Bản ngã là gì? Cách vượt qua bản ngã của chính mình

03/01/2024 09:27:26 311 lượt xem

Bản ngã là một trong những khái niệm mà nhiều bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Vậy bản ngã là gì? Bản ngã tác động đến tâm lý và hành động như thế nào? Vượt qua bản ngã ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về bản ngã chi tiết nhất đến bạn đọc.

Bản ngã là gì? 

Khái niệm bản ngã được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau như trong đời sống và quan niệm Phật giáo. Cụ thể như sau:

Bản ngã theo quan niệm đời sống

Bản ngã mang ý nghĩa là những lý tưởng, ký ức, kinh nghiệm, niềm tin bản thân là cá thể riêng biệt, tự chịu về những hành vi của mình. Khi sống với bản ngã chính là với cái tôi mỗi người để khẳng định bản thân.  

Cái tôi mỗi người chính là cá tính, bản chất vốn có để phân biệt với người khác. Thông thường mỗi người sẽ có cá tính và bản chất riêng biệt. Cá tính này thường có khi sinh ra và ít thay đổi do môi trường. Khi sống với cái tôi chính là việc sống đúng bản chất, cá tính của mình.  

Bản ngã là gì_ Cách vượt qua bản ngã của chính mình

Bản ngã theo quan niệm Phật giáo

Bản ngã là gì trong Phật giáo? Theo triết lý Phật giáo, bản ngã là tín ngưỡng riêng biệt, tồn tại mãi với thời gian và không bị ảnh hưởng bởi quy luật sinh tử hay tụ tấn nào.
Đạo Phật truyền thống nguyên thủy không công nhận sự hiện diện của “ngã” giống trong tâm lý học. Sống với bản ngã là sống với cái tôi bản thân, phát triển cái tôi để khẳng định giá trị chính mình. Khi cái tôi của bản thân càng lớn thì sẽ gây ra nhiều việc sai lầm, nghiệp chướng cho chính mình.

Mỗi người cần phải không ngừng cố gắng, phát triển tối đa năng lực, khả năng vì sự phát triển chung của nhân loại. Ngoài ra, mỗi người cần phân biệt bản ngã, sự tự tin, cái tôi trong hành động phát triển của bản thân.

Bản ngã là gì_ Cách vượt qua bản ngã của chính mình (2)

Tính chất của bản ngã

Tính chất của bản ngã là gì? Bản ngã sở hữu những tính chất cơ bản như sự kiểm soát, xây dựng duy trì và tính phản chiếu. Các tính chất này được diễn đạt cụ thể như sau:

Kiểm soát

Bản ngã là một loại ảo tưởng sinh ra khi có sự đấu tranh về tâm lý cần lựa chọn hay bảo vệ điều gì đó. Cái tôi xuất hiện để chứng minh cho điều đó và bác bỏ những ý kiến khác. Cái tôi thực hiện cơ chế kiểm soát đối với bất kỳ điều gì tin tưởng, cho dù không đúng hoàn toàn. Đây chính là tính chất kiểm soát của bản ngã.

Xây dựng và duy trì

Khi thể hiện chính kiến của bản thân là điều cực kỳ quan trọng đối với mỗi người. Một người có chứng kiến sẽ có lập trường riêng và không dễ dàng bị lay động. Bảo vệ chứng kiến cũng chính là nhiệm vụ chủ chốt của bản ngã cần thực hiện.

Bản ngã là gì_ Cách vượt qua bản ngã của chính mình (3)

Bản ngã có thể khiến chúng ta trở thành một người ích kỷ, không có góc nhìn đa chiều. Có nghĩa, bản ngã đang muốn kiểm soát càng nhiều thứ càng tốt.

Việc xây dựng và duy trì là cơ chế hoạt động của bản ngã. Có nghĩa, chúng ta cần biết chủ động lắng nghe, thấu hiểu với mọi người. Lúc đó bản ngã sẽ tự động được duy trì trạng thái ổn định. Sự nỗ lực, kiên trì với mọi việc cũng giúp bản ngã xây dựng và duy trì sự kiểm soát. 

Phản chiếu 

Tính chất tiếp theo của bản ngã là gì? Sự phản chiếu chính là một trong những cơ chế hoạt động của bản ngã. Đây là cách bạn tự đánh giá bản thân thông qua cái nhìn của người khác. Bản ngã chỉ là ảo tưởng, không thể tự đánh giá chính bản thân.

Thay vào đó, bản ngã sẽ sử dụng cách nhìn, cách đánh giá từ con mắt của mọi người. Bản ngã sẽ dùng người khác như một tấm gương phản chiếu chính mình. 

Bản ngã là gì_ Cách vượt qua bản ngã của chính mình (4)

Cách nhận ra bản ngã của chính mình

Bản ngã một trong những điều mà không phải ai cũng chối bỏ được. Khi bản ngã xâm chiếm thì những ham muốn về tiền tài, vật chất,… sẽ ngày càng tăng mạnh. Do đó gây ra cản trở trong cuộc sống, tạo mọi đau khổ. Do đó chúng ta cần phải đối mặt và vượt lên chính bản ngã chính mình. 

Khi những ham muốn về sở hữu vật chất, quyền lực lớn mạnh sẽ gây cản trở bạn sống tự do. Mỗi người cần hiểu rõ bản chất và nhận ra bản ngã để kiểm soát và từ bỏ. 

Bản ngã là gì_ Cách vượt qua bản ngã của chính mình (5)

Cảm giác xấu hổ xuất hiện khi hình ảnh phản chiếu bản thân kém chất lượng hơn người khác. Bạn cần luôn kiểm soát cảm xúc, xây dựng hình ảnh, ngôn ngữ, … để chiều lòng số đông. Sống theo bản ngã có thể sẽ khiến ta rơi vào trạng thái đau khổ, ghen tị. 

Bản ngã không thích sự thay đổi, nhìn nhận vấn đề chủ quan và cứng nhắc. Chính vì thế mà những đụng chạm về quan điểm, lối sống khiến bản ngã dễ bị tổn thương. Khi cái tôi của bạn quá lớn sẽ trở nên thích phán xét người khác, áp đặt chính mình.  

Chúng ta có quan điểm sống tự tin, nỗ lực hết mình, sẵn sàng thách thức. Những thông điệp cũng là gánh nặng và là tiêu chí gây áp lực đến người có lối sống và mục tiêu khác. Nhận ra bản ngã chính mình giúp chúng ta hằng phục, vượt qua hiệu quả hơn. 

Xem thêm: Vô minh là gì? Con đường thoát khỏi vô minh

Cách hàng phục bản ngã

Cần làm gì để chinh phục bản ngã của bản thân? Mỗi người sẽ có những biện pháp khác nhau để hàng phục cái tôi của mình. Trong đó, không thể không kể đến một số biện pháp hiệu quả như sau:

Thiền

Thiền giúp bạn tìm được bình yên trong tâm trí và là một phương pháp chữa lành tâm hồn tuyệt vời. Khi thiền, chúng ta sẽ cảm thấy tâm hồn nhẹ nhõm hơn, gác lại những suy tư và âu lo. Từ đó mà mỗi người có thể kiểm soát được bản ngã, cái tôi của chính mình.

Bản ngã là gì_ Cách vượt qua bản ngã của chính mình (6)

Đọc Kinh, niệm Phật

Hàng phục bản ngã là gì? Bạn có thể thực hiện đọc Kinh niệm Phật để chinh phục cái tôi của mình. Đọc Kinh niệm Phật giúp chúng ta tĩnh tâm hơn, quan sát mọi việc với cái nhìn khách quan hơn. Khi bạn học được những lời Phật dạy cao quý sẽ có thể áp dụng hiệu quả đối với bản thân.

Trì giới

Đừng quên lựa chọn biện pháp trì giới để hàng phục bản ngã mỗi người. Áp dụng trì giới nghiêm của Phật giáo đem đến cho tâm hồn bạn sự an yên, tĩnh lặng. Bạn sẽ không còn những sự hơn thua, đánh giá hay soi xét người khác. Ngay trong chính cái tôi của mình cũng trở nên dễ kiểm soát và xây dựng tốt đẹp hơn.

Bản ngã là gì_ Cách vượt qua bản ngã của chính mình (7)

Làm việc công đức nhỏ nhất

Làm việc công đức là cách để hàng phục cái tôi của bản thân hiệu quả. Làm điều thiện lành, tích đức phước báo sẽ giúp tâm hồn chúng ta thanh thản, gắn kết tình cảm mọi người. 

Trên đây là những lý giải bản ngã là gì và tính chất, cách hàng phục cái tôi chi tiết nhất. Hiểu rõ bản ngã theo quan niệm đời sống và Phật giáo sẽ giúp bạn có những cách vượt qua hiệu quả. Nhờ vậy mà tâm an yên, không quá đề cao cái tôi của bản thân gây nên sự bất hòa, xích mích trong các mối quan hệ.

27 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19/09/2024 17:09:46

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19-09-2024 17:09:46

Đời người tựa như ánh chớp đêm dông, thoáng qua một chốc là trăm năm đi đến tận cùng. Ai biết tỉnh thức sẽ dễ dàng tìm thấy con đường đúng đắn và sớm đến bến bờ giác ngộ.
825 lượt xem 0 Bình luận

Bồ Tát Kim Cương Thủ? Thần chú của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Kiến thức 19/09/2024 15:35:53

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19/09/2024 08:41:00

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19-09-2024 08:41:00

Theo Phật Giáo, sau khi qua đời, chúng sinh tái sinh vào một trong sáu cõi luân hồi: Trời, Người, A-tu-la, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, và Súc Sinh. Tìm hiểu chi tiết về các cõi này trong bài viết sau.
1537 lượt xem 0 Bình luận

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống

Kiến thức 18/09/2024 15:50:11

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống

Kiến thức 17/09/2024 09:10:19