Mái chùa Khmer – Nơi gìn giữ di sản nhạc ngũ âm

29/11/2023 15:29:21 237 lượt xem

Với người Khmer, chơi nhạc ngũ âm không đơn thuần là hoạt động văn nghệ, mà còn là vai trò phụng sự lễ nghi tôn giáo và cả tín ngưỡng dân gian truyền thống trong cộng đồng.  

Âm vang suốt chiều dài lịch sử phát triển cộng đồng, nốt trầm, nốt bổng của nhạc ngũ âm đã tạo nên một thành tựu nghệ thuật dân gian, một bản sắc Khmer đặc trưng không thể trộn lẫn. Nhạc ngũ âm vừa rộn ràng, bình dân, lại vừa linh thiêng, cao quý, đồng hành nuôi dưỡng tâm hồn người Khmer từ khi mới chào đời đến lúc từ biệt cõi đời. Di sản quý báu ấy từ xưa tới nay vẫn luôn được bảo tồn và phát huy tại các ngôi chùa, trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Khmer. 

Theo Thượng toạ Lý Hùng, nhạc ngũ âm tại vùng Tây Nam Bộ ngày nay không còn giới hạn trong hoàng cung hay lễ cúng theo tín ngưỡng dân gian nữa, mà được sử dụng trong mọi lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer: Từ các nghi lễ truyền thống như cầu an, lễ an vị Phật đến lễ tang, lễ làm phước tại nhà. 

Thượng toạ Lý Hùng.

Nhạc ngũ âm là sự giao thoa giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo từ thời thế kỉ 2 TCN, bước vào thời hưng thịnh vào sau thế kỉ 3. Nhạc ngũ âm thanh thoát, giống như phát Ba La Mật để dâng cúng dường cho Đức Phật. Người dân Khmer chỉ cần nghe thấy tiếng nhạc ngũ âm là biết chùa chuẩn bị tổ chức lễ. 

Với người Khmer, việc chơi trống, đánh đàn và gõ cồng chiêng không dành riêng cho nghệ nhân, nghệ sĩ, đó là trách nhiệm cộng đồng, là tri thức phổ thông mà những chàng trai, cô gái Khmer khi lớn lên đều cần phải biết. Chơi nhạc ngũ âm không đơn thuần là hoạt động văn nghệ, mà còn là vai trò phụng sự lễ nghi tôn giáo và cả tín ngưỡng dân gian truyền thống trong cộng đồng.  

Đồng thời, nhạc ngũ âm còn có công dụng giúp tâm hồn người nghe được an trú qua thanh âm thanh thoát, hồi tưởng những giá trị tốt đẹp làm động lực để không ngừng gìn giữ và phát huy trong tương lai. 

Chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 115 còn có sự tham gia của nghệ nhân Thạch Anh Xuân – người đầu tiên nghiên cứu và soạn thảo giáo trình dạy nhạc ngũ âm bài bản. Bên cạnh những chia sẻ liên quan mật thiết đến tín ngưỡng và văn hoá người Khmer của Thượng tọa Lý Hùng, nghệ nhân Thạch Anh Xuân mang tới những chia sẻ giá trị về việc gìn giữ, truyền dạy và lan toả nhạc ngũ âm. 

Mời Quý khán giả lắng nghe toàn bộ chia sẻ về di sản nhạc ngũ âm trong tín ngưỡng và văn hóa của đồng bào Khmer trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 115: 

Chương trình Dưới Bóng Bồ Đề chia sẻ nét đẹp về giá trị cuộc sống, văn hóa, Phật giáo. Mỗi tập, quý khán giả sẽ được khám phá những thông tin thú vị trong cuộc sống để từ đó đúc kết ra nhiều bài học giá trị đạo đức mang tính nhân văn. Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 7 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube Phật Giáo Căn Bản.

24 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp?

Ứng dụng 05/10/2024 10:29:34

Phật tử nên niệm Nam Mô “A Di Đà Phật” hay “A Mi Đà Phật”?

Ứng dụng 04/10/2024 09:18:00

Đội trưởng Đội lái xe cứu thương 0 đồng và tâm nguyện làm từ thiện

Nhân vật 03/10/2024 11:24:41

Không trộm cắp được thành tựu 10 loại quả báo thù thắng

Ứng dụng 03/10/2024 08:30:32

Người đàn ông ăn chay trường từ nhỏ, ‘mê’ làm từ thiện

Nhân vật 02/10/2024 11:22:01