19 công đức chí tâm niệm danh hiệu, cúng dường, tán thán ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát

05/10/2024 10:57:41 2603 lượt xem

Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị mang trong mình nhiều chân tâm vô lượng giống như kho báu vô biên về Phật pháp. Vậy, chí tâm niệm danh hiệu, cúng dường và tán thán Ngài sẽ được công đức gì, mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Tính chất và vị trí

Địa Tạng Bồ Tát được xem như một kho tàng vô biên của Phật pháp, mang trong mình chân tâm vô lượng. Ngài đại diện cho sự từ bi rộng lớn, sẵn sàng chia sẻ công đức cho tất cả chúng sinh mà không phân biệt. Với vị trí quan trọng trong Phật giáo, Ngài là một trong Tứ đại Bồ Tát, nổi bật với pháp lực và lòng từ bi vô hạn.

Sự tích và lời nguyện

Sự tích nổi bật nhất về Địa Tạng Bồ Tát là lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi, đặc biệt trong thời kỳ sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn và trước khi Di Lặc Bồ Tát xuất hiện. Ngài gánh trọng trách giáo chủ toàn cõi, chứng tỏ sức mạnh và phẩm hạnh của mình. Sự mạnh mẽ không chỉ đến từ pháp lực mà còn từ lòng cảm hóa và đạo hạnh tu hành.

Ngài trong địa ngục

Địa Tạng Bồ Tát được coi là vị Bồ Tát của chúng sinh dưới địa ngục và là giáo chủ cõi U Minh. Với tâm trí và trí huệ của mình, Ngài cảm hóa chúng sinh, hướng họ tới sự an lạc và tĩnh lặng. Tinh thần này phản ánh rõ nét trong danh xưng Địa Tạng, với ý nghĩa là đất đai vững chãi và sâu thẳm, tàng chứa những bí mật.

Đại nguyện cứu độ

Nguyện vọng lớn lao của Địa Tạng Bồ Tát là cứu vớt tất cả chúng sinh đang chìm trong u mê và lầm lạc, giúp họ tìm được con đường tới cõi Niết Bàn. Ngài thể hiện sức mạnh vô biên và quyết tâm không ngừng nghỉ, luôn giữ vững hạnh nguyện ban đầu.

Giá trị trong Kinh điển

Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, có dạy rằng những ai gặp khó khăn trong cuộc sống—như không đủ ăn mặc, bệnh tật, hay bị tai họa—nên chí tâm niệm danh hiệu của Địa Tạng Bồ Tát. Nhờ đó, họ sẽ dần được giải thoát khỏi những khổ đau, tìm thấy an vui và sự đủ đầy trong cuộc sống.

Kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luân cũng nhấn mạnh rằng nếu ai chí thành xưng niệm và cúng dường Địa Tạng Bồ Tát, họ sẽ nhận được nhiều lợi ích và an lạc trong cuộc sống.

Địa Tạng Bồ Tát không chỉ là một vị Bồ Tát trong tín ngưỡng mà còn là biểu tượng của lòng từ bi và sự cứu độ, luôn hiện diện để dẫn dắt chúng sinh trên con đường tìm về an lạc và giải thoát.

Xem thêm: Hướng dẫn cách đọc Kinh Địa Tạng tại gia

19 Lợi ích lớn khi niệm danh hiệu, cúng dường, tán thán ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát

19 Lợi ích lớn khi niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát

Trích kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luân!

Hán dịch:Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang!

1. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình do mong cầu các thứ, bị buồn khổ bức bách, có thể chí tâm niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường ngài đại Bồ-tát Địa Tạng thì đều được tất cả mong cầu như pháp, xa lìa các buồn khổ, tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay được Niết-bàn.

2. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình bị đói khát bức bách, có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì đều được đầy đủ tất cả thức ăn uống mong cầu như pháp. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay được Niết-bàn.

3. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình thiếu thốn các thứ y phục, đồ trang sức quý báu, thuốc men, giường nằm và các vật dụng, có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì đều được đầy đủ tất cả y phục, đồ trang sức quý báu, thuốc men, giường nằm và các vật dụng mong cầu như pháp, tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

4. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình điều ưa thích lại bị xa lìa, oán ghét lại hội họp mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì tất cả đều được ưa thích được hội họp, oán ghét thì xa lìa. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

5. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình thân tâm buồn khổ, các bệnh làm đau đớn mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì tất cả đều được thân tâm an lạc, các bệnh tiêu trừ. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

6. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình chống trái nhau gây ra các việc đấu tranh mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì tất cả đều bỏ tâm độc hại, hòa hợp với nhau, vui vẻ, nhẫn nhịn nhau, lần lần hối lỗi, hổ thẹn, có tâm từ với nhau. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

7. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình bị nhốt trong lao ngục, bị gông cùm, xiềng xích trói thân, chịu đủ các khổ mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì tất cả đều được thoát khỏi lao ngục, xiềng xích, gông cùm, được tự do, vui vẻ. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

8. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình đang bị tù, bị đánh đập bằng roi vọt, tra khảo rất đau đớn, sắp bị giết hại mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì tất cả đều được thoát khỏi tù tội, đánh đập bằng roi vọt, giết hại. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

9. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình thân tâm mệt mỏi, khí lực suy yếu mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì tất cả đều được thân tâm thoải mái, khí lực mạnh mẽ. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

10. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình không đủ các căn, hoặc bị tổn hại mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì tất cả đều được đầy đủ các căn, không bị tổn hoại. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

11. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình tâm loạn điên cuồng, bị ma quỷ làm mê mờ mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì tất cả đều được tâm không cuồng loạn, lìa các quấy nhiễu. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

12. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình bị tham dục, sân giận, ngu si, giận hờn, bỏn xẻn, ganh ghét, kiêu mạn, ác kiến, ngủ nghỉ, buông lung, nghi ngờ… đều rất hừng hẫy, làm não loạn thân tâm, thường không an lạc mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì tất cả đều được xa lìa tham dục…, thân tâm an lạc. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

13. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình bị lửa thiêu đốt, bị nước cuốn trôi, bị gió thổi bay, hoặc ở trên núi cao, cây cao, nhà cao, bị té rơi xuống rất sợ hãi kinh hoàng mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì tất cả đều được thoát khỏi ách nạn, được an ổn, không tổn hại. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

14. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình bị các rắn độc, trùng độc đốt chích, hoặc bị trúng các thuốc độc mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì tất cả đều được xa lìa các thứ làm khổ hại. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

15. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình bị ác quỷ bắt làm cho bị bệnh, hoặc hàng ngày phát bệnh, hoặc cách ngày phát, hoặc ba bốn ngày phát một lần, hoặc làm cho thân tâm cuồng loạn, run rẩy, mê muội không biết gì mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì tất cả đều được thoát khỏi, thân tâm an ổn, không còn sợ hãi. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

16. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình bị các quỷ dược-xoa, la-sát, ngạ quỷ, quỷ Tất-xá-già, quỷ Bố-đát-na, quỷ Cưu-bạn-trà, quỷ Yết-tra-bố-đát-na, quỷ hút tinh khí và các ác thú: cọp, sói, sư tử; các chú thuật yếm độc, giặc thù, quân trận và các việc sợ hãi khác quấy nhiễu làm cho thân tâm kinh hoàng, khiếp sợ, mất thân mạng, sợ chết, tham sống, chán khổ, cầu vui mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì tất cả đều được xa lìa các sợ hãi, được bảo toàn thân mạng. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

17. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình hoặc vì nghe nhiều, hoặc vì tịnh tín, hoặc vì tịnh giới, hoặc vì tịnh lự, hoặc vì thần thông, hoặc vì Bát-nhã, hoặc vì giải thoát, hoặc vì sắc đẹp, hoặc vì tiếng hay, hoặc vì hương thơm, hoặc vì vị ngon, hoặc vì xúc chạm êm ái, hoặc vì lợi dưỡng, hoặc vì tiếng khen, hoặc vì công đức, hoặc vì khéo léo, hoặc vì hoa quả, hoặc vì rừng cây, hoặc vì giường tòa, hoặc vì đồ nằm, hoặc vì đường đi, hoặc vì của cải, hoặc vì thuốc men, hoặc vì nhà cửa, hoặc vì tôi tớ, hoặc vì hình sắc, hoặc vì mưa ngọt, hoặc vì mong cầu nước, hoặc vì cấy gặt, hoặc vì quạt phẩy, hoặc vì gió mát, hoặc vì cầu lửa, hoặc vì xe cộ, hoặc vì nam nữ, hoặc vì phương tiện, hoặc vì tu phước, hoặc vì ấm áp, hoặc vì mát mẻ, hoặc vì nhớ nghĩ, hoặc vì các việc lợi ích thế và xuất thế gian…, trong lúc tìm cầu các việc ấy bị buồn khổ bức bách mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì vị thiện nam tử với công đức, định lực, thần thông thù thắng làm cho tất cả đều xa lìa buồn khổ, thỏa mãn ý nguyện. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

18. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình gieo các hạt giống ở ruộng hoang hoặc ruộng tốt, hoặc siêng năng làm việc, hoặc không làm việc mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì thiện nam tử này với công đức, định lực, thần thông thù thắng làm cho tất cả cây trái đều được mùa. Vì sao? – Vì thiện nam tử này từng trải qua vô lượng vô số đại kiếp ở vô số cõi Phật Thế Tôn thời quá khứ phát đại thệ nguyện kiên cố, tinh tấn; do năng lực nguyện này vì muốn giáo hóa các hữu tình nên thường thống lãnh tất cả đại địa, thường nắm giữ tất cả hạt giống, thường làm cho tất cả hữu tình tùy ý sử dụng. Năng lực thần thông của vị thiện nam tử này hay làm cho tất cả cây cỏ, gốc rễ, mầm, cọng, cành, lá, hoa, quả ở khắp đại địa đều sanh trưởng từ mầm non, hoa quả tươi tốt, trái chín mọng, hương vị thơm ngọt.

19. Ở trụ xứ nào, nếu các hữu tình tham, sân, si hừng hẫy, tạo ra mười ác nghiệp: sát sanh, hoặc không cho mà lấy, hoặc tham dục tà hạnh, hoặc nói dối trá, hoặc nói thô ác, hoặc nói lời ly gián, hoặc nói lời tạp uế, hoặc tham, hoặc sân, hoặc tà kiến mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường đại Bồ-tát Địa Tạng thì tất cả phiền não đều tiêu trừ, xa lìa mười điều ác, thành tựu mười điều lành; đối với các chúng sanh phát tâm từ bi, làm lợi ích. Vị thiện nam tử này thành tựu công đức, định lực, thần thông, dũng mãnh, tinh tấn như vậy, trong khoảng một bữa ăn có thể ở vô lượng vô số cõi Phật, ở mỗi quốc độ trong khoảng một bữa ăn đều có thể độ thoát, giáo hóa vô lượng vô số căng-già-sa hữu tình, làm cho xa lìa các khổ, đều được an vui. Tùy theo nghiệp tương ưng mà được sanh thiên hay Niết-bàn.

Xem thêm: 28 lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát

Với những chia sẻ hữu ích trên đây mong rằng giúp ích cho bạn đọc hiểu thêm về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát và 19 Lợi ích lớn khi niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hay và hữu ích tại bchannel.vn nhé. 

2 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật

Kiến thức 01/10/2024 08:20:38

Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật

Kiến thức 01-10-2024 08:20:38

Kinh Chuyển Pháp Luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca sau khi Ngài đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu hành khổ hạnh. Hiểu rõ hơn về bài kinh này mời quý vị và khán giả cùng đón xem bài viết dưới đây.
5222 lượt xem 0 Bình luận

Câu chuyện hạt cải – Bài học về lẽ sống chết vô thường của Đức Phật

Sách Phật giáo 30/09/2024 14:48:41

Đức Phật dạy về 4 hạng người đáng thân cận

Kiến thức 24/09/2024 10:13:53

Vì sao nói niệm Phật, lễ Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng?

Kiến thức Phật giáo 24/09/2024 08:57:30

Ngũ lực trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 21/09/2024 10:17:07

Ngũ lực trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 21-09-2024 10:17:07

Ngũ lực trong Phật pháp là một phương pháp quan trọng giúp người tu tập từ phàm nhân tiến đến thành tựu chính quả, bao gồm: tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực và tuệ lực, hỗ trợ vượt qua mọi thử thách trên con đường tu hành.
1549 lượt xem 0 Bình luận