Hiểu đúng bản chất của chú Đại Bi

19/08/2024 11:02:34 2277 lượt xem

Tụng chú Đại Bi hàng ngày sẽ được chư Thiên, chư Thần ủng hộ, hộ trì cho mình. Điều này có đúng không?

Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi là bài thần chú thuộc Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni của Phật Quan Thế Âm bao gồm có 84 câu và 415 chữ với hai loại là phần hiển và phần mật. Trong đó, phần hiển còn gọi là phần kinh phô ra ý nghĩa, chân lý trong kinh để hành giả tụng niệm, phần mật chính là phần câu chú trong chú Đại Bi.

Thần chú này là hình thức bằng lời nói của Đà La Ni, kinh điển sử dụng các âm tiết để truyền tải thông điệp hiệu quả. Từ đó có thể tạo ra trạng thái ý thức đặc biệt và giải phóng chúng sinh đau khổ dưới địa ngục và trần thế.

Nguồn gốc chú Đại Bi

Chú Đại Bi có nguồn gốc từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, bắt nguồn từ câu chuyện giữa Đức Phật Thích Ca và chư Phật.

Trong kinh có ghi Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát bạch với Phật rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn, tôi chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni. Nay xin được nói ra vì muốn cho tất cả chúng sinh đều hưởng an vui, lìa xa chướng nạn, tiêu trừ bệnh tật, diệt tất cả ác tội nặng, thành tựu tất cả thiện căn, tiêu tan sợ hãi, sống khỏe sống lâu, giàu có, may mắn đủ đầy….Cầu xin Thế Tôn từ bi doãn hứa”.

Sau khi Quan Thế Âm Bồ Tát thuyết chú thì tất cả cõi đất sáu phen đều biến động, khắp nơi trời mưa ra hoa báu. Bên cạnh đó, mười phương chư Phật đều vui mừng rạng rỡ và chúng hội khắp nơi đều được quả chứng.

Hiểu đúng về chú Đại Bi

Về chú Đại Bi, nhiều người thắc mắc rằng liệu có phải cứ trì tụng chú Đại Bi hàng ngày thì sẽ được chư Thiên, chư Thần ủng hộ, hộ trì cho mình, có phải không?

Thực tế bản chất của chú Đại Bi đó là tâm đại bi. Khi có tâm từ bi chân thật, trì chú mới có công đức và được hộ trì. Trái lại, nếu tụng chú Đại Bi mà tâm đầy hiểm ác thì sẽ không có tác dụng, thậm chí còn bị quả báo.

Chính vì thế, chúng ta phải minh bạch và không mê muội cho rằng ai trì chú cũng được công đức và được chư Thiên, chư Thần đi theo hộ trì. Có người một ngày trì hàng nghìn biến nhưng cũng không có được sự hộ trì. Bởi họ không có công đức chân thật, tâm không thật sự là thiện tâm. Như vậy làm sao chư Thiên, chư Thần hồ trị được.

Các bước trì tụng chú Đại Bi 

Dưới đây là các bước giúp bạn có thể thực hiện trì tụng dễ dàng để tâm hồn thanh tịnh.

Chuẩn bị tinh thần trước khi trì tụng

Khi đọc chú Đại Bi, tư tưởng của các hành giả cần thoải mái và chọn lựa không gian niệm chú thanh tịnh. Bên cạnh việc chuẩn bị tinh thần trước khi niệm chú thì bạn cũng cần giữ thân thể sạch sẽ. Cụ thể, bạn hãy tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục trang nghiêm., tránh để cơ thể có mùi hôi khi trì tụng.

Điều quan trọng khác là trước khi trì tụng, chúng ta phải khởi được tâm từ bi rộng lớn, tâm thương người, thương vật, mong muốn cho mọi người được hạnh phúc, được an lạc.

Chú Đại Bi là gì (7)

Địa điểm, bàn thờ trang nghiêm

Để đạt hiệu quả cao khi trì tụng thì hành giả cần chuẩn bị bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát trang nghiêm. Không gian trì chú cần yên tĩnh, thoáng đãng để tâm hồn bạn được tập trung hơn. Các hành giả cũng nên chuẩn bị trái cây, hoa tươi, nước, đèn, lư hương trước khi trì tụng.

Cách thức ngồi và lạy

Khi tụng kinh Chú Đại Bi, hành giả cần chuẩn bị khăn bông sạch xếp lại làm nơi tọa thiền. Hãy ngồi ở tư thế thoải mái nhất với cách kiết già hoặc hình thức bán già tùy theo. Có nghĩa hành giả ngồi xếp bằng, dùng chân trái gác lên chân phải hay ngược lại tùy ý. Hai lòng bàn tay úp vào nhau hướng chếch ngang cằm.

Cách lạy đúng khi niệm là ngồi tư thế hành thiền, khi lạy chỉ cần cúi gập đầu về phía trước và giữ tư thế khoảng thời gian đủ niệm câu “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”. Sau khi niệm xong, hành giả ngồi thẳng dậy.

Cách trì tụng 

Nếu ở chỗ đông người hay khi hành giả mới bắt đầu vào tụng niệm thì nên tụng thật to, rõ ràng, giọng điệu trầm hùng, liên tục. Bởi âm thanh tụng phát ra là để nhắc nhở người hành giả chuyên tâm vào lời thần chú. Đồng thời sẽ giúp đánh thức tâm ý bồ đề của bản thân và người xung quanh.

Chú Đại Bi là gì (8)

Khi bạn đã quen với việc trì niệm thì có thể niệm chú bằng ý nghĩ mà không cần phát ra tiếng. Cho dù trì kinh Chú Đại Bi bằng bất kỳ hình thức nào thì người tụng phải một lòng hướng Phật. Quá trình trì tụng cần có sự chú tâm, chăm chú vào từng lời, từng chữ để giác ngộ chân lý.

Chú Đại Bi là gì, hiểu đúng về chú Đại Bi và cách tụng đã được nêu rõ trong bài. Nắm vững thông tin về Chú Đại Bi sẽ giúp hành giả có thêm niềm tin để niệm chú. Từ đó mỗi người có thể giác ngộ được những chân lý của Phật Pháp vô biên.

Xem thêm: Thượng tọa Thích Minh Quang – Tụng Kinh Chú Đại Bi 

42 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27/06/2025 10:38:51

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27-06-2025 10:38:51

Trong sự kiện hơn 18.000 ngôi chùa cùng lúc cử hành hồi chuông trống Bát Nhã cầu nguyện quốc thái dân an, tiếng chuông ấy không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là âm thanh của nguyện lực, lòng từ và sự hợp nhất, hướng về một đất nước hòa hợp, an lành trong thời khắc sáp nhập 34 tỉnh thành.
2712 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26/06/2025 15:04:48

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26-06-2025 15:04:48

Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca, biểu tượng của trí tuệ, từ bi và giác ngộ. Ngài là ánh sáng soi đường, dẫn dắt chúng sinh bước vào chánh đạo, giúp họ nhận ra con đường giải thoát qua tuệ giác.
1290 lượt xem 0 Bình luận

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26/06/2025 11:04:40

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26-06-2025 11:04:40

Vô thường, khổ và vô ngã là ba dấu ấn xác định Chánh pháp. Mọi giáo lý Phật dạy đều phải mang đủ ba pháp ấn này; nếu thiếu, chắc chắn không phải Chánh pháp.
6520 lượt xem 0 Bình luận

Ngũ Phương Phật là gì?

Kiến thức 23/06/2025 10:03:38

Ngũ Phương Phật là gì?

Kiến thức 23-06-2025 10:03:38

Ngũ Phương Phật còn gọi là Ngũ Trí Như Lai hay Ngũ Trí Phật, là năm vị Phật tượng trưng cho năm trí tuệ siêu việt trong Phật giáo Mật Tông. Các Ngài đại diện cho năm phương, năm uế nhiễm được chuyển hóa và là nền tảng tu tập trong nhiều pháp môn Mật giáo.
66605 lượt xem 0 Bình luận

Niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát được Vô lượng Công đức

Kiến thức 20/06/2025 08:28:29