Ăn trong chánh niệm là gì? Cách thực hiện để có cuộc sống vui khoẻ
Ăn trong chánh niệm giúp cơ thể dần khôi phục sự chú ý khiến việc ăn uống trở thành hành động có mục đích. Bằng cách sử dụng tất cả các giác quan trong cơ thể để cảm nhận, trải nghiệm các món ăn. Việc ăn uống chánh niệm này được hình thành dựa trên ý thức mỗi người và có nguồn gốc từ quan niệm Phật giáo.
Tìm hiểu ăn trong chánh niệm là gì?
Ăn trong chánh niệm là sử dụng các giác quan thể chất và cảm xúc để thưởng thức món ăn từ đó cảm nhận được sự trân trọng, biết ơn của mình đối với thức ăn.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nhắc đến khái niệm ăn uống chánh niệm trong sách Ăn trong chánh niệm, sống trong tỉnh thức. Cụ thể, ăn chánh niệm là một khái niệm có nguồn gốc từ giáo lý Phật giáo và được bắt nguồn từ triết lý rộng lớn hơn về chánh niệm. Chánh niệm là sự nhận thức rõ, sự tập trung có chủ định vào suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác thể chất ở thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, khái niệm này không được khuyến khích để nhận định hành vi ăn uống của người nào đó. Lý do bởi vì mỗi người sẽ có nhiều trải nghiệm ăn uống khác nhau. Khi nhận thức rõ hơn về thói quen ăn uống sẽ tìm ra được các biện pháp cải thiện hành vi có lợi hơn đối với bản thân và môi trường.
Khi ăn trong chánh niệm sẽ xem xét từ bước nguồn gốc thực phẩm, quá trình chế biến, những ảnh hưởng lượng thức ăn. Trước khi ăn, bạn sẽ cần để ý xem thức ăn có hình thù như thế nào, mùi vị ra sao. Sau mỗi bữa ăn thì bạn cần tỏ lòng biết ơn, trân trọng món ăn, xem xét để có sự thay đổi nếu món ăn gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, môi trường.
Cách ăn trong chánh niệm
Được biết, ăn uống có chánh niệm chính là sự tập trung vào trải nghiệm ăn uống của mỗi người. Ăn uống trong chánh niệm cần có sự tập luyện ở mỗi người. Trong đó, các cách ăn chánh niệm mà mỗi người nên tham khảo áp dụng như sau:
Biết ơn khi có thức ăn
Đầu tiên, chúng ta cần xem xét thực phẩm đến từ đâu, nguồn gốc của thức ăn. Bạn hãy tìm hiểu tất cả yếu tố liên quan đến nguồn gốc thức ăn như người dự trữ hàng hóa trong siêu thị, người trồng và thu hoạch, người chế biến…. Từ đó bạn sẽ cảm thấy biết ơn vì sự gắn kết để có được món ăn mà bạn thưởng thức.
Hãy trải nghiệm và bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với tất cả những người đã dành thời gian, công sức góp phần tạo ra bữa ăn đó. Từ chút chánh niệm này bạn sẽ có thể bắt đầu có lựa chọn khôn ngoan hơn về thực phẩm khi ăn.
Việc tôn vinh thức ăn, biết ơn khi có thức ăn không nên để bị phân tán bởi các yếu tố tác động xung quanh như xem tivi, làm việc,… Điều này là cần thiết để giúp quá trình trải nghiệm ăn uống trở nên sâu sắc hơn.
Xem thêm: Ứng dụng Phật giáo trong cuộc sống
Tạo những bữa ăn khoa học
Khi tập ăn trong chánh niệm thì chúng ta hãy tạo ra những bữa ăn khoa học, phù hợp. Trong đó, thực phẩm bạn sử dụng với vừa đủ hàm lượng và chất lượng dinh dưỡng cho từng đối tượng. Tránh ăn quá nhiều, làm lãng phí thức ăn còn dư thừa. Hơn nữa, các đồ vật chứa đựng thức ăn cần chọn lựa kích thước vừa đủ để bày thức ăn ra một lần.
Ăn từ tốn
Việc thưởng thức các miếng nhỏ và nhai kỹ sẽ là cách để bạn tập ăn trong chánh niệm. Khi ăn từ tốn sẽ giúp thức ăn thấm nhuần vào vị giác mỗi người và bạn hoàn toàn có thể tận hưởng chúng. Bữa ăn của bạn sẽ chậm lại, giúp bạn có thể trải nghiệm được đầy đủ hương vị của món ăn.
Ăn chậm cũng để tránh ăn quá nhiều, khi đó cơ thể mỗi người dễ dàng nhận ra bản thân mình đã hài lòng về thức ăn hay khi đã no. Thông thường cơ thể thường gửi tín hiệu no khoảng 20 phút sau khi bạn ăn. Tuy nhiên nếu bạn không chú tâm và ăn quá mức một cách vô thức sẽ không tốt cho sức khỏe. Khi chúng ta ăn chậm tạo cơ hội cho cơ thể bắt kịp não để nghe các tín hiệu và cung cấp lượng thức ăn đúng lượng cơ thể cần.
Xem thêm: Bật mí cách thực hành chánh niệm đúng để cuộc sống được tỉnh thức
Thưởng thức trọn vẹn thức ăn bằng mọi giác quan
Mọi người khi tập ăn uống chánh niệm cần dừng tất cả những hoạt động đang làm khác. Bởi mỗi món ăn sẽ cần có sự tập trung của nhiều giác quan để có thể đánh giá về màu sắc, hương vị món ăn. Sử dụng cả 5 giác quan khi ăn trong chánh niệm sẽ giúp bạn cảm thấy món ăn ngon hơn, hạn chế cảm giác đói. Nhờ đó giúp ta cắt giảm được lưu lượng thức ăn mỗi ngày.
Nhìn chung việc tập ăn uống chánh niệm cần thực hành thường xuyên. Trong khi ăn cần nhai kỹ, loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng.
Ăn trong Chánh Niệm, Sống trong tỉnh thức
Tóm lại, ăn trong chánh niệm là một công cụ mạnh mẽ để mỗi người có thể kiểm soát việc ăn uống của mình. Biết ơn khi có thức ăn, thưởng thức trọn vẹn hương vị, màu sắc, kết cấu món ăn bằng tất cả giác quan sẽ giúp bạn tận hưởng bữa ăn hoàn hảo hơn.
Tin liên quan
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16-11-2024 10:43:06
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14-11-2024 14:42:19
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23/10/2024 13:45:13
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23-10-2024 13:45:13
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16/10/2024 15:35:43
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16-10-2024 15:35:43
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15/10/2024 11:23:12
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15-10-2024 11:23:12
45 lượt thích 0 bình luận