Sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni 

25/01/2024 17:15:57 284 lượt xem

Thông qua sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni thì bạn đọc sẽ hiểu rõ về cuộc đời Đức Phật, về việc hoàng tử sống nhung lụa sẵn sàng từ bỏ mọi thứ để lựa chọn con đường tìm kiếm giác ngộ đầy gian khổ. Chi tiết về sự tích Đức Phật Thích Ca sẽ được mô tả qua nội dung bài viết dưới đây.

Sự tích ngày thái tử ra đời

Sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni ngày ra đời như thế nào? Vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên tại Vương quốc Ca Tỳ La Vệ có hoàng hậu là Ma Da – vợ đức vua Tịnh Phạn sắp tới ngày sinh đứa con đầu lòng. Đứa con này là Phật Thích Ca Mâu Ni sau này. 

Hoàng hậu đã có một giấc mơ nhìn thấy rõ luồng ánh sáng trắng mỹ diệu chiếu rọi cùng con voi trắng thánh khiết với 6 chiếc ngà. Con voi dần bước và hòa tan vào cơ thể Hoàng hậu. Các nhà hiền triết cho hay giấc mơ này chính là điềm lành báo hiệu hoàng hậu sẽ sinh một vĩ nhân.

Theo tục lệ thời đó, hoàng hậu Ma Da sẽ về nhà mẹ đẻ để sinh nở vào ngày trăng tròn theo lịch Ấn Độ. Khi dừng chân tại vườn Lâm Tỳ Ni nghỉ ngơi thì Hoàng hậu chợt trở dạ và hạ sinh Thái tử dễ dàng. Một cơn mưa nhẹ đã gội rửa cho người mẹ và đứa trẻ. 

Sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni

Cùng ngày đó, 7 sinh mệnh khác được xuất sinh gắn liền cuộc đời Đức Phật là cây bồ đề, công chúa Da Du Đà La, con ngựa Kiền Trắc, người đánh xe ngựa Sa Nặc, con voi Kaludayi, 7 kho báu vô chủ.

Sau đêm đó, Hoàng tử nhỏ được đưa trở về kinh thành và đặt tên là Tất Đạt Đa. Trong số các nhà thông thái đến cầu chúc Hoàng tử thì có A Tư Đà – thầy dạy học cũ của nhà vua và là người tu hành đạt nhiều thành tựu.

Khi nhà vua mang Hoàng tử đến bên vị đạo sĩ để đứa bé tỏ lòng tôn kính thì A Tư Đà đứng phắt dậy tỏ rõ ngạc nhiên. A Tư Đà có năng lực siêu thường đã nhìn thấy sự vĩ đại của hoàng tử trong tương lai và hân hoàn chào đón cậu.

Sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni (2)

Lời tiên đoán của nhà tu 

Hoàng hậu Ma Da qua đời 7 ngày sau khi sinh và em gái Kiều Đàm Di đã nuôi nấng hoàng tử Tất Đạt Đa với sự yêu thương hết mực. Khi Tất Đạt Đa tròn 12 tuổi thì được các nhà hiền triết dự đoán tương lai. 

Mọi người đều dự đoán Tất Đạt Đa đi tu hành khổ hạnh khi nhìn thấy dấu hiệu của lão, bệnh, tử hay gặp nhà tu hành khổ hạnh. Lời tiên đoán của nhà tu cho hay Thái Tử Tất Đạt Đa sẽ theo con đường tu luyện để tìm chân lý.

Sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni (3)

Khi vua cha nghe thấy điều này, ông đã cho canh gác cung điện nghiêm ngặt, cấm không tạo ra khái niệm sự đau khổ cõi trần thế trong hoàng cung. Do vậy mà hoàng tử chỉ biết hưởng thụ cuộc sống nhung lụa nhưng được rèn luyện kỹ năng chiến đấu và thành hôn công chúa Da Du Đà La vào năm 16 tuổi.

Quá trình nhận ra và tu hành thành đạo của Phật

Thái tử Tất Đạt Đa là Hoàng Tử thông minh xuất chúng, năm 13 tuổi tinh thông học vấn và năm 16 tuổi kết duyên cùng công chúa Yasodhara. Cuộc sống sau kết hôn của Ngài bình yên và hạnh phúc bên gia đình.

Tuy nhiên vào một ngày, khi đi ngang 4 cửa thành, Ngài nhìn thấy các dấu hiệu của người già, người bệnh tật, xác chết và tu sĩ. Lúc này, Phật Thích Ca đã nhận ra quy luật sinh tử và trân trọng hình ảnh siêu thoát của vị tu sĩ. Do vậy, thái tử Tất Đạt Đa quyết định bỏ lại vinh hoa phú quý để tu hành và tìm đến chánh đạo năm 29 tuổi.

Sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni (4)

Lúc đầu, Phật Thích Ca chọn đi tu hành khổ hạnh nhưng sau 6 năm thì cơ thể Ngài quá suy nhược, cận kề cái chết. Sau đó, Ngài lựa chọn từ bỏ con đường khổ hạnh đó để tìm phương pháp khác. Ngài chọn cách thiền định dưới gốc cây để tâm sáng, đầu óc minh mẫn.

Sau 49 ngày thiền định, tâm trí Ngài đã khai quang phấn chấn. Ngài ngồi kiết già, lưng thẳng đứng và mặt hơi cúi xuống nhìn về phía bờ sông Nairanjana. Ngài đã đạt Diệt-Thọ-Tưởng định và tỏa ra uy năng chiếu khắp Tam giới, bị lũ quỷ quấy nhiễu nhưng đều thất bại trước uy lực của Ngài. Thái tử Tất Đạt Đa trở thành Phật, là một bậc Giác ngộ.

Sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni (5)

Sau đó, vị Phạm Thiên là Sahampati đã thỉnh cầu đức Phật hoằng dương chánh pháp. Phật Tổ đã quyết định chuyển Pháp Luân, thuyết Pháp cứu độ và lấy danh hiệu Thích Ca Mâu Ni.

Đến năm 80 tuổi, Phật Thích Ca Mâu Ni nhập cõi Niết bàn sau khi việc giáo hóa chúng sinh đã viên mãn. Ngài chọn vườn cây ở Sala ở Kusinara với tư thế nằm nghiêng để nhập Niết Bàn. 

Trên đây là sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni với nhiều giai đoạn khác nhau. Qua đó bạn đã hiểu rõ hơn về thân thế, cuộc đời và con đường tu hành đạt cõi Niết bàn của Phật Thích Ca Mâu Ni. Và mỗi người sẽ nhận ra, để đạt được việc tu hành chứng quả cần có sự khổ luyện, kiên trì và nhẫn nại.

18 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Kình ngư “không chân” Nguyễn Hồng Lợi: Học cách chấp nhận để cuộc sống nhẹ nhàng hơn

Nhân vật 19/09/2024 14:45:37

Tin vào đạo Phật làm động lực cứu sống nhiều mạng người

Nhân vật 19/09/2024 12:00:41

Tin vào đạo Phật làm động lực cứu sống nhiều mạng người

Nhân vật 19-09-2024 12:00:41

Lê Anh Tuấn - chàng trai hiệp sĩ bóng đêm hơn 5 năm lái xe cấp cứu miễn phí giúp đỡ hơn 1000 trường hợp không may tai nạn giao thông đến viện kịp thời luôn có niềm tin vào đạo Phật. Bởi với anh đã từng nghe và khắc cốt ghi tâm câu nói "cứu một mạng người hơn xây 7 tòa tháp".
5233 lượt xem 0 Bình luận

“Hiệp sĩ bóng đêm” sáng bán rau ở chợ, đêm chạy xe cấp cứu miễn phí

Nhân vật 19/09/2024 11:54:57

Hành trình học bơi kỳ diệu của kình ngư không chân Nguyễn Hồng Lợi

Nhân vật 19/09/2024 11:10:52

GS. TSKH NGND Vũ Minh Giang: Thấm nhuần lý tưởng Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Nhân vật 05/09/2024 13:44:16