Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là ai? Sự tích và ý nghĩa

21/07/2023 10:35:12 989 lượt xem

Mỗi Phật tử khi bước chân vào con đường tu đạo cần hiểu rõ những kiến thức về các vị Phật, Bồ Tát. Trong đó, bạn cần biết Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là ai? Sự tích và ý nghĩa của vị Bồ Tát này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể hơn cho bạn đọc về Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. 

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là ai?

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát có tên là Diệu Đức, Ngài là Thái tử Vương Chúng, thường xuyên cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh với phong hiệu Văn Thù Sư Lợi. Ngài được xem là nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca. Ngài xuất hiện trong nhiều kinh điển của Phật giáo Đại thừa như Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Duy Ma Cật, Pháp Hoa,…

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là ai_ Sự tích và ý nghĩa (2)

Sự tích của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát có nhiều sự tích khác nhau để người đọc có thể nghiên cứu. Tương truyền rằng Ngài mang trong mình nhiệm vụ chinh phục Yama – chúa tể của cái chết. Bởi người dân Tây Tạng đã kêu gọi Ngài bảo vệ họ khỏi cơn thịnh nộ của Yama.

Văn Thù Bồ Tát đã đi đến địa ngục, thuần hóa Yama. Khi đối diện Yama, Ngài Bồ Tát này đã hóa thành Yamantaka có hình dáng y hệt Yama. Trong đó, mỗi cái đầu và chi của Ngài đại diện của sức mạnh giác ngộ để đối đầu với cái chết. Yama đã quá sợ hãi với phiên bản phóng đại của chính mình và bị đánh bại. Thông qua truyền thuyết này, hình ảnh Yamantaka sẽ giúp mỗi người phát triển ý chí mạnh mẽ để đối đầu cái chết, không sợ hãi trước cái chết.  

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là ai_ Sự tích và ý nghĩa

Ngoài ra, sự tích khác về Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là truyền thuyết về sự ra đời của Ngài. Người ta cho rằng Đức Phật tạo ra tia vàng phát ra từ đầu xuyên qua một gốc cây và cây nở thành hoa sen. Tâm sen chính là nơi Ngài được sinh ra, không bị ô nhiễm bởi điều xấu xa xung quanh.

Đặc điểm hình tướng của Văn Thù Bồ Tát 

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát có đặc điểm hình tướng ngồi trên hoa sen – đại diện cho sự tinh khiết của trí tuệ, có thể tồn tại giữa mọi ảo tưởng. Ngài mặc chiếc khăn choàng trắng hoặc màu xanh lá cây, đội vương miện bằng đá quý.  

Ngoài ra, biểu tượng đặc biệt nhất của Ngài là tay phải Ngài cầm thanh kiếm đang cháy. Thanh gươm tượng trưng việc tâm trí vượt qua mọi ảo tưởng và đau khổ trong cuộc sống. Tay trái của Ngài cầm hoa sen và mang một quyển sách Bát Nhã Ba La Mật, cùng với cử chỉ giảng dạy thể hiện sự dạy dỗ hoàn hảo.

Xem thêm: Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Sự tích, ý nghĩa và hạnh nguyện

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là ai_ Sự tích và ý nghĩa (3)

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bắt gặp hình tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ngồi trên lưng sư tử xanh, sư tử đứng 4 chân trên hoa sen. Biểu tượng cưỡi trên lưng sư tử mang thông điệp thông qua thiền định thì tâm trí hoang dã sẽ trở nên bình tĩnh.

Mặt khác, trong Phật giáo Nhật Bản và Trung Quốc thì thanh kiếm trên tay phải của Ngài thay thế bằng cây bút.

Ý nghĩa của chú Văn Thù Bồ Tát 

Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát có ý nghĩa như thế nào? Đây là câu thần chú Phật giáo được sử dụng nhiều cho các thực hành thiền định. Các âm tiết trong câu thành chú “ Om A Ra Pa Ca Na Dhih” sẽ làm sạch tất cả các nghiệp xấu, xóa bỏ ảo tưởng phát sinh từ vô minh. Sự thiếu hiểu biết sẽ bị đẩy lùi bởi trí tuệ hoàn hảo để chiếu sáng sự vật hiện tượng.

Thần chú Văn Thù Sư Lợi mang ý nghĩa tượng trưng cho trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt để chúng sanh vững bước trên con đường giác ngộ. Câu thần chú của Ngài này nên được niệm nhiều lần trong ngày.

Các câu hỏi thường gặp về Bồ Tát Văn Thù 

Văn Thù Bồ Tát là nam hay nữ?

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi không phân biệt là nam hay nữ. Bởi Ngài đã trải qua hằng hà sa kiếp số để tu thành chính quả. Cho nên, hiện thân của Ngài Bồ Tát trên thế gian không nói rõ được điều này. Tuy nhiên, trong Kinh Phật có đề cập đến là chân thân của mọi vị Phật Bồ Tát đều là nam tử. Tùy theo mục đích cứu độ của từng vị Phật mà thị hiện sẽ tương ứng là nam nữ khác nhau.

Văn Thù Bồ Tát cưỡi gì?

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi cưỡi sư tử và đứng thị giả bên tay trái của đức Thích Ca Mâu Ni. Hình tượng của Ngài vô cùng mạnh mẽ trên chính con linh thú của mình để cứu độ chúng sinh thoát khỏi sự thống khổ.

Trên đây là những chia sẻ về sự tích, đặc điểm hình tượng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đến bạn đọc. Ngài là người đã dùng sự sáng suốt của mình để cứu độ chúng sinh khỏi khổ đau. Hiểu rõ ý nghĩa, sự tích về Ngài sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trên con đường tu tập.

36 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6329 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1151 lượt xem 0 Bình luận