Bát Nhã Tâm Kinh là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và tác dụng

26/06/2023 07:30:18 1670 lượt xem

Đối với các Phật tử, Bát Nhã Tâm Kinh vô cùng quan trọng trong số các bộ kinh để mở  mang trí tuệ, định tâm,… Bài kinh này được nhiều người trì tụng với mong ước thông tuệ cội nguồn của mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian. Hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và tác dụng của bài kinh này qua nội dung dưới đây.

Bát Nhã Tâm Kinh là gì?

Bát Nhã Tâm Kinh hay còn có tên Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là bản kinh ngắn của Đạo Phật Đại Thừa với 260 chữ, là bản tóm tắt kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn là sự chưng cất tinh khiết của trí tuệ. Bát Nhã Tâm Kinh thường có ở cuối mỗi loại, kinh khi chuẩn bị kết thúc thời khoá đọc.

Loại Kinh Phật này có tên tiếng Anh là Heart Sutra, tên tiếng Phạn là Prajnaparamita Hrdaya Sutra cũng được Phật tử mọi nơi trên thế giới lưu truyền. 

Kinh Bát Nhã có ý nghĩa là trí tuệ, sự tinh tấn để nhìn thấu mọi vật trên đời. Con đường tu hành đạt giác ngộ đầy gian nan và Phật tử cần phải tụng niệm tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa để vượt qua được.

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo 

Bát Nhã Tâm Kinh là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và tác dụng

Nguồn gốc của Bát Nhã Tâm Kinh

Kinh Bát Nhã có nguồn gốc thuộc Đại Bát Nhã. Trong đó, Đại Bát Nhã do các chư vị cao tăng trì tụng lại lời giảng dạy của Đức Phật sau khi Ngài nhập diệt.

Bộ kinh Đại Bát Nhã có khoảng 40 kinh điển Phật giáo từ khoảng thời gian năm 100 trước Công nguyên đến năm 500 sau Công nguyên. Nhiều người truyền rằng không thể biết chính xác nguồn gốc Tâm kinh là từ khi nào, mà chỉ biết Tiểu Phẩm Bát Nhã thuộc Đại Bát Nhã hình thành sớm nhất rồi đến Đại Phẩm Bát Nhã và kinh thuộc hệ Bát Nhã. 

Bát Nhã Tâm Kinh là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và tác dụng (2)

Ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh

Trong Phật giáo Đại Thừa, từ bi tuyệt đối là từ bi trong ánh sáng của Tánh không mà chúng sinh đều trống rỗng. Khi trì chú Bát Nhã, đức tính trống rỗng của chúng sinh được giải phóng.

Bát Nhã Tâm Kinh truyền đạt bản chất của sự hoàn hảo trí tuệ hay cái nhìn sâu sắc. Bản Kinh như là lời ghi nhớ ngắn gọn để suy ngẫm các yếu tố trong cuộc sống tâm linh. Trong đó phải kể đến quan điểm về những gì đang có, con đường giác ngộ và điều đạt được khi kết thúc con đường đó. Tóm lại, ý nghĩa đối với các Phật tử là vượt qua mọi khó khăn hoàn toàn thì bạn sẽ đạt đến giác ngộ.

Xem thêm: Chú Chuẩn Đề là gì? Ý nghĩa và nghi thức tụng đúng cách

Bát Nhã Tâm Kinh là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và tác dụng (3)

Tác dụng của Bát Nhã Tâm Kinh khi tụng

Bát Nhã Tâm Kinh là bản Kinh miêu tả 2 chủ đề “ Không và Chân Như”. Trong đó, chủ đề “Không” thể hiện sự thoát khổ còn chủ đề “Chân Như” mang đến trí tuệ kiên toàn. Khi bạn tụng thì sẽ thừa hưởng nhiều tác dụng kể đến như:

Giúp định tâm

Trì tụng kinh Bát Nhã sẽ giúp mọi người định tâm, luôn có được tâm hồn bình an, vượt qua giông tố, gian nan trong cuộc đời. Vì ký do đó mà hiện nay nhiều người chọn Kinh Bát Nhã để đọc tụng hàng ngày.

Bát Nhã Tâm Kinh là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và tác dụng (4)

Mở mang, khai sáng trí tuệ

Kinh Phật là một kho tàng kiến thức khổng lồ để cung cấp thêm cho não bộ con người. Việc tụng kinh Bát Nhã thường xuyên sẽ giúp chúng ta thấu hiểu được nhiều kiến thức về cuộc sống, kiếp trước, kiếp sau và cõi nhân sinh.

Xem thêm: Chú Lăng Nghiêm là gì? Ý nghĩa và tác dụng chú Lăng Nghiêm

Nhận được nhiều công đức

Bạn sẽ nhận được nhiều công đức, sự may mắn, bình an khi tụng kinh Bát Nhã thường xuyên. Không những thế, mỗi người còn nhận được công đức sâu dày để cuộc sống đều tốt đẹp ở kiếp này và kiếp sau.

Bát Nhã Tâm Kinh là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và tác dụng (5)

Tổng hợp kinh Bát Nhã

Bát Nhã Tâm Kinh được viết dưới nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau. Cụ thể dưới đây là các bản kinh tiếng Hán Việt, tiếng Việt và tiếng Anh để bạn đọc tham khảo:

Bản tụng Hán Việt

1 – “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

2 – Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

3 – Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành thức.

4 – Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc, thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.  Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.

5 – Bồ đề tát đoả y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

6 – Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

7 – Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

8 – Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, bala yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.”

Bát Nhã Tâm Kinh là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và tác dụng (6)

Bản dịch nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh Tiếng Việt

1 – “Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.

2 – Này Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.

3 – Này Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.

4 – Không có vô minh, mà không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.

5 – Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã này thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xã lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.

6 – Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã này mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.

7 – Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.

8 – Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu thần chú: Yết đế yết đế, bala yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.”

Bản Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Anh

“Homage to holy transcendental wisdom, the blessed One!

While the Great Compassion Bodhisattva by the deep practice of the perfection of transcendent wisdom, perceives intuitively the five aggregates which do not exist by them self.

Here, Sāriputra, form is voidness and voidness is form, voidness is not different from form, form is not different from voidness, all that is form that is voidness, all that is voidness that is form. Likewise, feeling, thought, volition, consciousness.

Here, Sāriputra, all phenomena of existence are characterized by voidness. They are the self expression, They are neither birth, nor death, neither dirty nor clean, neither deficient nor overfilled.

That’s why Śariputra, in voidness, there is neither form, nor perception, nor feeling, nor tendencies, nor conscience, nor eye, ear, nose, tongue, body, mind, nor form, sound, smell, taste, touch, mental phenomena, nor domain of extension of view, until nor mental conscience, there is neither ignorance, nor extinction of ignorance, so neither old age and death, there is nor extinction of old age and death, there is neither knowledge of the truth of the extinction of suffering, nor knowledge of the functioning of the extinction of suffering, nor knowledge of what was fulfilled concerning of the extinction of suffering, there is neither wisdom, nor attainment, nor absence of attainment.

Consequently, Sāriputra, because there is not attainment and by relying on the perfection of transcendental wisdom, bodhisattvas live  without obscuration of mind and through it their mind is impenetrable, without fear, free from any delusive thoughts, they reach at the final state of Nirvāṇa.

All the Buddhas of the three periods of time, past, present, future, by means of the perfection of transcendental wisdom, they attain the supreme perfect

That’s why the perfection of transcendent wisdom is seen as a guide to Life in the highest, and also considered as the powers ‘s words that contain the Being ‘s potentiality to act on all forms of existence in order to obtain the unsurpassable results, incomparable and which appear to be able to alleviate any suffering that should be known as authentic and incontestable. Now therefore the words that speak of  the capacity for knowledge and available knowledge of the perfection of transcendent wisdom enunciate this way.

Gone, gone, gone beyond, gone altogether beyond, that awakening is absolutely attained!

Here ends the Heart Sūtra of transcendent wisdom.”

Trên đây là những chia sẻ về Kinh Bát Nhã Tâm Kinh chi tiết nhất cho bạn đọc theo dõi. Hy vọng mỗi người sẽ chọn lựa được bản kinh với ngôn ngữ phù hợp để trì tụng và nhận về nhiều lợi lộc.

49 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

19 công đức chí tâm niệm danh hiệu, cúng dường, tán thán ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát

Kiến thức 05/10/2024 10:57:41

Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật

Kiến thức 01/10/2024 08:20:38

Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật

Kiến thức 01-10-2024 08:20:38

Kinh Chuyển Pháp Luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca sau khi Ngài đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu hành khổ hạnh. Hiểu rõ hơn về bài kinh này mời quý vị và khán giả cùng đón xem bài viết dưới đây.
5228 lượt xem 0 Bình luận

Câu chuyện hạt cải – Bài học về lẽ sống chết vô thường của Đức Phật

Sách Phật giáo 30/09/2024 14:48:41

Đức Phật dạy về 4 hạng người đáng thân cận

Kiến thức 24/09/2024 10:13:53

Vì sao nói niệm Phật, lễ Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng?

Kiến thức Phật giáo 24/09/2024 08:57:30