Khám phá chùa Tam Chúc Hà Nam chi tiết nhất

15/11/2023 17:24:48 358 lượt xem

Chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất thế giới kể từ khi khởi công xây dựng đã tạo được tiếng vang lớn. Đặc biệt, nơi đây được ví von như Vịnh Hạ Long thu nhỏ.

Địa chỉ chùa Tam Chúc ở đâu?

Địa chỉ chùa Tam Chúc.

Chùa Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, đây là khu du lịch tâm linh bậc nhất được ví von như “Vịnh Hạ Long trên cạn”. Ngôi chùa tọa lạc tại tại thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km về phía nam và cách Phủ Lý khoảng 10km. Diện tích của quần thể Tam Chúc ước tính 5000ha, bao gồm cả núi đá tự nhiên, hồ nước, các thung lũng. Phía trước chùa là hồ Lục Ngạn, phía sau là núi Thất Tinh.

Thời điểm đi chùa Tam Chúc mùa nào đẹp nhất

Để có thể chiêm ngưỡng và ngắm trọn vẻ đẹp hùng vĩ tại chùa Tam Chúc chúng ta có thể lựa chọn đến tham quan và chiêm bái, lễ Phật vào mùa thu thời gian từ tháng 9 đến hết tháng 11. Thời điểm này cảnh chùa chuyển sang một màu vàng rực bởi hàng cây vào mùa thay lá. Bên cạnh đó, thời tiết khá mát mẻ, dễ chịu nên đây chính là thời điểm thích hợp nhất để đến với chùa Tam Chúc. 

Thời điểm đi chùa Tam Chúc mùa nào đẹp nhất.

Đặc biệt, vào dịp lễ Phật đản (15/4 âm lịch), Lễ Vu Lan báo hiếu (15/7 âm lịch), Trung thu (15/8 âm lịch) và những ngày rằm, mùng 1 và năm mới nơi đây được trang trí ngập tràn sắc màu vô cùng vui nhộn và náo đông đảo người về tham dự. 

Tuy nhiên, những ngày đại lễ hoặc cuối tuần số lượng khách tham quan và lễ Phật khá đông đúc. Nếu bạn lưu dữ cho mình những tấm ảnh kỉ niệm đẹp hãy lựa chọn những ngày thường trong tuần.

Cách đi đến chùa Tam Chúc

Có rất nhiều phương tiện để chúng ta có thể di chuyển đến chùa Tam Chúc như ô tô, xe bus, xe khách, xe máy. Cụ thể, các bạn có thể di chuyển theo hướng dẫn sau đây:

Đối với phương tiện di chuyển là xe máy chúng ta chạy thẳng hướng đường Giải Phóng (Hà Nội) qua Bến xe Nước Ngầm về hướng Thường Tín – Phú Xuyên. Tại điểm giao với Quốc lộ 1A đi lên Quốc lộ chạy về hướng Phủ Lý. Đi vào đường Quốc lộ 21 khoảng 10km và điểm đến của bạn chính là chùa Tam Chúc.

Có nhiều cách để bạn đi đến chùa Tam Chúc.

Đối với phương tiện di chuyển từ Hà Nội về chùa Tam Chúc bằng ô tô, chúng ta có thể di chuyển như sau:

Hướng 1: Lộ trình giống như di chuyển bằng xe máy đi nêu trên.

Hướng 2: Di chuyển từ đường Giải Phóng đến Bến xe Nước Ngầm rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đến cầu Giẽ thì quẹo vào đường 1 cũ rồi đi vào Quốc lộ 21 khoảng 10km là đến. 

Hướng 3: Di chuyển hướng cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình tới nút giao Liêm Tuyền thì thoát ra rẽ vào Phú Lý. Từ đây chạy thẳng vào Quốc lộ 21 khoảng 10km. Đây là cung đường tối ưu nhất vì đường thoáng di chuyển sẽ nhanh hơn.

Đối với phương tiện di chuyển là xe bus: Du khách ở Hà Nội có thể lựa chọn tuyến bus Hà Nội – Phủ Lý, xuất phát từ bến xe Giáp Bát.

Đối với phương tiện di chuyển là xe khách: Đây là phương tiện di chuyển thuận tiện đến chùa Tam Chúc, đa phần xe khách chạy cao tốc Pháp Vân – cầu Giẽ rất nhanh, chỉ mất 1 tiếng là bạn có thể đến nơi.

Chú ý: Nếu như bạn vẫn đủ tự tin để tự di chuyển có thể sử dụng Google Maps để xem hướng dẫn chỉ đường.

Giá vé vào chùa Tam Chúc Hà Nam

Giá vé vào chùa Tam Chúc Hà Nam.

Giá vé dịch vụ cụ thể tại chùa Tam Chúc như sau:

  • Vé đò loại 10-12 khách/1 đò: 200,000/1 người
  • Vé tàu VIP (có tiệc trà): 270,000/1 người
  • Vé xe điện: 50,000/1 khách (khách xá – chùa cổ)
  • Vé thuyền phổ thông + xe điện: 240,000/1 người 
  • Vé thuyền VIP + xe điện: 270,000/1 người
  • Ăn buffet trưa tại nhà hàng Thủy Đình: 130,000/1 người
  • Ăn set menu từ 130,000/1 người
  •  Ăn tối trên thuyền từ 300,000/1 người

Chú ý: Để rõ hơn thông tin về giá vé của từng dịch vụ trước khi sử dụng du khách có thể gọi trực tiếp đến hotline tư vấn tại chùa để nắm rõ thông tin và giá vé cho hành trình di chuyển.

Khám phá chùa Tam Chúc

Nhà khách Thủy Đình

Nhà khách Thủy Đình.

Đến với chùa Tam Chúc, điểm tới đầu tiên chính là nhà khách Thủy Đình. Đây là địa điểm check-in không thể bỏ qua. Tại đây, du khách sẽ mua vé lên thuyền để khám phá chùa Tam Chúc. Tại đây lưu trữ nhiều tranh ảnh quang cảnh chùa, tham quan nội thất. Đặc biệt, du khách có thể xem toàn bối cảnh khu du lịch tâm linh Tam Chúc tại nhà khách Thủy Đình.

Cổng tam quan

Cổng Tam quan.

Để có thể vào bên trong chùa Tam Chúc, du khách cần phải đi qua cổng Tam quan. Tại đây có 2 cổng Tam quan chính là Tam quan ngoại và Tam quan nội. Cổng Tam quan được xây dựng với vẻ ngoài hoành tráng, đồ sộ, kiên cố và có hoa văn vô cùng đặc sắc.

Vườn cột Kinh

Điểm đến tiếp theo, du khách sẽ tới đền điện Quan Âm, tại đây du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy 32 cột Kinh hay còn gọi là vườn cột Kinh. 

Vườn cột kinh.

Cột Kinh tại đây có kích thước lớn, nặng khoảng 200 tấn được làm bằng đá xanh Thanh Hóa với độ cao lên tới 14m. Cột Kinh được thiết kế thành hình đài san, có hình lục giác, đỉnh cột là hình nụ sen. Thêm vào đó là các hình điêu khắc thủ công lời Phật dạy tạo nên một không gian hùng vĩ và ấn tượng.

Tam điện chùa Tam Chúc tráng lệ

Chùa Tam Chúc có 2 chính điện đó là: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ và Điện Quan Âm. Mỗi một điện sẽ thờ phụng một vị Phật mang ý nghĩa linh thiêng riêng. Điểm chung tại 3 điện đều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá thu thập từ miệng núi lửa Indonesia. 

Điện Pháp Chủ

Ấn tượng đầu tiên khi đến với Điện Pháp Chủ nơi thời Phật Thích Ca Mâu Ni du khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước pho tượng Phật bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn lớn nhất Đông Nam Á. Không gian thờ phụng được thiết kế 2 tầng mái cong chiều cao lên tới 31m. Diện tích mặt sàn rộng 3000m2. 

Điện Tam Thế

Điện Tam Thế

Điện Tam Thế được xây dựng với lối kiến trúc ấn tượng, chiều cao 39m và không gian sàn rộng lên tới 5000m2. Du khách sẽ bất ngờ khi đứng trước ba pho tượng Phật kích thước lớn được làm bằng đồng đen ngay chính điện Tam thế thể hiện cho: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, là 12.000 bức phù điêu được làm từ đá núi lửa ở Indonesia.

Trước sân điện Tam thế, du khách sẽ được ngắm cây Bồ Đề được trích từ cây Bồ Đề 2125 năm tuổi và chiếc vạc đồng đen khổng lồ cao 4m được điêu khắc danh lam thắng cảnh tâm linh nổi tiếng cùng các trích dẫn về sư tổ trên mặt thân vạc. 

Điện Quan Âm

Điện Quan Âm là nơi thờ Phật Nghìn Mắt Nghìn Tay, tại đây khoảng sân vô cùng thoáng đãng, tĩnh mịch và rộng lớn có tầm nhìn hướng thẳng ra vườn Cột Kinh. 

Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc tọa lạc ngay giữa hồ nước rộng lớn, nơi đây thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt lưu giữ những dấu tích cổ từ thời vua Đinh.

Điểm ấn tượng chính là mặt hồ có 6 quả núi nhỏ, phía dưới có nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. Đặc biệt, khi đến mùa hè hoa sen nở tạo nên khung cảnh mặt hồ ở khu vực đình Tam Chúc đem lung linh, huyền ảo.

Đàn tế trời chùa Ngọc 

Đàn tế trời chùa Ngọc.

Có lẽ, điểm đến cuối cùng không thể bỏ lỡ khi tới chùa Tam Chúc chính là đàn trời chùa Ngọc. Tại đây bạn cần đi qua khu Tam Điện chính, leo bộ một đoạn khá xa. Chùa Ngọc được chế tác hoàn toàn bằng đá granite đỏ, các phiến đá lắp ghép chứ không sử dụng đến xi măng hoặc keo.

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc 

Trước khi tới tham quan, chiêm bái và lễ Phật tại chùa Tam Chúc chúng ta cần phải lưu ý một số điều như sau:

  • Quần thể du lịch Tam Chúc Hà Nam sở hữu diện tích lên tới 4000ha nên trước khi di chuyển bạn cần tham khảo bản đồ chùa Tam Chúc kỹ lưỡng tránh tìm đường mất thời gian.
  • Nếu bạn đến với chùa Tam Chúc vào ngày lễ hội thì phương tiện di chuyển lý tưởng chính là xe ôm. Bởi những ngày này lượng khách đến với chùa rất đông bạn sẽ phải mất khá lâu để xếp hàng mua vé xe điện và vé lên thuyền.
  • Quần thể du lịch tâm linh chùa Tam Chúc là nơi thờ tự các vị Phật nên chúng ta cần phải lựa chọn trang phục kín đáo, trang nghiêm và thoải mái. 
  • Để thuận tiện cho hành trình di chuyển chúng ta nên chọn giày thể thao để di chuyển nhiều không bị đau chân. 
  • Đặc biệt, khi bước vào các điện thờ chúng ta nên đi vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa. Tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa mà cần bước qua bậu cửa.
Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc.

Khách sạn gần chùa Tam Chúc

Nếu bạn có dự định du lịch tại quần thể du lịch tâm linh chùa Tam Chúc nhiều ngày thì bạn có thể tham khảo một số khách sạn uy tín, giá rẻ và chất lượng phục vụ chu đáo có thể lựa chọn một số địa điểm như sau:

  • Khách sạn – nhà hàng Tam Chúc nằm trong khuôn viên khu vực chùa Tam Chúc.
  • Khách Sạn Ngọc Lâm – Khu du lịch Tam Chúc, Xã Khả Phong – Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam.
  • Nhà nghỉ Tuệ Lâm – QL21A, Liên Sơn, Kim Bảng, Hà Nam.
  • Vinpearl Condotel Phủ Lý – 60 Biên Hòa, Minh Khai, Phủ Lý, Hà Nam.
  • Mường Thanh Luxury Hà Nam – Khu đất phía bắc Cầu Hồng Phú, Phường Quang Trung, Tp Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam.
  • Laga Hotel Hà Nam – 278 Lê Hoàn, Lam Hạ, Phủ Lý, Hà Nam.
  • Khách sạn 30-4 – 34 đường Biên Hòa, Tp Phủ Lý, Hà Nam.
  • Khách sạn Inco Hà Nam – Quốc lộ 1A, Tp Phủ Lý, Hà Nam.
  • Khách sạn Hòa Bình – 106 Trần Phú, Tp Phủ Lý, Hà Nam.

Chùa Tam Chúc (Hà Nam) là điểm đến nổi tiếng mà bạn không nên bỏ lỡ khi bạn có cơ hội đến khu vực này. Hy vọng rằng những gợi ý từ Bchannel sẽ giúp bạn sẵn sàng tốt hơn cho chuyến hành trình tham quan ngôi chùa lớn nhất tại Việt Nam. Đừng quên cập nhật nhiều thông tin hay và hữu ích tại bchannel.vn nhé!

20 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định

Du lịch chùa 16/11/2024 10:50:21

Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Du lịch chùa 31/10/2024 14:59:10

Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá

Sống khỏe 24/10/2024 10:14:05

Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn

Sống khỏe 19/10/2024 11:32:47

Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư

Du lịch chùa 11/10/2024 10:49:48

Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư

Du lịch chùa 11-10-2024 10:49:48

Chùa Đậu, ngôi chùa linh thiêng và cổ kính hơn 2000 năm tuổi, được mệnh danh là "Đệ nhất danh lam" tại Hà Nội. Nơi đây nổi bật với tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và cuốn sách đồng ghi lại lịch sử chùa, được xem là cổ xưa nhất cả nước.
5508 lượt xem 0 Bình luận