Ăn chay kỳ là gì? Các trường phái, lợi ích và lưu ý
Hiện nay, ăn chay kỳ đang khá phổ biến và được nhiều người chọn lựa áp dụng. Vậy ăn chay kỳ là gì? Ý nghĩa và lợi ích nhận được ra sao? Xin mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ăn chay kỳ.
Ăn chay kỳ là gì?
Ăn chay kỳ chính là hình thức ăn chay với độ giãn cách thời gian theo ngày nhất định.
Trong đó, người ăn chay sẽ phát nguyện dựa vào từng điều kiện cụ thể của mỗi người. Ăn chay theo kỳ sẽ có cột mốc thời gian thực hiện mang tính phân bố đều nhau, hợp lý để người ăn chay thực hiện một cách nghiêm túc.
Các trường phái ăn chay kỳ
Ăn chay theo kỳ bao gồm nhiều hình thức ăn chay sau đây:
- Nhị trai là hình thức ăn chay ngày mùng 1 và ngày 15 hàng tháng
- Tứ trai là hình thức ăn chay vào các ngày 1, 8, 15, 23 hoặc 30, 1, 14, 15 hàng tháng
- Lục trai là hình thức ăn chay vào các ngày 8, 14, 15, 23, 29, 30 hàng tháng. Trường hợp nếu tháng thiếu sẽ thực hiện ăn chay vào ngày 28, 29.
- Thập trai là hình thức ăn chay kỳ 10 ngày vào 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 hàng tháng. Tháng thiếu sẽ áp dụng ăn chay vào các ngày 27, 28, 29.
- Nhứt ngoạt trai là hình thức ăn chay vào tháng giêng, tháng bảy và tháng mười.
- Tam ngoạt trai là hình thức ăn chay tính 3 tháng 1 lần từ tháng 1 đến tháng 5.
Lợi ích của việc ăn chay kỳ
Thực hiện ăn chay tức là sử dụng các món ăn từ thực vật thanh đạm, không có cá thịt hay gia vị hăng nồng theo đạo Phật. Ăn chay đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người thực hiện như sau:
Tâm hồn nhẹ nhàng
Khi bạn ăn chay kỳ đúng cách, ăn thức ăn nhẹ nhàng, xanh tươi và có vị nhạt thì tâm hồn sẽ trở nên thoải mái, thư giãn hơn. Hơn nữa, máu sẽ được lưu thông tốt, hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Tinh thần của người ăn chay luôn ở trạng thái thanh tĩnh, nhẹ nhàng.
Nuôi dưỡng lòng từ bi
Theo Phật giáo, mọi sự vật trên đời đều có sự sống và kiếp đã định. Khi chúng ta ăn chay chính là cách để nuôi dưỡng lòng từ bi, không sát sinh các loài động vật. Đây là cách thực hành đức từ bi trong đời sống, tinh thần bình đẳng giữa “người” và “vật”, không sát sinh gây đau thương cho các loài vật.
Cơ thể bớt bệnh
Việc ăn các món chay đúng cách sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không hề thiếu chất. Hơn nữa, khi ăn chay sử dụng các loại thực vật chứa nhiều protein và chất xơ, ít dầu mỡ tốt cho cơ thể.
Nhờ vậy mà cơ thể của bạn sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh như mỡ máu, huyết áp, ung thư… Với đối tượng có nhu cầu giảm cân, việc áp dụng ăn chay cũng là cách hiệu quả để giảm lượng mỡ thừa an toàn.
Lưu ý khi ăn chay kỳ
Để thực hiện ăn chay kỳ đảm bảo sức khỏe và tuân thủ đúng quy định, người ăn chay cần lưu ý những điều sau:
Chế độ thực đơn dinh dưỡng cân bằng
Chế độ ăn chay đúng cách cần tuân thủ sự cân bằng các hàm lượng chất dinh dưỡng. Trong đó, khẩu phần bữa ăn gồm có các nhóm chất sau:
- Chất đạm chiếm từ 13-15% được lấy từ các thực phẩm như sữa, đậu…
- Chất béo chiếm 20 -25% lấy từ các thực phẩm lạc, mè, dầu..
- Tinh bột chiếm 60 -65% ấy từ các thực phẩm gạo, mì, bắp, khoai…
Ngoài ra, chế độ ăn chay kỳ cần bổ sung vitamin và khoáng chất để đảm bảo lượng dinh dưỡng đầy đủ.
Xem thêm: Ăn chay có được uống nước ngọt không? Cần lưu ý những gì?
Bổ sung thực phẩm ưa thích vào thực đơn
Trong các ngày áp dụng chế độ ăn chay kỳ, bạn hãy sử dụng những thực phẩm mà bản thân yêu thích. Điều này sẽ giúp quá trình dung nạp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Ăn chay kỳ đảm bảo đủ bữa
Cuối cùng, để cơ thể không mệt mỏi, khi ăn chay kỳ chúng ta cần bổ sung nhiều bữa. Cụ thể, bên cạnh bữa chính thì bạn hãy bổ sung thêm các bữa phụ với hoa quả, các loại hạt như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, lạc, mè….
Phương pháp ăn chay kỳ
Ăn chay kỳ chính là việc bạn ăn chay vào 1 ngày cố định mỗi tháng hoặc tháng cố định mỗi năm. Tùy theo sở thích, sự tự nguyện của mỗi người để chọn lựa phương thức ăn chay kỳ phù hợp.
Khi thực hiện ăn chay kỳ cần cân bằng những nhóm dưỡng chất khác nhau. Bạn nên ăn 5 phần rau, trái cây mỗi ngày để bổ sung chất xơ giúp quá trình tiêu hóa nhanh chóng hơn.
Các bước trong phương pháp ăn chay theo kỳ như sau:
- Bước 1: Người ăn chay cần chuẩn bị tinh thần và lịch trình cho kỳ ăn chay
- Bước 2: Tìm hiểu thực phẩm ăn được và không được ăn trong kỳ ăn chay
- Bước 3: Chuẩn bị thức ăn, nấu ăn cho kỳ ăn chay
- Bước 4: Theo dõi sức khỏe để điều chỉnh thực đơn nếu cần
Xem thêm: Ăn chay bán phần là gì? Thực đơn và lưu ý khi ăn chay bán phần
Thực đơn ăn chay kỳ trong 1 tuần
Dưới đây là một số thực đơn tham khảo cho việc ăn chay theo kỳ:
Ngày thứ 2
- Bữa sáng: 1 bát cháo yến mạch nấu cùng sữa tươi
- Bữa trưa: Canh rau ngót, đậu phụ sốt cà chua, rau xào
- Bữa tối: 1 bát cơm, canh khổ qua, món đậu hũ kho chay.
- Bữa phụ: Sữa chua hoa quả
Ngày thứ 3
- Bữa sáng: 1 bắp ngô hoặc 1 củ khoai lang luộc
- Bữa trưa: 1 bát cơm, thịt viên chay sốt cà chua, lặc lè luộc
- Bữa tối: Salad rau trộn, nấm xào sả ớt, canh bí đỏ
- Bữa phụ: Ngũ cốc pha sữa tươi không đường
Ngày thứ 4:
- Bữa sáng: 1 bát cháo, dưa chua, quẩy chiên dầu ô liu.
- Bữa trưa: 1 bát cơm, nem rán chay, canh cải
- Bữa tối: Salad dưa chuột, miến xào thập cẩm chay.
- Bữa phụ: Sữa chua không đường, hạt.
Ngày thứ 5
- Bữa sáng: 1 bát phở chay
- Bữa trưa: canh rau củ chay, đậu phụ rán, nui xào nấm đông cô
- Bữa tối: bát cơm trắng, canh rong biển chay, rau cải sốt
- Bữa phụ: quả thanh long, sữa đậu nành
Ngày thứ 6
- Bữa sáng: 1 bát bún riêu chay
- Bữa trưa: 1 bát cơm, nộm rau củ, bầu luộc
- Bữa tối: 1 bát cơm, đậu phụ sốt, canh rau dền
- Bữa phụ: 1 quả lê, đu đủ
Ngày thứ 7
- Bữa sáng: 1 bát cháo hạt sen long nhãn
- Bữa trưa: Miến xào chay, nộm đu đủ, đậu phụ rán
- Bữa tối: Nui xào chay, khoai tây nghiền, nấm đông cô xào
- Bữa phụ: 1 quả xoài chín
Ăn chay kỳ giúp con người hướng đến lòng từ bi và có được tâm hồn thanh tịnh, sự bình đẳng trong vạn vật. Việc chọn lựa chế độ ăn chay thích hợp sẽ giúp chúng ta thoải mái về tinh thần và có sức khỏe tốt hơn. Đừng quên theo dõi thêm nhiều tin tức về ẩm thực chay hữu ích mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Tin liên quan
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16/11/2024 10:50:21
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16-11-2024 10:50:21
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31/10/2024 14:59:10
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31-10-2024 14:59:10
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24/10/2024 10:14:05
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24-10-2024 10:14:05
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19/10/2024 11:32:47
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19-10-2024 11:32:47
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11/10/2024 10:49:48
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11-10-2024 10:49:48
15 lượt thích 0 bình luận