Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp?

05/10/2024 10:29:34 3323 lượt xem

Trong kinh Lăng Nghiêm, có câu: “Tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng”. Để phân biệt tà chánh, hãy nhớ: Bất kỳ điều gì trái với bốn nguyên tắc của Đức Phật dạy thì đó là Tà pháp.

Chánh pháp là gì?

Chánh pháp là gì?

Phật pháp được chia thành ba thời kỳ là thời kỳ:

  • Chánh pháp
  • Tượng pháp
  • Mạt pháp

Trong kinh điển không ghi chép lại đồng nhất các thời kỳ Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhưng hầu hết các bậc cổ đức đều chia theo thuyết định thời kỳ Chánh pháp là 500 năm, Tượng pháp là 1000 năm và Mạt pháp là 10000 năm.

Thời kỳ Chánh pháp có nghĩa là chứng, mặc dù Đức Phật đã diệt độ nhưng Pháp nghi không thay đổi. Có giáo pháp, có hành trì và có người chứng đắc quả vị và đây chính là thời kỳ Chánh pháp được mệnh danh là thời kỳ “Thiền Định kiến cố”.

Thời kỳ Tượng pháp, chữ “Tượng” có nghĩa là biểu tượng tuy có giải pháp, có sự hành trì nhưng số người chứng đắc đạo quả vị ít. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ “Tự miếu kiên cố”.

Cuối cùng là thời kỳ Mạt pháp, chữ “Mạt” có ý nghĩa là yến kém, suy vi Phật pháp trở nên suy tàn chỉ có giáo pháp nhưng không có sự hành trì điều này dẫn tới tình trạng không có người chứng đắc quả vị. Trong thời kỳ này được gọi là thời kỳ “đấu tranh kiên cố”.

Chánh pháp chính là đạo được Đức Phật giác ngộ, tuyên thuyết và dẫn lối cho hết thảy chúng sinh thoát khỏi khổ đau với Niết bàn an vui giải thoát. Bên cạnh đó, Chánh pháp còn hiện hữu thì chúng sinh bớt lầm tham như ngọn hải đăng, nguồn sáng tuệ giác dẫn lối con người vượt qua bờ mê về với bến bờ giác. Diệu pháp còn tồn tại thì tà pháp suy yếu, lụi tàn. Chính bởi lẽ đó, đã là người con Phật dù xuất gia hay tại gia đều mong muốn Chánh pháp cửu trị trên thế giới này.

Xem thêm: Chánh pháp là gì? 6 đặc tính của chánh pháp

Tà pháp là gì?

Tà pháp là một khái niệm quan trọng trong nhiều tôn giáo và triết học, đặc biệt là trong Phật giáo. Hiểu đơn giản, Tà pháp chính là những hành động, suy nghĩ trái người với đạo đức gây hại cho bản thân, cho người khác, cho cộng động và xã hội dẫn đến những kết quả tiêu cực.

Đối lập với Chánh pháp, Tà pháp luôn đi ngược với những quy tắc và giáo lý của Đức Phật gây nên khổ đau, bất hành dẫn đến những phiền não và những quả báo xấu.

Tóm lại, Tà pháp là những hành vi, suy nghĩ tiêu cực gây hại cho bản thân và người khác. Việc nhận biết và tránh xa tà pháp là điều cần thiết để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa.

Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp

Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp

Trong kinh Lăng Nghiêm ghi: “Ngày nay tà sư thuyết pháp nhiều như số cát sông Hằng”. Chúng ta phân biệt tà chánh từ nơi đâu? Hễ trái với bốn nguyên tắc của Đức Phật dạy là tà Pháp.

Không Tương Ứng Với Lợi Ích: Tà pháp không mang lại lợi ích cho người tu học; thực tế, nó có thể gây hại. Khi không có lợi ích, người học sẽ phải đối mặt với nhiều tổn hại mà không cần phải liệt kê.

Tương Ứng Với Phi Pháp: Những lời dạy trái ngược hoàn toàn với giáo lý của Đức Phật được coi là tà pháp. Điều này cho thấy rằng việc học tập theo những pháp môn này sẽ dẫn đến sai lầm trong nhận thức.

Nhất Định Tương Ứng Với Phiền Não: Khi theo những pháp này, phiền não không những không giảm mà còn gia tăng. Sự tăng trưởng của tham, sân, si, mạn, và ganh tị chỉ làm cho tội nghiệp thêm nặng nề.

Tương Ứng Với Sinh Tử: Tà pháp không khuyến khích việc thoát khỏi luân hồi. Chúng thường dạy rằng sau khi chết, người ta sẽ dễ dàng tái sinh làm người. Tuy nhiên, theo Đức Phật, việc tái sinh vào thân người rất hiếm hoi. Ngài ví von rằng khả năng tái sinh là như đất bám trong móng tay so với đất trải rộng khắp trái đất.

Điều Kiện Để Tái Sinh Làm Người: Không phải ai cũng có cơ hội tái sinh thành người. Theo Đức Phật, những người có thể tái sinh vào thân người là những ai giữ năm giới và thực hành mười điều thiện trong đời sống. Năm giới bao gồm: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không uống rượu. Mười điều thiện liên quan đến hành vi của thân, khẩu và ý.

Hãy tự nhắc nhớ về những nguyên tắc này để phân biệt rõ tà pháp và chánh pháp, từ đó thực hành đúng đắn trên con đường tu học.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về Chánh pháp và Tà pháp. Để Phật giáo luôn trường tồn, con người sống hướng thiện, từ bi và bỏ ác làm lành hãy sống và thực hành theo lời Phật dạy, bảo vệ và phát triển Chánh pháp thoát khỏi phiền não, khổ đau hướng đến cuộc sống thân khỏe, tâm an. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hay và hữu ích tại bchannel.vn nhé. 

5 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Phật tử nên niệm Nam Mô “A Di Đà Phật” hay “A Mi Đà Phật”?

Ứng dụng 04/10/2024 09:18:00

Không trộm cắp được thành tựu 10 loại quả báo thù thắng

Ứng dụng 03/10/2024 08:30:32

Trì Chú Dược Sư 108 Biến – Tiêu tai bệnh tật, khổ đau

Ứng dụng 23/09/2024 11:42:02

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Ứng dụng 21/09/2024 11:36:23

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Ứng dụng 21-09-2024 11:36:23

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn" nhắc nhở chúng sinh sống hướng thiện, làm việc tốt, và thành tâm niệm Phật cũng như niệm Quán Thế Âm.
3302 lượt xem 0 Bình luận

Tỉnh thức là gì? Lợi ích trong cuộc sống thực tại

Ứng dụng 20/09/2024 16:07:31