Chữ hiếu qua lời Phật dạy, nghe và thực hành cho đúng đạo làm con

26/05/2023 08:04:20 1077 lượt xem

Người Việt Nam chúng ta khi nói đến “chữ Hiếu” thường nghĩ ngay đến việc “Thờ mẹ, kính cha” nhưng trong lời Phật dạy chữ Hiếu còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc mà chưa chắc ai cũng đề nắm được. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chữ Hiếu nhé!

Hiếu thảo là truyền thống đạo đức quý báu của người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung. Trong Phật giáo, hiếu đạo được đề cập đến như một cách trọn vẹn và hoàn hảo. Hiếu đạo chính là thông điệp gửi tới hai đấng sinh thành để niệm ân giáo dưỡng thiêng liêng về cha và mẹ.

Mỗi đất nước đều mang một sắc thái văn hóa riêng, phong tục tập quán riêng biệt nhưng tất cả mọi người sinh ta trên thế gian này có cùng điểm giống nhau đó chính là tinh thần Hiếu đạo. Chữ Hiếu từ xưa đến nay mang giá trị vượt khỏi phạm trù không gian và thời gian mà ngôn ngữ khó diễn tả về giá trị cao đẹp.

Khái niệm về chữ Hiếu

Chữ Hiếu trong đời sống

Hiếu là một khái niệm rộng rãi từ phạm vi gia đình đến xã hội quốc gia. Theo định nghĩa từ các từ điển, hiếu có nghĩa là hết lòng thờ mẹ, kính cha. Hiếu chính là đạo lý phụng thờ cha mẹ, lòng biết ơn đến hai đấng sinh thành. Dựa vào thái độ và hành vi chữ hiếu được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau như: Hiếu kính, hiếu dưỡng, hiếu thuận, hiếu hạnh, hiếu nghĩa, hiếu tâm,…Và cuối cùng chính là Hiếu đạo. Nói một cách đơn giản thì chữ Hiếu được biểu hiện qua hành động như kính yêu, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng tổ tiên.

Khi hiếu được hiểu là “Đạo” thì có nghĩa là cách sống, nói về chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của con cái với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Từ đó, các phép tắc sẽ được quy định để con cháu thể hiện lòng thảo. Đây là những quy tắc cơ bản trong đại hiếu của người Việt.

Chữ Hiếu trong đạo Phật

Trong đạo Phật cũng nhắc đến chữ Hiếu nhưng với nội dung và ý nghĩa rộng lớn hơn. Chữ hiếu trong đạo Phật được biểu hiện qua 2 phương diện là vật chất và tinh thần. Về vật chất, con cái có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, nhất là khi cha mẹ đã già yếu. Về tinh thần, người con cần phải biết làm cho cha mẹ an vui qua hành vi, thái độ cư xử đối với cha mẹ và qua lối sống đạo đức của bản thân. Cao hơn nữa là người con phải biết hướng cha mẹ đến với thiện pháp.

Trong kinh Trường bộ, số 31, kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, Đức Phật đã dạy 5 bổn phận của bậc làm con với cha mẹ. Đó là, nuôi dưỡng cha mẹ, làm tròn bổn phận với cha mẹ, giữ gìn gia đình và truyền thống, bảo vệ tài sản do cha mẹ để lại và lo lễ tang cho cha mẹ chu toàn khi qua đời. Trong 5 điều dạy, hai điều đầu chỉ dạy con người phải phụng dưỡng, kính trọng cha mẹ và làm tất cả những bổn phận của một người con truyền thống.

Cha mẹ được ví như 2 vị bồ tát sống là bậc đáng được cung kính, cúng dường. Bởi vậy, khi cha mẹ còn sống, người con phải có hiếu là điều bắt buộc.

Lời Phật dạy về chữ hiếu

Hiểu được ý nghĩa của chữ Hiếu trong đạo Phật mỗi chúng ta cần phải sống theo đúng bổn phận của mình, biết tôn kính cha mẹ như những lời phật dạy hay về chữ hiếu dưới đây:

  1. Phụng thờ cha mẹ, hiếu với cha mẹ tức là kính Phật, phụng thờ cha mẹ như phụng thờ Phật vậy.
  2. Lời Phật dạy về đạo hiếu rất rõ ràng: Đạo Phật là đạo hiếu, hiếu là cốt lõi nền tảng của đạo Phật, người bất hiếu làm việc gì cũng sẽ gặp khó khăn. Dù có cúng dường 10 phương mà sống bất hiếu với cha mẹ cũng như không.
  3. Phật dạy 10 ân đức của đấng sinh thành: Mang thai, sinh nở, lo lắng, chăm sóc, nuôi nấng,…Mỗi người cần phải ghi nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ để luôn giữ lòng hiếu kính.
  4. Đền đáp ơn cha nghĩa mẹ, lóc thịt trả cha, lóc xương trả mẹ cũng không thể nào báo đáp được công ơn cha mẹ.
  5. Bất hiếu là tội nặng nhất trong các tội nặng nhất.
  6. Chữ hiếu có luật nhân quả, bởi vậy muốn con cái sống hiếu thảo, hòa thuận thì tự bản thân phải có hiếu với bố mẹ.
  7. Phật tử càng phải đề cao chữ hiếu trong cuộc sống hằng ngày.
  8. Người làm tròn chữ hiếu cũng chính là người đã tu thành đạo Phật.

Với những chia sẻ chi tiết trên đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chữ Hiếu trong cuộc sống cũng như trong Phật Giáo. Đặc biệt, thông qua những lời Phật dạy về chữ Hiếu mọi người sẽ biết cách làm sao để sống và thực hành theo đúng bổn phận của bậc làm con với hai đấng sinh thành của mình.

21 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo

Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06

Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024

Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19

Phật dạy về 10 điều chớ vội tin

Ứng dụng 23/10/2024 13:45:13

Phật dạy về 10 điều chớ vội tin

Ứng dụng 23-10-2024 13:45:13

Đạo Phật là đạo của giác ngộ, giải thoát nên lúc nào cũng phát khởi tấm lòng vô ngã, vị tha với tinh thần từ bi và trí huệ. Trong suốt 49 năm hoằng dương chính pháp, đức Phật đem hết sự thấy biết của mình qua sự tu chứng, trải nghiệm thực tế, nhằm thức tỉnh và giác ngộ mọi người để có sự hiểu biết chân chính bằng niềm tin nơi chính mình và tin sâu nhân quả.
700 lượt xem 0 Bình luận

Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng

Ứng dụng 16/10/2024 15:35:43

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc

Ứng dụng 15/10/2024 11:23:12

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc

Ứng dụng 15-10-2024 11:23:12

Kinh cầu an là những bộ kinh được soạn ra nhằm cầu nguyện cho mọi chúng sinh được bình an, hạnh phúc, và tìm thấy sự thanh thản trong cuộc sống, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong đời.
12710 lượt xem 0 Bình luận