáu cõi luân hồi: Trời, Người, A-tu-la, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, và Súc Sinh. Tìm hiểu chi tiết về các cõi này trong bài viết sau.
1537 lượt xem 0 Bình luận

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống

Kiến thức 18/09/2024 15:50:11

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống

Kiến thức 17/09/2024 09:10:19