Ngày rằm là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày rằm hàng tháng
Người dân Việt Nam hay thắp hương lên bàn thờ hay các chùa chiền vào ngày rằm. Vậy ngày rằm là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức thú vị.
Ngày rằm là ngày gì?
Ngày rằm còn có tên là ngày vọng là ngày 15 âm lịch từ tháng 1 đến tháng 12.
Đối với Bắc Tông, ngày rằm tháng 4 là ngày lễ lớn mà Phật tử ở khắp bốn phương tụ tập gặp nhau làm công đức. Theo Nam Tông, ngày này chính là ngày mà Đức Phật Thích Ca tuyên bố viên tịch.
Xem thêm: Kiến thức Phật giáo
Nguồn gốc của ngày rằm
Trong 12 ngày rằm thì mỗi ngày đều khác nhau sẽ mang nguồn gốc và ý nghĩa tương ứng.
Trong đó, chúng ta xét nguồn gốc vào tháng 4, lễ Phật Đản như sau:
Ngày rằm tháng 4 hàng năm xuất phát từ truyền thuyết Phật Đản – một sự kiện quan trọng của lịch sử Phật Giáo. Truyền thuyết kể rằng ngày này thì Vương hậu Māyādevī đã sinh con trên cánh đồng Lumbini. Đây là ngày để người tu hành và phật tử tỏ lòng thành kính và tri ân sự ra đời của Đức Phật.
Tuy nhiên có ý kiến cho rằng vào ngày Sóc và ngày vọng, lúc đó theo tự nhiên nên vị trí giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên đường thẳng tương đối. Khi đó tạo ra xung năng lượng tác động vào con người như tai nạn, bệnh tật,… Chính vì không hiểu vì tự nhiên nên đến hai ngày này là lễ bái cầu khấn tai qua nạn khỏi. Hiện tại vật lý thiên văn phát triển, chúng ta hiểu đó là lực tương tác của hành tinh lên cơ thể người khi cấu trúc tế bào chiếm 70% là nước (giống thuỷ triều ở trái đất do sức hút mặt trăng). Vào hai ngày này thì chúng ta cần cẩn trọng hơn trong cuộc sống thường ngày.
Tuỳ theo ý kiến khác nhau mà hai ngày đó cũng là ngày nhớ tới tổ tiên, người đã khuất để thể hiện lòng hiếu thuận của người dân.
Xem thêm: Cách thắp hương ngày rằm chuẩn và lưu ý mang lại bình an, may mắn
Ý nghĩa của ngày rằm
Theo từng quan niệm khác nhau thì sẽ mang những ý nghĩa tương ứng như sau:
Ý nghĩa theo quan niệm dân gian
Theo quan niệm dân gian truyền miệng, ngày rằm hàng tháng chính là ngày trăng tròn, là lúc tổ tiên, người đã khuất cùng con cháu đoàn tụ, sum vầy. Do vậy mà vào ngày này, mọi người thường thiết đãi, thắp hương cầu khấn tổ tiên.
Khi các vị thần hài lòng với hương hoa lễ vật cùng tấm lòng con cháu thì mọi việc sẽ bình an, thuận lợi. Nếu ngược lại, con cháu đắc tội với bề trên sẽ có thể gặp nhiều tai ương hoạn nạn.
Ý nghĩa theo khoa học
Trong quan niệm khoa học thì ngày rằm là ngày 15 âm lịch hàng tháng. Ngày này còn gọi là ngày Vọng, là ngày mà mặt trăng và trái đất gần như nằm trên một đường thẳng. Nhiều nghiên cứu cho rằng đây là thời điểm có xung năng lượng đặc biệt gây tác động xấu đến con người như tai nạn, bệnh tật…
Theo khoa học và dịch lý học giải thích thì nguồn khí âm thái quá của ánh trăng vào ngày này sẽ khiến trạng thái thần kinh không bình ổn. Điều này làm cho tính khí con người thất thường, ngang ngạnh, bất ổn, hoảng loạn.
Xem thêm: 11 loại quả thắp hương ngày rằm đầy ý nghĩa và đem lại may mắn
Ý nghĩa ngày rằm theo quan niệm Phật giáo
Mỗi tháng sẽ mang những ý nghĩa để bạn tham khảo như sau:
Ý nghĩa của ngày rằm tháng 1 đến tháng 6
- Rằm tháng giêng còn được gọi là rằm Thượng Nguyên. Đây là ngày mà Phật tử, người có tâm Phật đến các tự viện để lễ bái cầu năm một năm suôn sẻ, bình an. Đây là ngày đánh dấu sự kiện Đức Phật tuyên bố vào tháng 4, Ngài sẽ đại bát niết bàn.
- Tháng 2 là ngày Đức Phật hướng dẫn tăng đoàn trở về thành Ca-tỳ-la-vệ, độ cho cha là vua Tịnh Phạn đắc quả Nhập Lưu, dắt La Hầu La xuất gia đắc quả A-la-hán.
- Tháng 3 là ngày Đức Phật đến Tích Lan lần thứ 2 thuyết về nguyên tắc sống chung hòa bình, từ bi cho bộ tộc Nasgas đang tranh nhau ngai vàng.
- Tháng 4 là Ngày Phật tổ Thích Ca Mâu Ni ra đời. Đức Phật ra đời mang đến cho nhân loại Chân Lý uyên nguyên và phổ quát.
- Tháng 5 đánh dấu sự kiện thánh tăng A-la-hán Mahinda đặt chân đến Tích Lan.
- Tháng 6 là ngày Đức Phật thuyết pháp, kinh Chuyển Pháp Luân và lên cung trời Đâu Xuất giảng luận.
Xem thêm: Top 8 loại hoa thắp hương ngày rằm ý nghĩa
Ý nghĩa ngày rằm từ tháng 7 đến tháng 12
- Tháng 7 là ngày mà toàn thể chư tăng bắt đầu an cư kiết hạ. Đây cũng là lễ Vu Lan, xá tội vong nhân theo phong tục người Á Đông.
- Tháng 8 là ngày mà chư tăng an cư và nghiêm trì giới luật.
- Tháng 9 là ngày mà Đức Phật hoàn tất ba tháng thuyết giảng luận A-tì-đàm. Đồng thời, đây cũng là ngày Phật tương lai Di Lặc hạ sanh, gia nhập tăng đoàn.
- Tháng 10 là ngày Đức Phật gửi 60 vị A-la-hán hoằng hóa Chân Lý. Tôn giả Di Lặc được Đức Thích Ca thọ ký thành Phật.
- Tháng 11 là ngày A-la-hán Sanghamittà đặt chân đến Tích Lan, nơi Đức Phật Thành Đạo tại Ấn Độ.
- Tháng 12 là ngày Đức Phật đến Tích Lan sau 9 tháng Ngài Thành Đạo.
Hiểu rõ ngày rằm là ngày gì, ý nghĩa theo từng quan niệm giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Đừng quên cập nhật thêm nhiều tin tức Phật giáo thú vị tại Website bchannel.vn nhé.
Tin liên quan
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21/11/2024 09:53:01
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21-11-2024 09:53:01
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19/11/2024 08:55:45
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19-11-2024 08:55:45
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16/11/2024 09:21:17
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16-11-2024 09:21:17
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15/11/2024 09:09:57
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15-11-2024 09:09:57
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12/11/2024 08:47:49
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12-11-2024 08:47:49
87 lượt thích 0 bình luận