Vì sao Đức Phật ngự trên tòa sen?

03/01/2025 11:40:08 571 lượt xem

Giá trị của hoa sen là từ nơi bùn nhơ hôi hám mà trổ hoa có mùi hương tinh khiết, chính vì thế hoa sen được đưa vào làm biểu tượng của nhà Phật.

Theo Hòa thượng Thích Thanh Từ: “Trong vũng bùn ngũ dục, đức Phật thoát ra và trở thành một vị giác ngộ giải thoát. Đức Phật không phải từ phương trời nào xuống, mà chính là một con người hưởng đầy đủ dục lạc ở thế gian, rồi tự điều phục, thoát khỏi ngũ dục trở thành đấng giác ngộ”. Giá trị của hoa sen là từ nơi bùn nhơ hôi hám mà trổ hoa có mùi hương tinh khiết, chính vì thế hoa sen được đưa vào làm biểu tượng của nhà Phật.

Hoa sen từ lúc mới mọc đến khi trổ hoa trải qua nhiều giai đoạn: Giai đoạn một là ở trong bùn, giai đoạn hai là ra khỏi bùn ở trong nước, giai đoạn ba là ra khỏi nước, giai đoạn bốn là nở hoa thơm ngát. Cũng như vậy cuộc đời của Đức Phật có nhiều giai đoạn: giai đoạn một là đắm mê dục lạc ở thế gian, giai đoạn hai là vượt thành xuất gia, giai đoạn ba khi tu Ngài cố gắng tinh tấn tu cho đến được giới thanh tịnh, điều phục được tâm, giai đoạn bốn là giác ngộ viên mãn.

Thế nên sau này chư Tổ dùng hoa sen để tượng trưng cho công hạnh tu hành của Đức Phật, hình tượng Đức Phật ngự trên tòa sen là ý nghĩa như vậy.

Trong đạo Phật, hoa sen đại diện cho 8 đặc tính của người tu học Phật pháp, bao gồm: Trừng thanh – Không nhiễm – Kiên nhẫn – Thanh lương – Viên dung – Ngẫu không – Hành trực – Bồng thực.

Trừng thanh nghĩa là lọc, gạn, làm trong suốt. Hoa sen có một đặc tính đại diện cho tính trừng thanh trong đạo Phật, đó là những bông hoa sen mọc ở đâu, chỗ nước đó sẽ trở nên trong suốt. Điều này cũng nói lên ý nghĩa biểu trưng rằng nơi nào có chư Phật, bồ tát ra đời thì nơi đó sẽ đem lại cho chúng sanh sự an ổn, trong sạch trong tâm linh. Theo đó, Phật pháp cho rằng, nếu biết cách áp dụng trừng thanh vào trong cuộ sống thực tế hằng ngày thì tâm của chúng ta mới trong sạch, thanh lương được. Mà tâm trở nên trong sạch thì cũng sẽ giúp con người an lạc hạnh phúc. Bùn là tượng trưng cho phiền não tham sân si mạn nghi ác kiến. Hoa sen là biểu tượng của sự thanh tịnh, sáng suốt.

Không nhiễm tức là không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài mà xấu đi, thích hợp với câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Điều này có ý nghĩa nơi nào có chư Phật bồ tát ra đời thì nơi đó chúng sinh được an vui, lợi lạc. Nơi nào có Phật pháp thì nơi đó giảm bớt khổ đau nhờ chúng sinh biết cách thay đổi, chuyển hóa tâm xấu ác. Hoa sen có những đặc điểm rất kỳ diệu. Tuy hoa rất đẹp, thơm và quyến rũ nhưng không một loài côn trùng nào có thể xâm hại bởi trong nhụy có chất dịch tinh khiết làm các loài côn trùng không dám đến gần. Đặc tính này ý chỉ cho tâm Phật sáng suốt nơi mỗi người. Nếu chúng ta thường xuyên lóng trong mọi cấu uế nhơ bẩn của phiền não tham sân si thì nước hồ tâm sẽ ngày càng trong sạch. Cũng nghư đức hạnh của người tu hành chân chính luôn tu tâm tích đức, làm lợi cho chúng sinh không biết mệt mỏi, nhàm chán vì không thấy có ta, người, chúng sanh. Nhờ vậy, chúng ta có thể vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà chuyển hóa nỗi khổ đau thành vô lượng trí tuệ, từ bi.

Kiên nhẫn là một trong những đức tính quan trọng nhất của nhà Phật được biểu hiện trong hoa sen với quá trình sinh trưởng từ bùn lầy, gặp nhiều khó khăn trắc trở. Hoa sen là loài thực vật thân thảo, nảy mầm từ củ sen nằm trong bùn đất, sau đó mọc dần lên trên mặt nước mới bắt đầu ra lá, nở hoa, sự chờ đợi trong quá trình nảy mầm và phát triển này chính là tính kiên nhẫn. Đức tính này cũng rất cần thiết trong cuộc sống. Việc sở hữu được tính kiên nhẫn sẽ giúp người làm việc dễ dàng đạt được thành công, vươn tới đỉnh cao trong cuộc sống.

Thanh lương thể hiện tinh thần vượt khó khăn của chư Phật, cũng như hoa sen không nở vào mùa xuân ấm áp mà lại sinh trưởng vào mùa hè nóng gắt và khắc nghiệt. Trong hoàn cảnh này, hoa sen nở ra với hương thơm trong mát như mang lại thứ nước cam lộ từ bi để tưới tắm làm mát dịu cho mọi người. Trong Phật pháp, điều này nói lên ý nghĩa, chư vị Bồ Tát ra đời trong thời đại chúng sinh đầy phiền não, khó chịu và đầy dục vọng nhưng vẫn bền tâm nhẫn nại để khắc phục vượt qua, đồng thời dùng chánh pháp để làm mát dịu tâm hồn của những người xung quanh.

Viên dung nghĩa là vô tư vì đại cuộc, không vì tư lợi trước mắt mà bỏ đi lòng từ bi thiện lành. Vì người, vì toàn cuộc mà không vướng vào hình thức bề ngoài, không sa vào sự vụ, không lạc vào đạo lý, tương sinh tương khắc. Do đó mà trí tuệ sáng suốt, quyết định công bằng liêm chính nhất, chí trung chí chính. Hoa sen từ lúc nở đến lúc tàn luôn như vậy, không bị ong bướm quấy rầy như chính đức tính viên dung vô hại cần có của mỗi người.

Ngẫu không nghĩa là một đặc tính trên thân hoa sen gắn liền với hai điều trong tứ vô lượng là “hỷ, xả”. Hoa sen mặc dù thẳng tắp nhưng bên trong rỗng như từ bỏ những buồn khổ toan tính, chỉ giữ lại bản thân lương thiện của mình, vẫn an nhiên bước về phía trước.

Hành trực chỉ sự ngay thẳng, không có loài hoa nào có thân hình ngay thẳng như hoa sen. Trong đạo Phật, điều này thể hiện cho bài học: “Người tu hành cần phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng, “trực tâm tức thị đạo tràng. Dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở bất cứ đâu mà tâm ta ngay thẳng thì dù đó là chợ búa ồn ào ta cũng có thể biến nơi đó thành đạo tràng thanh tịnh.

Bồng trực là một đặc điểm duy nhất chỉ có ở hoa sen chính là hoa và quả xuất hiện cùng lúc, đó là nhân quả đồng thời, điều này nói lên một triết lý sống, nhân quả đồng thời như hình với bóng, gieo nhân nào gặt quả ấy trong đạo Phật.

 

3 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

8 tướng thành đạo của Đức Phật Thích Ca

Kiến thức 06/01/2025 10:21:49

8 tướng thành đạo của Đức Phật Thích Ca

Kiến thức 06-01-2025 10:21:49

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc giác ngộ thấu triệt chân lý đã thị hiện trong cõi Sa bà để khai sáng Ánh đạo vàng cho nhân gian. Trước khi nhập Niết Bàn, Ngài trải qua 8 tướng thành đạo quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu 8 tướng này để hiểu rõ hơn về hình tượng Đức Phật trong văn hóa Phật giáo.
33862 lượt xem 0 Bình luận

Tôn giả Đại Ca Chiên Diên – Đệ nhất hùng biện

Kiến thức 03/01/2025 10:44:58

Tôn giả Đại Ca Chiên Diên – Đệ nhất hùng biện

Kiến thức 03-01-2025 10:44:58

Tôn giả Ca Chiên Diên sinh ra trong một gia đình Bà la môn giàu có và quyền quý ở nước Avanti, miền Nam Ấn Độ. Cha Ngài là quốc sư, gia đình sở hữu nhiều đất đai, người hầu đông đúc, được dân chúng kính nể và xem là gia tộc giàu có nhất nước.
6607 lượt xem 0 Bình luận

Tôn giả Sobhita – Công đức tôn kính Phật thù thắng

Kiến thức 03/01/2025 09:48:00

Kinh Điềm Lành: Nội dung và ý nghĩa

Kinh Phật 26/12/2024 10:41:26

Kinh Điềm Lành: Nội dung và ý nghĩa

Kinh Phật 26-12-2024 10:41:26

Kinh Điềm Lành còn có tên là kinh Phước Đức là bài kinh số 5 trong Tiểu Tụng thuộc Tiểu Bộ. Đây là một bài kinh rất phổ thông và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
599 lượt xem 0 Bình luận

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là ai?

Kiến thức 26/12/2024 10:35:27

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là ai?

Kiến thức 26-12-2024 10:35:27

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là một vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa, đặc biệt được tôn kính trong Kim Cương thừa. Tại Việt Nam, hình tượng và giáo pháp của Ngài vẫn còn ít được biết đến.
2353 lượt xem 0 Bình luận