Phát huy vai trò cộng đồng vào bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể
Bảo vệ “Di sản sống” – Bảo vệ con người nắm giữ di sản, là then chốt để quảng bá văn hoá Việt trong thời đại mới.
Tại hội thảo “20 năm bảo vệ Di sản Văn hoá Phi vật thể tại Việt Nam: Từ UNESCO đến cộng đồng” diễn ra cuối năm qua tại Hà Nội, các chuyên gia, học giả đã đề cập khá toàn diện các khía cạnh về Di sản Văn hoá Phi vật thể, trong đó có một nội dung quan trọng là khẳng định và phát huy vai trò của cộng đồng vào việc bảo vệ Di sản Văn hoá Phi vật thể.
Tại Việt Nam, tính đến nay, đã có gần 7 vạn di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, 534 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục cấp quốc gia, 15 di sản được UNESCO ghi danh.
Để có thể phát huy hơn nữa các giá trị của Di sản văn hóa Phi vật thể, trước hết cần phải phát huy giá trị cộng đồng gắn liền với di sản.
Như công ước 2003 đã khẳng định: “Các cộng đồng và trong một số trường hợp là các cá nhân bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra, bảo vệ, duy trì và tái sinh Di sản Văn hoá Phi vật thể, từ đó làm giàu thêm sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người.”
Điều này đang được Việt Nam thực hiện rất tốt trong thời gian gần đây. Ví dụ như tại Tây Bắc và Tây Nguyên, di sản Nghệ thuật xòe Thái và Cồng chiêng đang là những điểm nhấn đặc sắc thu hút du khách đến để có những trải nghiệm chân thực.
Các hoạt động này cho thấy vai trò và sự tham gia của cộng đồng nắm giữ di sản, đồng thời nhấn mạnh, bảo vệ di sản sống, bảo vệ con người nắm giữ di sản là điều quan trọng để xây dựng xã hội toàn diện.
Điều này được thể hiện rõ nét tại làng nghề rèn ở Phúc Sen, tỉnh Cao Bằng, một di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Nếu chỉ 1, 2 hộ dân gắn liền với nghề rèn, ắt hẳn làng nghề này sẽ không thể nào vang danh được. Thế nhưng, tiếng búa, tiếng đe của cả trăm hộ dân vang vọng sớm chiều như thế này đã tạo thành bản sắc. Trải qua hàng trăm năm với bao thăng trầm …
Bên cạnh đó, việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực Di sản Văn hoá Phi vật thể cũng đóng vai trò quan trọng. Đây là những người có năng lực sáng tạo, truyền dạy và góp phần tích cực vào phát triển bền vững.
Là người hát quan họ, chẳng ai là không biết những câu ca “Vào chùa”. Và câu hát này được ngân nga mãi nhờ sự lan tỏa của Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 3 buổi 1 tuần, làn điệu thân thương xứ Kinh Bắc được cất lên, lúc tại nhà riêng… khi thì ở ngôi chùa Bách Môn gần đó. Chính bởi sự gắn bó giữa Phật giáo và quan họ ở cái nôi xứ Kinh Bắc, CLB cũng thường lên chùa lễ Phật và biểu diễn. Thay vì những câu khấn thì làn điệu quan họ ngân vang, theo đúng tinh thần và cốt cách người quan họ.
Cùng với tình yêu loại hình nghệ thuật này mà dù tuổi cao sức yếu, bà Hiền vẫn không nghỉ 1 buổi dạy nào, điều bà mong muốn là Quan Họ sẽ mãi vang vọng nơi mảnh đất Kinh Bắc. Nhờ vậy mà bà Hiền nhận được nhiều sự động viên của các cấp chính quyền. Họ trân trọng còn bà thì vô tư cống hiến.
Nghệ thuật rối cạn chùa Đại Bi (hay còn gọi là Ổi lỗi, là tiết mục đặc sắc nhất trong phần hội thuộc lễ hội Chùa Đại Bi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, một trong mười một lễ hội trên cả nước được Bộ VH, TT và DL ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Lễ hội được tổ chức từ ngày 20 đến 23 tháng giêng hàng năm để người dân tưởng nhớ đến Thiền sư Từ Đạo Hạnh – người có công chấn hưng, truyền bá Phật giáo vào thời Lý và được dân làng suy tôn là bậc Thánh, Thành hoàng.
Nếu như ở nhiều địa phương, nghệ thuật rối cạn đã mai một, thì tại đây, bà con của 3 thôn Giáp Ba, Giáp Tư và Vân Chàng vẫn miệt mài say mê luyện tập. Như tại buổi tập của thôn Vân Tràng này, cứ từ 20 đến 30 tháng 11 âm lịch, toàn thể hội rối lại tề tựu đông đủ.
Kinh văn trong nghệ thuật hát rối đầu gỗ chầu Thánh gồm 26 bài ca bằng tiếng Nôm, được hát trên 32 làn điệu. Tuy nhiên, cuốn Ổi Lỗi Vũ Ca Bản năm 1847 bằng chữ Nôm nay đã mục nát, số lượng chữ đọc được chỉ còn khoảng 50%. Vì vậy, lâu nay nghệ thuật này vẫn chỉ được truyền khẩu.
Nhưng với tình yêu và trách nhiệm, ông Trung đã tập hợp nhiều vị cao niên, cùng các tài liệu được biên dịch năm 1956 để biên soạn lại Ổi Lỗi Vũ Ca Bản với đầy đủ nguồn gốc xuất xứ, nghệ thuật, vũ đạo, ca từ, tính thơ, âm nhạc và 26 bài hát.
Di sản văn hoá phi vật thể được cộng đồng say mê gìn giữ, lại được sự hậu thuẫn của nhà chùa, chính quyền từ việc hỗ trợ chỉnh lý bản dịch, cấp kinh phí, đến tạo sân chơi đã giúp nghệ thuật rối Ổi Lỗi nói riêng và hội chùa Đại Bi nói chung vẫn được phát huy và trở thành nét đẹp nơi miền quê Nam Giang.
Với những lễ hội vẫn còn được bảo tồn đầy đủ, thu hút đông đảo du khách như lễ hội chùa Đại Bi đã khẳng định vai trò của di sản văn hoá phi vật thể trong đời sống văn hóa – xã hội, góp phần giáo dục nhân cách, xây dựng tình yêu quê hương và phát triển kinh tế, du lịch. Vì vậy, để bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể trước hết phải nhìn nhận cộng đồng, chủ thể nắm giữ di sản là trung tâm. Bảo vệ “Di sản sống” – Bảo vệ con người nắm giữ di sản, là then chốt để quảng bá văn hoá Việt trong thời đại mới.
Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.
Tin liên quan
Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật khu vực phía Bắc
Tin Phật sự 17/11/2024 18:18:23
Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật khu vực phía Bắc
Tin Phật sự 17-11-2024 18:18:23
Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tin Phật sự 12/11/2024 14:14:49
Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tin Phật sự 12-11-2024 14:14:49
Trung ương Giáo hội viếng tang cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh
Tin Phật sự 07/11/2024 11:48:06
Trung ương Giáo hội viếng tang cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh
Tin Phật sự 07-11-2024 11:48:06
Cháy chùa Phổ Quang 800 tuổi ở Phú Thọ
Tin Phật sự 23/10/2024 15:22:49
Cháy chùa Phổ Quang 800 tuổi ở Phú Thọ
Tin Phật sự 23-10-2024 15:22:49
Kỷ niệm 35 năm Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam: Tầm nhìn, Sứ mệnh và Di sản
Tin Phật sự 19/10/2024 21:05:57
Kỷ niệm 35 năm Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam: Tầm nhìn, Sứ mệnh và Di sản
Tin Phật sự 19-10-2024 21:05:57
16 lượt thích 0 bình luận