Bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm tại chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) – Bảo vật quốc gia

21/02/2025 14:00:01 644 lượt xem

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024); trong số đó có bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm, niên đại thế kỷ XIX, hiện thờ tại chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm gồm 3 pho tượng: Đệ Nhất Tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Đệ Nhị Tổ Pháp Loa, Đệ Tam Tổ Huyền Quang. Trong đó tượng Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông cao 0,85 m, nặng khoảng 60 kg được tạc liền khối theo kiểu đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông thiền tọa trên bệ gỗ vuông trong thế buông thư, thân khoác y cửu điều. Tượng có thân hình, khuôn mặt cân đối, hài hoà, sống mũi thẳng, mắt hơi nhắm, miệng mỉm cười, tai to dài, đầu cạo tóc. Tượng được đặt trong khám thờ hình chữ nhật.

Tượng Đệ Nhị Tổ Pháp Loa và tượng Đệ Tam Tổ Huyền Quang cao 0,83-0,85 m; nặng khoảng 65 kg được tạc liền khối, gồm tượng và bệ. Tượng Đệ Nhị Tổ Pháp Loa mang dáng vẻ của một nhà sư, dáng người thon cao, đầu cạo tóc, khuôn mặt cân đối, mũi cao, tai dài, thần thái từ bi, phúc hậu. Tượng ngồi trong tư thế thiền, 2 chân xếp bằng, 2 tay kết ấn để trong lòng đùi. Thân tượng khoác áo nhà Phật với những đường nét mềm mại, phủ kín toàn bộ thân mình. Tượng Đệ Tam Tổ Huyền Quang được tạc trong tư thế ngồi ngay ngắn trên bệ, gương mặt góc cạnh, mũi cao, tai to; hai chân xếp bằng, tay trái đặt trên đùi trái, tay phải cầm cuốn sách.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm tại chùa Vĩnh Nghiêm được tạc bằng gỗ mít hiện còn nguyên vẹn, không trùng lặp với bất kỳ pho tượng nào khác về cả tư thế, pháp phục, họa tiết trang trí và hình tướng, được sơn màu nâu đỏ thẫm và màu vàng. Đây là hiện vật gốc độc bản và còn nguyên vẹn. Bộ tượng Tam tổ Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm có nguồn gốc xuất xứ, niên đại rõ ràng, gắn với Phật giáo Trúc Lâm do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập và Đệ Nhị Tổ, Đệ Tam Tổ kế tục, phát triển cho đến giai đoạn hiện nay. Bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, phong cách, một thời kỳ lịch sử.

Bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm tại chùa Vĩnh Nghiêm có ý nghĩa lịch sử, văn hóa độc đáo gắn liền với lịch sử hình thành, tồn tại của chùa Vĩnh Nghiêm, công trình kiến trúc nổi tiếng thời Lý-Trần. Đây là trung tâm Phật giáo, ngôi cổ tự trên con đường hoằng dương phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, nơi đào tạo các tăng đồ cho cả nước. Đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm còn là nơi khởi nguồn cho sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm do Đệ Nhất Tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, trao truyền cho Đệ Nhị Tổ Pháp Loa, Đệ Tam Tổ Huyền Quang và phát triển đến giai đoạn hiện nay.

Năm 2016, chùa Vĩnh Nghiêm đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương; lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm được công nhận bảo vật quốc gia có ý nghĩa to lớn, góp phần khẳng định giá trị Phật giáo Trúc Lâm, vị thế của di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm trên con đường hoằng dương phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông bên sườn Tây Yên Tử.

(Báo Bắc Giang)

Bài gốc: Bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm tại chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) được công nhận bảo vật quốc gia

19 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27/06/2025 10:38:51

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27-06-2025 10:38:51

Trong sự kiện hơn 18.000 ngôi chùa cùng lúc cử hành hồi chuông trống Bát Nhã cầu nguyện quốc thái dân an, tiếng chuông ấy không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là âm thanh của nguyện lực, lòng từ và sự hợp nhất, hướng về một đất nước hòa hợp, an lành trong thời khắc sáp nhập 34 tỉnh thành.
2710 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26/06/2025 15:04:48

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26-06-2025 15:04:48

Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca, biểu tượng của trí tuệ, từ bi và giác ngộ. Ngài là ánh sáng soi đường, dẫn dắt chúng sinh bước vào chánh đạo, giúp họ nhận ra con đường giải thoát qua tuệ giác.
1289 lượt xem 0 Bình luận

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26/06/2025 11:04:40

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26-06-2025 11:04:40

Vô thường, khổ và vô ngã là ba dấu ấn xác định Chánh pháp. Mọi giáo lý Phật dạy đều phải mang đủ ba pháp ấn này; nếu thiếu, chắc chắn không phải Chánh pháp.
6520 lượt xem 0 Bình luận

Ngũ Phương Phật là gì?

Kiến thức 23/06/2025 10:03:38

Ngũ Phương Phật là gì?

Kiến thức 23-06-2025 10:03:38

Ngũ Phương Phật còn gọi là Ngũ Trí Như Lai hay Ngũ Trí Phật, là năm vị Phật tượng trưng cho năm trí tuệ siêu việt trong Phật giáo Mật Tông. Các Ngài đại diện cho năm phương, năm uế nhiễm được chuyển hóa và là nền tảng tu tập trong nhiều pháp môn Mật giáo.
66603 lượt xem 0 Bình luận

Niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát được Vô lượng Công đức

Kiến thức 20/06/2025 08:28:29