Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?

26/08/2024 15:36:44 918 lượt xem

Lễ Phật không phải là chạy tìm cầu ở bên ngoài, mà là hướng nội phát huy tự tâm. Do đó, phải cúi đầu chiếu soi lại mình.

Cúi đầu trong ý nghĩa thâm sâu về phương diện Phật pháp là biểu thị một sự tôn trọng, kính lễ đối với Phật, cũng như nói lên cái tâm thành khẩn tự nhiên, cũng chính là toàn thân tiếp nhận sự dạy dỗ. Hành động ấy biểu thị sự nhìn lại chính mình, kiểm điểm tự thân. Từ chỗ đắm nhiễm năm dục, sáu trần, giờ một niệm quay trở về bản tâm, cúi mình tỉnh giác, quay đầu là không chạy tìm cầu bên ngoài.

Lễ Phật không phải là chạy tìm cầu ở bên ngoài, mà là hướng nội phát huy tự tâm. Do đó, phải cúi đầu chiếu soi lại mình. Khai phát một phần cung kính nơi tự tính, tức là mười phần quang minh được hiển lộ, là được mười phần lợi ích, không những cung kính đối với Phật mà đối với tất cả người, vật và sự vật cũng đều cung kính.

Phật tính của chúng ta, vốn đầy đủ sáng rõ phước báu và trí tuệ. Nhưng vì tham, sân, si, mạn, nghi, giống như các thứ mây đen, bẩn bụi ngăn che, làm chướng ngại. Bắt nguồn từ ý thức tự tư tự lợi của mình, khiến cho mình ngang nhiên và cố tình lấy của người khác (tham), cho mình hơn kẻ khác (ngã mạn), khiến cho mình ức hiếp người khác, đổ lỗi cho người khác (sân, si), khiến cho mình trở nên lạnh lùng. Nói chung, luôn cho mình là tốt và quan trọng hơn người khác. Đây là cái nhìn, cái biết, cái thấy sai lầm, đi ngược lại với Phật tính bình đẳng.

Người ta thường tự cao tự đại, tự cho mình là đúng, là vinh hiển, mà khinh rẻ người khác và xem thường Phật pháp. Những kẻ đó không biết mình đang sa vào làm “nô lệ của ngạo mạn”, bị ngạo mạn trói buộc. Họ không biết được đây là ngã mạn, là đám mây đen phiền não, làm chướng ngại cho phước tuệ của Phật quang. Lễ Phật, cúi đầu mềm mại, tỉnh giác, chế ngự được đám mây đen ngã mạn lâu nay, hàng phục được những lầm lẫn nơi tâm tính tự cao tự đại, từ đó phát huy đức tính cao đẹp của sự khiêm cung.

Trong 64 quẻ Kinh Dịch, chỉ một quẻ Khiêm là sáu hào đều tốt. Duy chỉ “khiêm kính” đâu đâu cũng tốt lành thuận lợi, không gì sánh kịp. Đây thực sự là thần thông.

Cúi đầu, như là điều mà Đại sư Ngẫu Ích chỉ dạy: “Nếu một niệm quay về bản tâm, thì quyết định vãng sinh. Bởi tự tâm vốn sẵn đầy đủ Cực lạc (Niết bàn – tịnh độ)”. Cúi đầu, ở trên động tác của thân thể là quán chiếu, nhìn sâu vào sự an định vững vàng của trọng tâm, ở trên tâm pháp cũng là quán tâm (nhìn sâu vào tâm).

(Trích cuốn Lễ Phật và Y học)

17 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6325 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1143 lượt xem 0 Bình luận