Ngày Xá tội vong nhân và Lễ Vu Lan báo hiếu có phải là một?

07/08/2024 13:34:52 1507 lượt xem

Ngày Xá tội vong nhân và Lễ Vu Lan đều được tổ chức vào ngày Rằm tháng Bảy. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về hai ngày này. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Ngày Xá tội vong nhân và Lễ Vu Lan có phải là một? Cùng truyền hình BTV9 – Bchannel đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.

Lễ Vu Lan và ngày Xá tội vong nhân đều sẽ được tổ chức vào ngày Rằm tháng Bảy. Tuy tổ chức cùng ngày nhưng lại xuất phát từ những điển tích khác nhau.

Về mục đích ngày Lễ Vu Lan là nhớ ơn cha mẹ, cầu siêu và hồi hướng công đức cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát. Ngày Xá tội vong nhân là ngày mà cửa địa ngục mở ra để các vong hồn được trở về dương thế. Vì thế, đến ngày Xá tội vong nhân, người dân thường làm mâm cơm thành kính dâng lên cúng ông bà, tổ tiên và cúng cháo, gạo, muối, tiền vàng quần áo cho các vong linh, ma đói, ngạ quỷ.

Theo Phật giáo, Lễ Vu Lan có nguồn gốc từ câu chuyện của Đức Mục Kiền Liên đã cứu mẹ mình thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, Vu Lan trở thành thành ngày lễ hằng năm tưởng nhớ đến công ơn của cha mẹ.

Theo kinh Vu Lan bồn, sau nhiều lần cứu mẹ mà không thành, lúc này Đức Mục Kiền Liên đã quay về tìm Đức Phật để hỏi cách. Phật đã dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến mấy nhưng cũng sẽ không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ khi nhờ hợp lực của Chư Tăng khắp mười phương mới đủ sức. Và ngày Rằm tháng Bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh Chư Tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.

Nhờ nghe và làm theo lời Đức Phật mà mẹ của Đức Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Và vì thế, ngày Rằm tháng Bảy đã trở thành ngày mà người người nhà nhà hướng về để báo hiếu cha mẹ.

Trong văn hóa dân tộc Việt thì tháng Bảy (âm lịch) thường được gọi với cái tên “Tháng cô hồn” và ngày Rằm tháng Bảy âm lịch là ngày mà Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để đưa các vong linh được tự do về lại dương thế.Theo tập tục truyền thống, đến ngày này, các gia đình sẽ sắm sửa lễ cúng đến ông bà tổ tiên và những người thân đã khuất đồng thời cúng gạo, muối, tiền vàng cho các cô hồn dã quỷ vất vưởng nơi trần thế. Hành động này vừa thể hiện tinh thần nhân đạo vừa thể hiện truyền thống quý báu của người Việt.

Như vậy, có thể kết luận rằng, ngày Xá tội vong nhân và lễ Vu Lan có sự khác nhau. Tuy nhiên, đây đều là những ngày lễ quan trọng thể hiện lòng kính trọng, biết ơn với các bậc sinh thành, đồng thời cũng đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí. Và chúng ta, cần giữ gìn phong tục tập quán truyền thống này và phát triển có thể lưu truyền đến thế hệ đời sau.

28 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Công tác từ thiện xã hội trong lòng Phật giáo

Đặc biệt 07/10/2024 10:44:03

Công tác từ thiện xã hội trong lòng Phật giáo

Đặc biệt 07-10-2024 10:44:03

Trải qua hàng chục năm kể từ khi thành lập, GHPGVN đã có nhiều hoạt động trong công tác từ thiện, an sinh xã hội, thể hiện rõ tinh thần ích đạo - lợi đời, đạo pháp đồng hành cùng dân tộc.
885 lượt xem 0 Bình luận

Hiểu rõ Thông tư 04 về quản lý tiền công đức

Đặc biệt 28/09/2024 11:08:13

Lan tỏa phong trào hiến tặng mô, tạng – Ý nghĩa cao cả và những rào cản còn tồn tại

Sự kiện 20/09/2024 13:46:58

Tầm vóc và ý nghĩa của việc thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện

Sự kiện 23/08/2024 14:24:55

Nghi lễ Vu Lan Báo Hiếu trong Phật giáo 

Vu Lan 18/08/2024 15:04:57

Nghi lễ Vu Lan Báo Hiếu trong Phật giáo 

Vu Lan 18-08-2024 15:04:57

Tháng 7 âm lịch là tháng chúng ta trở về với điều thiêng liêng nhất chính là gia đình. Đây là thời điểm mà chúng ta cài lên ngực áo bông hồng và thực hiện các nghi lễ tâm linh để thể hiện lòng thành kính đến hai đấng sinh thành. 
3380 lượt xem 0 Bình luận