Biết nhẫn nhục để thấy trời cao
Nhắc đến “nhẫn nhục”, nhiều người cho rằng đây là lối sống dành cho người “yếu thế”, không dám bảo vệ cho những gì mình cho là lẽ phải. Vậy, hiểu về “nhẫn nhục” như thế có đúng hay không?
Nhà Phật có ba chữ “Nhẫn”: Nhẫn về thân, nhẫn về miệng và nhẫn về ý. Trong Phật giáo, nhẫn nhục là bước đệm cần thiết để con người có được tâm an, trí sáng, có thể xử lý các vấn đề một cách thấu tình, đạt lý. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội quá nhanh và bận rộn như ngày nay, con người dường như ngày càng thiếu sự kiềm chế, nhẫn nhịn, ưa dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
Nhắc đến “nhẫn nhục”, nhiều người cho rằng đây là lối sống dành cho người “yếu thế”, không dám bảo vệ cho những gì mình cho là lẽ phải. Vậy, hiểu về “nhẫn nhục” như thế có đúng hay không?
Biết nhẫn nhục là khi chúng ta lựa chọn nhẫn nhịn trước những điều khó chịu, chướng tai gai mắt hay những lời mắng nhiếc, sân si. Ta nhẫn nhục để tâm an, nhưng không vì thế mà bỏ ngoài tai tất cả. Ta chọn không sân hận, nhưng kèm với đó, khi đối diện với những lời gay gắt, ta cũng phải biết tự xem xét mình.
Nếu ta thật sự có lỗi, hãy cảm ơn họ vì đã nhắc ta rằng ta sai. Còn nếu ta không có lỗi, vậy chẳng có lý do gì mà phải cảm thấy “nhục” như cách nhiều người đang lầm tưởng.Khi bình tĩnh phân tích lời nói của người đối diện, ta sẽ không bị tác động xấu bởi cảm xúc tiêu cực (sân hận, ganh ghét, tức giận…) họ đang mang trên người.
Vậy, làm thế nào để biết cách “nhẫn nhục” trong đời sống?
Theo Thượng tọa Thích Đức Trường – Phó tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, mấu chốt nằm ở giáo dục. Học hành và giáo dục là yếu tố quan trọng giúp ta tăng thêm trí tuệ, thấm thía giá trị của chữ “nhẫn” với cuộc sống bình an.
Mời Quý khán giả lắng nghe đầy đủ chia sẻ của Thượng tọa Thích Đức Trường trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 117 để hiểu hơn về chữ “Nhẫn” và cách tu tập để đạt được chữ “Nhẫn” trong đời:
Chương trình “Dưới Bóng Bồ Đề” chia sẻ nét đẹp về giá trị cuộc sống, văn hóa, Phật giáo. Mỗi tập, quý khán giả sẽ được khám phá những thông tin thú vị trong cuộc sống để từ đó đúc kết ra nhiều bài học giá trị đạo đức mang tính nhân văn. Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 7 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube Phật Giáo Căn Bản.
Tin liên quan
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16-11-2024 10:43:06
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14-11-2024 14:42:19
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23/10/2024 13:45:13
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23-10-2024 13:45:13
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16/10/2024 15:35:43
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16-10-2024 15:35:43
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15/10/2024 11:23:12
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15-10-2024 11:23:12
24 lượt thích 0 bình luận