Sự tích và ý nghĩa về Tôn giả Mục Kiền Liên

08/08/2024 14:26:12 2279 lượt xem

Mục Kiền Liên là một vị Tôn giả nổi tiếng trong Phật giáo. Hình tượng cứu mẹ của Ngài chính là cảm hứng ra đời cho ngày lễ Vu Lan báo hiếu ngày nay.

Tôn giả Mục Kiền Liên là ai?

Tôn giả Mục Kiền Liên

Trong lịch sử Phật giáo ghi chép lại rất nhiều về sự tích Mục Kiền Liên một nhân vật có thật. Mục Kiền Kiên Liên sinh khoảng 568, mất khoảng 484 TCN tại nước Ma Kiệt Đà, tới nay thuộc vào miền Bắc của Ấn Độ.Khi sinh thời, Ngài là một vị Tỳ-kheo là Đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi Đức Phật còn tại thế. 

Đức Phật có rất nhiều Đệ tử quảng đại, phi thường thế nhưng riêng Tôn giả Mục Kiền Liên được Đức Phật khen ngợi là thần thông vào hàng đệ nhất và cho phép Ngài sử dụng thần thông hóa độ chúng sinh. Ngài sở dĩ có thể đắc Thánh quả nhanh chóng bởi vì Ngài đã trải qua rất nhiều kiếp tu hành nên đến khi được gặp Đức Phật, căn lành đời trước của Ngày đã viên mãn kiền được khai mở và phát tâm xuất gia theo Đức Phật. 

Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ

Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi địa ngục

Bà Thanh Đề là mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên. Khi còn sống, bà nổi tiếng là người xa hoa, phung phí. Mỗi bữa ăn của bà thường có rất nhiều món ăn, và bà không bao giờ ăn hết, để thức ăn vương vãi khắp nơi. Mục Kiền Liên thường phải nhặt lại những hạt cơm rơi, rửa sạch rồi ăn.

Sau khi cha mẹ qua đời, Mục Kiền Liên xuất gia và trở thành tu sĩ theo Đức Phật. Nhờ những lời dạy của Đức Phật và sự nỗ lực không ngừng của mình cùng các đệ tử khác, Mục Kiền Liên đã trở thành một trong những đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

Sau khi đạt được đạo quả A La Hán, Mục Kiền Liên muốn cứu rỗi cha mẹ mình đã qua đời. Với sức mạnh thần thông, ông đã xuống địa ngục để tìm mẹ. Tại đây, ông chứng kiến cảnh người bị tra tấn, máu me, tiếng khóc la thảm thiết. Mục Kiền Liên đi qua nhiều địa ngục như “địa ngục dây điện”, “địa ngục đói khát”, “cửa địa ngục”, “địa ngục nóng” và “địa ngục băng”, nhưng không tìm thấy mẹ mình.

Cuối cùng, Mục Kiền Liên đến một nơi đặc biệt kỳ lạ, sâu sáu dặm dưới lòng đất. Tại đây, ông nhìn thấy một nhóm người đói khát, gầy gò và nhận ra mẹ mình. Mẹ ông, với tóc dài và bẩn, người chỉ còn da bọc xương, úp mặt xuống đất không thể ngẩng đầu lên. Mục Kiền Liên vội vàng chạy đến ôm mẹ và dâng bát cơm cho bà. Tuy nhiên, do nghiệp chướng quá nặng, khi bà đưa cơm lên miệng, cơm liền hóa thành than đỏ.

Không thể giúp mẹ mình thoát khổ, Mục Kiền Liên đến thưa với Đức Phật. Đức Phật cho biết mẹ ông do hủy báng Tam Bảo và có nhiều tội nghiệt, nên một mình Mục Kiền Liên không thể giải cứu được. Ngài khuyên Mục Kiền Liên hãy thiết lễ Vu Lan Bồn vào ngày rằm tháng bảy, khi chư tăng tự tứ và chư Phật hoan hỷ, để giải cứu mẹ. Theo lời Đức Phật, Mục Kiền Liên đã tổ chức lễ Vu Lan Bồn và nhờ vào sự chú nguyện của chư Phật và Thánh tăng, mẹ ông đã được giải thoát.

Mục Kiền Liên hiện thân như một vị Bồ Tát sống, nhờ vào sức mạnh và lòng từ bi của mình đã chuyển hóa được lương tâm của mẹ. Nhờ sự ăn năn và thành tâm hối cải của bà Thanh Đề, bà đã thoát khỏi khổ đau, siêu thoát và sinh lên cõi trời để hưởng phước báu an lành.

Ý nghĩa sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ

Vu Lan báo hiếu

Trước sự hiếu thảo, hiếu kính với mẹ của mình hình ảnh Mục Kiền Liên Bồ Tát cứu mẹ nơi địa ngục trở thành biểu tượng hiếu đạo trong Phật giáo. Từ câu chuyện của Tôn giả Mục Kiền Liên Đức Phật đã dạy chúng sinh mai muốn báo hiếu cha mẹ hãy làm theo cách của Ngài. Từ đó, sự tích về Vu Lan ra đời và gắn liền với hình ảnh Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ. 

Tôn giả Mục Kiền Liên chính là hiện thân cho hạnh nguyện cứu mẹ thoát khỏi cảnh khổ và trở thành hình tượng tiêu biểu cho hiếu đạo của con người. Sau khi đắc quả A La Hán, Ngài đã dùng lòng từ vô lượng và trí tuệ khai sáng hoá độ chúng sinh thoát khỏi cảnh khổ đau. 

Với sự hy sinh cao cả của Ngài mà ngày này cứ đến rằm tháng 7 Âm lịch câu chuyện của Ngài được nhắc lại bằng chính nghi lễ Vu Lan tại các chùa, tự viện nhằm nhắc nhở chúng ta sống phải có hiếu với cha mẹ, noi gương Tôn giả Mục Kiền Liên Bồ Tát sống trọn chữ hiếu. 

30 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6323 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1140 lượt xem 0 Bình luận