Khám phá chùa Đại Tuệ – Ngôi chùa hàng trăm năm tuổi tại Nghệ An sở hữu 4 kỷ lục

17/11/2023 08:47:32 592 lượt xem

Nếu bạn có dịp đến với Nghệ An thì chắc chắn không nên bỏ lỡ cơ hội tham quan, chiêm bái và lễ Phật cầu an tại chùa Đại Tuệ – ngôi chùa cổ kính với niên đại hàng trăm năm.

Địa chỉ chùa Đại Tuệ ở đâu?

Địa chỉ chùa Đại Tuệ ở đâu?

Chùa Đại Tuệ tọa lạc trên đỉnh núi cao nhất dãy Đại Huệ thuộc địa phận xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 21km về hướng Tây. Đường lên chùa Đại Tuệ khá thuận thiện nên du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng xe khách, taxi, xe bus hoặc phương tiện cá nhân.

Với vị trí địa lý cao nhất trên dãy núi Đại Tuệ từ đây du khách có thể dễ dàng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp đầy mộng mơ của dòng sông Lam và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên đất trời của tỉnh Nghệ An như Nghi Lộc, Nghi Xuân, Nam Đàn, Hòn Mê,…

Lịch sử chùa Đại Tuệ hình thành 

Lịch sử chùa Đại Tuệ hình thành

Chùa Đại Tuệ theo sử sách ghi lại, chùa có từ thời vua Mai Hắc Đế năm 627 (SCN). Đến thế kỷ thứ XV, vua Hồ Quý Ly phục dựng lại ngôi chùa. Theo truyền thuyết, chùa Đại Tuệ (Nghệ An) dựa vào câu chuyện dân gian Phật Bà Đại Tuệ là vị thần có ông phù hộ cho nhà Hồ trong cuộc chiến chống giặc Minh xâm lược, bảo vệ bờ cõi an toàn.

Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung hành quân ra Bắc đại phá 29 vạn quân Thanh đã nghỉ chân tại đây. Cũng từ đây mà nhà vua mơ thấy Phật Bà về chỉ cho cách xây thành làm căn cứ chống giặc. Để rút ngắn thời gian hành quân, vua Quang Trung đã vượt qua dãy Đại Huệ để tiến thẳng ra Bắc. Nhà vua đã vào chùa dâng lễ vật và xin Phật gia hồ để đoàn quân đánh tan quân Thanh. 

Nhờ dừng chân tại chùa Đại Tuệ, vua Quang Trung đã được trụ trì chùa Đại Tuệ chỉ cho một con đường tắt đi ra kinh đô và đại phá quân Thanh thắng lợi, thống nhất đất nước. Sau khi chiến thắng, vua Quang Trung đã xuống chiếu cắt 20 mẫu cho chùa để nhân dân lo việc hương khói. 

Kiến trúc chùa Đại Tuệ

Bên cạnh những dấu tích lịch sử quan trọng, cảnh quan tại chùa Đại Tuệ để lại nhiều dấu ấn với lối kiến trúc độc đáo. Toàn cảnh chùa gồm 20 hạng mục, trong đó có 4 mục chính được phân bố từ chân núi lên tới đỉnh núi gồm: chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.

Công trình có diện tích lên tới 600m2. Đặc biệt, Bảo tháp Đại Tuệ cao 32m gồm 9 tầng. Trong chùa khảm rất nhiều thư pháp, câu đối bằng chữ thuần Việt. 

Kiến trúc chùa Đại Tuệ.

Cấu trúc chùa gồm : 

  • Bảo tháp Đại Tuệ cao chín tầng với chiều cao 32m thờ thất Phật thế tôn và Phật Mẫu Đại Tuệ.
  • Phật Di Lặc, Đại hùng Bảo Điện 2 tầng với diện tích 1200m2.
  • Nhà Tổ đường diện tích 300m2.
  • Nhà thờ Ngũ đế diện tích 300m2.
  • Nhà kỷ niệm đường 250m2.
  • Hồ Tiên (ao sen) diện tích 500m2.
  • Khu Tăng xá

Kỷ lục của chùa Đại Tuệ 

Sau khi chùa Đại Tuệ được trùng tu và tôn tạo, xây dựng mới đã được Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận 4 kỷ lục lớn, bao gồm:

  • Ngôi chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất.
  • Ngôi chùa có hệ thống tượng hồng ngọc nhiều nhất.
  • Ngôi chùa có hệ thống tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất.
  • Ngôi chùa có hệ thống câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất Việt Nam.
Kỷ lục của chùa Đại Tuệ.

Đứng tại đỉnh Thăng Thiên ta có thể nhìn thấy dòng sông Lam uốn lượng, phóng xa tầm nhìn chúng ta có thể ngắm toàn cảnh Thanh Chương, Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và Hòn Ngư, Hòn Mê, Hòn Mắt ở biển Đông.

Đứng phía sau sân chùa ta nhìn thấy vùng đất động lớn từ Hồng Linh, Nghi Xuân, Đức Thọ và có thể chiêm ngưỡng rõ dãy Hồng Lĩnh, dãy Thiên Nhãn. 

Do quá trình phục dựng ngôi chùa cổ Đại Tuệ, nhân dân và Phật tử Nghệ An đã thỉnh chư Tăng am hiểu về lịch sử Phật giáo đi đền dã khảo cứu và đi tới quyết định tạo lại pho tượng Phật Mẫu Bát Nhã. 

Đặc biệt, tại chùa Đại Tuệ là nơi duy nhất thờ Phật Bà Địa Tuệ tức là đại diện cho trí tuệ của Đức Phật. 

Dừng chân trên lãnh địa Nghệ An, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá khám phá ngôi chùa Đại Tuệ cổ kính. Nơi đây mang đến không khí trang nghiêm và hòa mình vào không gian tâm linh, khiến cho mọi hành trình trở nên ý nghĩa và sâu sắc hơn. 

31 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định

Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17

Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật

Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57

Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”

Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36

Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ

Du lịch chùa 24/08/2024 11:05:22

Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”

Du lịch chùa 30/07/2024 16:48:58