Cách xưng hô với Quý Thầy chùa trong Phật giáo

27/10/2023 11:14:35 2784 lượt xem

Đi chùa nhiều năm nhưng chắc hẳn nhiều Phật tử vẫn chưa biết cách xưng hô với thầy chùa như thế nào cho đúng. Để tìm hiểu chi tiết vấn đề này, hãy cùng Bchannel tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Giới xuất gia với người xuất gia

Trước hết, ta cần hiểu rõ người xuất gia là những người rời bỏ gia đình, người thân, xuống tóc vào chùa để bắt đầu một cuộc sống tu tâm, đạo hạnh hoặc ra đi để tìm con đường chân lý, phụng sự cuộc đời. Và qua quá trình tu tập, người xuất gia sẽ loại bỏ được các phiền não bao gồm tham, sân, si, đố kỵ, thù hận, ghen ghét,… thoát khỏi sự chi phối của ba cõi: dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Bởi vậy, công danh địa vị đối với họ đều không còn nghĩa lý gì; nhưng không phải vì thế mà có việc trên dưới không phân minh. Việc xưng hô sẽ tạo nên một tôn ti, trật tự trong cuộc sống hàng ngày.

Trong Quy Sơn Cảnh Sách dạy rằng: “Bất kính thượng trung hạ tọa, như Bà La Môn tụ hội vô thù”, có thể hiểu là người nào mà không biết kính trên, nhường dưới cũng giống như Bà La Môn lộn xộn, thiếu quy củ.

Cách xưng hô với thầy chùa trong Phật giáo

Người lớn tuổi đạo với người nhỏ tuổi đạo

Tuổi đạo của người xuất gia được tính theo công đức tu hành giữa những phẩm đạo bao gồm Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Sa-di và chú Tiểu. Theo vị trí chỗ ngồi, người lớn tuổi đạo sẽ được ngồi trước hoặc ngồi trên và gọi người dưới mình bằng cấp bậc hoặc bằng pháp danh. Hoặc có đôi khi vị Hòa thượng sẽ gọi vị Thượng tọa bằng Thầy, tương tự như vậy đối với vị Đại đức hay Sa-di. Có những vị lớn tuổi đời nhưng nhỏ tuổi đạo thì vẫn có sự khách biệt và phân chỗ theo đúng tôn ti trong nhà Phật chứ không thể giống như ngoài thế tục.

Cách xưng hô với thầy chùa trong Phật giáo (2)

Khi nói chuyện với quý Thầy, nhiều người thường thắc mắc vì sao một vị Hòa thượng lại xưng hô tôi hoặc chúng tôi với người dưới mặc dù chỉ có một người. Có thể hiểu đơn giản là sống trên cuộc đời này, người ta khổ đau vì cái ”ta” nhiều quá nên xưng chúng tôi giống như cách để san bằng cái ngã tự kỷ của mình với cái ý niệm diệt ngã trong Đạo Phật. Hoặc ”chúng tôi” là đang nhún nhường; cũng có nhiều vị tự xưng là ”bần Tăng” với người bề dưới để thể hiện cái nhỏ bé của mình đối với kẻ khác.

Người nhỏ tuổi đạo đối với vị đã lớn tuổi đạo

Vị có phẩm đạo thấp hơn sẽ xưng với vị phẩm đạo cao hơn là con, ví dụ chú Tiểu đối với Sa-di, ngược lại khi Sa-di trình với vị Đại đức một việc gì đó sẽ nói là ”bạch Thầy” xưng con. Đại đức đối với Thượng tọa cũng vậy. Tuy nhiên, nhiều khi vị Thượng tọa ra ngoài được các Phật tử kính nể, tôn sùng nhưng khi quay lại chùa xưa gặp vị Hòa thượng Bổn sư của mình thì ngoài việc bạch Thầy, xưng con thì còn phải đảnh lể nhiều lần để bày tỏ tình Sư Đệ. Từ đây ta có thể thấy rằng dù bên ngoài vị đó trở thành một người Thầy được đông đảo Phật tử kính nể như thế nào đi chăng nữa thì đối với vị Phật tổ của mình cũng đều cung kính như xưa, không vì phẩm vị mà coi thường đạo nghĩa ân sư.

Tuy nhiên, có nhiều người mới Thọ giới hôm trước, hôm sau đã đội mũ danh y tự xưng mình là bậc Tỳ kheo trong thiên hạ, tự đắc xem người trên kẻ dưới chẳng ai bằng, như vậy sẽ thực sự hổ thẹn. Bởi vậy, Đức Phật chế giới ra để có thể ngăn cấm những người phá giới.

Cách xưng hô với thầy chùa trong Phật giáo (3)

Người xuất gia đối với các vị Phật tử tại gia cư sĩ

Một người Phật tử được gọi là cận sự nam hoặc cận sự nữ khi người đó đã Quy y Tam Bảo hoặc thọ trì ngũ giới tại gia. Khi một Phật tử Quy y sẽ có một vị Thầy truyền giới cho mình và được gọi là Thầy Bổn Sư. Và trong gia đình, con cái đối với cha mẹ như thế nào thì ở cửa Đạo người Phật tử sẽ đối với vị thầy chính của mình như thế ấy. Vị thầy đó cũng là người hướng dẫn tinh thần của Phật tử sau khi quy y nên tình nghĩa giữa Thầy với các đệ tử sẽ được phân định như sau:

Các vị xuất gia xưng hô với các đệ tử tại gia

Đệ tử ở đây ta có thể hiểu là bao gồm cả xuất gia và tại gia. Những phẩm vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức đa số thường do người dưới kính cẩn xưng tụng chứ hiếm khi có vị nào tự xưng như vậy. Hoặc nếu có thì sẽ là chỗ thâm tình, khi đó một vị Thầy có thể xưng hô với đệ tử của mình là Thầy hoặc tôi,.. và có thể gọi những đệ tử tại gia bằng pháp danh, tên thật, đạo hữu,…Một ví dụ cụ thể là một vị Thầy có việc nhờ đệ tử của mình thường sẽ nói thế này: ”Này Liên Tâm, lại đây thầy nhờ con một chút!” hoặc ”Này Đức Thường, làm giúp thầy việc này nhé!”… Tuy nhiên, trong trường hợp nếu vị Phật tử có tuổi đời lớn hơn sẽ có cách xưng hô gọi anh, chị, bác,… để phù hợp với trần thế nhưng đúng nhất phải gọi bằng pháp danh hay đạo hữu, Phật tử.

Cách xưng hô với thầy chùa trong Phật giáo (4)

Các vị Phật tử tại gia cư sĩ xưng hô với quý Thầy xuất gia

Có rất nhiều trường hợp xuất hiện khi một vị cư sĩ nhiều tuổi đời, địa vị cao hay giàu có gặp một vị Thầy lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi, đạo hạnh hay bình thường sẽ xuất hiện những cách xưng hô khác nhau.

Các vị tại gia đối với các vị phật tử tại gia

Ngoài thế tục có thể xưng là anh, chị, em, cô, bác, bạn, dì,.. nhưng trong cửa Đạo nên xưng hô với nhau bằng pháp danh để thuận tiện và dễ nghe hơn. Hay ở ngoài có các chức danh, địa vị lớn như thế nào thì đó cũng là chuyện ở trần tục, nên cởi bỏ hoàn toàn trước khi vào chùa để chốn Thiền môn được yên tĩnh. Có hai danh dưng thường gọi nhất trong chùa là Đạo hữu hoặc Phật tử, có thể lựa chọn một trong hai đều đúng cả. Nhưng thông thường ”Đạo hữu” chỉ những vị có tuổi đời lớn hơn và trông có vẻ đạo mạo hơn còn Phật tử dành cho những người trẻ.

Cách xưng hô với thầy chùa trong Phật giáo (6)

Các câu hỏi liên quan đến xưng hô với thầy chùa trong Phật giáo

Tại sao người phật tử lại xưng “tôi” đối với một vị Thầy?

Người này có thể chưa hiểu đạo hoặc họ thấy rằng tuổi đời của họ lớn hơn vị tu sĩ đó, nhưng cách hiểu như vậy là sai lầm. Thực tế tuổi đời lớn nhưng tuổi đạo lại nhỏ hơn. Vị tu sĩ ấy có tuổi đạo lớn hơn tức là họ đã tu từ kiếp trước trước mình và kiếp này hjo đang tiếp tục. Còn mình tuy lớn tuổi nhưng lại có duyên muộn với Phật pháp thì cũng vẫn tính là nhỏ hơn.

Cũng có những Phật tử coi mình là có địa vị xã hội cao hơn và giàu có hơn, học thức cao hơn nên có quyền xưng tôi như vậy. Tuy nhiên đó lại lầ chuyện của thế gian, còn một khi đã tới cửa chùa thì phải coi chuyện đời thường là hư ảo, điều đó đâu có gì quý báu hơn chơn tâm.

Vì sao người phật tử thường xưng “con” với vị tăng sĩ?

Nếu một người đi chùa lâu năm và hiểu đạo, kể cả người đó có tuổi đời 70 tuổi nhưng khi người đó gặp một vị Đại đức trẻ vẫn sẽ bạch Thầy, xưng con, thậm chí khiến cho vị Đại đức đó cũng phải cảm thấy ngại ngùng, gượng gạo. Thậm chí, có nhiều vị Phật tử còn lạy các vị Tăng nữa.

Cách xưng hô với thầy chùa trong Phật giáo (7)

Bên cạnh đó, cũng có số ít những vị Phật tử trước mặt thì cung kính xưng con nhưng lúc không có mặt vị đó lại gọi pháp danh trống không, làm như thế là đã tự dối lòng mình rồi. Hoặc cũng có người không biết nên gọi là ông Thầy này, ông Thầy kia,… Đây là cung cách của những người chưa hiểu đạo. Có ”ông Thầy” thì chắc hẳn phải có thêm ”bà Thầy” nhưng thực tế không ai có cách gọi các Ni như vậy cả, vô hình chung chúng ta đang đồng hóa các Thầy của mình mà không biết. Hoặc một số ít người khi có Thầy mồm miệng ngọt xớt, khi không có thì ngôn từ thất kính thì nên xem xét lại cách tu tập của mình, không nên thiên lệch mà làm tổn phước.

Vì sao có nhiều vị cư sĩ Phật tử gặp quý Thầy, quý Sư Cô xưng bằng cháu hoặc em?

Vì họ nghĩ ra về tuổi đời họ bằng vai với cháu hoặc em của những vị Thầy này. Điều này trong Phật pháp thì không hợp lý, nhưng một vị cư sĩ nam xưng em với một vị Tăng sĩ thì tạm chấp nhận được. Thế nhưng một vị cư sĩ nữ lại xưng ”em” với một vị Tăng thì hoàn toàn không thể được, không cẩn thận còn đem đến sự vạ miệng hoặc tai tiếng. Tuy nhiên nếu xưng với Sư Cô bằng em thì cũng tạm chấp nhận được. Nhưng nói chung vẫn là không hợp lý, tốt nhất xưng bằng ”em” sẽ hay hơn cả.

Xem thêm xưng hô với Quý Thầy thế nào cho đúng? 

Để tìm hiểu thêm về cách xưng hô với thầy chùa trong Phật giáo, mời quý vị theo dõi chương trình Đâu Khó Có An Viên của truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên:

56 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Lục hòa – 6 phép hòa kính trong Phật giáo

Kiến thức 03/12/2024 11:44:00

Lục hòa – 6 phép hòa kính trong Phật giáo

Kiến thức 03-12-2024 11:44:00

Lục hòa là 6 phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần từ lời nói đến việc làm. Để hiểu rõ hơn về khái niệm của Lục hòa trong Phật giáo, mời Quý vị và khán giả cùng tham khảo bài viết dưới đây.
6372 lượt xem 0 Bình luận

Bạch Tản Cái Phật Mẫu

Kiến thức 29/11/2024 11:50:54

Bạch Tản Cái Phật Mẫu

Kiến thức 29-11-2024 11:50:54

Bạch Tản Cái Phật Mẫu trong Phật giáo được tôn kính như biểu tượng của lòng từ bi, bảo vệ chúng sinh khỏi khổ đau. Thần chú của Ngài mang ý nghĩa sâu sắc, giúp tâm an lạc và hướng đến sự giải thoát. Bài viết này sẽ giới thiệu về Bạch Tản Cái Phật Mẫu, ý nghĩa của thần chú và cách tụng niệm đúng để mang lại sự bình an trong tâm hồn.
19 lượt xem 0 Bình luận

Thần chú A Di Đà

Kiến thức 28/11/2024 10:55:37

Thần chú A Di Đà

Kiến thức 28-11-2024 10:55:37

Thần chú Phật A Di Đà được biết đến với oai lực mạnh mẽ và sự linh thiêng, được nhiều Phật tử kính ngưỡng. Vậy điều gì làm nên ý nghĩa đặc biệt của thần chú này?
13804 lượt xem 0 Bình luận

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai?

Kiến thức 28/11/2024 08:51:35

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai?

Kiến thức 28-11-2024 08:51:35

Hư Không Tạng Bồ Tát là một trong tám vị đại Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bi vô tận, giống như không gian bao la. Ngài được biết đến với nhiệm vụ ban sự bình an và che chở cho tất cả chúng sinh, như một kho tàng không cạn của sự hiểu biết và phước lành.
5533 lượt xem 0 Bình luận

Những Lợi ích khi tụng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát

Kiến thức 26/11/2024 19:10:23