17 điều không nên làm khi đi chùa mà 80% người không biết
Người Việt Nam thường chọn đi chùa lễ Phật đầu năm hay vào những ngày mồng 1, ngày 15 và ngày lễ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những điều không lên thực hiện khi đi chùa để thể hiện lòng tôn kính đến bề trên. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất cho bạn đọc về những điều không nên làm khi đi chùa.
Đi cửa chính thẳng vào chùa
Thông thường một ngôi chùa sẽ có cổng tam quan, chỉ mở rộng cửa chính ở giữa vào ngày lễ lớn, còn ngày thường chỉ mở cổng phụ hai bên. Nhà Phật quan niệm rằng cổng lớn chỉ là lối đi dành cho chư Phật, chư Thiện, bậc tôn túc có giới hạnh cao. Tuy nhiên nhiều người đi chùa lễ Phật tùy tiện đi vào cửa lớn gây phạm tội bất kính. Đây là điều kiêng kỵ chúng ta cần tránh và chỉ nên đi vào cửa hai bên, không dẫm lên bậu cửa khi bước vào.
Đi giày dép vào Phật đường và Tam Bảo
Tam Bảo, Phật Đường của ngôi chùa là nơi tôn nghiêm với giới hương, định hương, chân hương. Do đó, chúng ta cần đảm bảo không đi dép vào nơi này, không gây ồn ào hay hỗn tạp để tránh gây tội lớn.
Ăn mặc không trang nghiêm
Một trong những điều cấm kỵ khi đi chùa tiếp theo cần tránh là ăn mặc không trang nghiêm. Bởi việc mặc đồ kín đáo, lịch sự khi đến chùa cũng thể hiện văn hóa lịch sự, tế nhị của mỗi người.
Cụ thể, chúng ta không nên mặc váy ngắn, áo hai dây, quần cộc, áo xuyên thấu, quần áo hở hang, bó sát khi đến chùa. Bạn có thể chọn những bộ đồ màu sắc nhã nhặn, lịch sự để đến chùa làm lễ.
Xem thêm: Đi chùa mặc váy được không? Gợi ý trang phục nên và không nên
Khi vào Tam Bảo bái Phật mang theo nhiều đồ đạc
Những điều cấm kỵ khi đi chùa mà bạn cần tránh là mang theo nhiều đồ đạc vào Tam Bảo. Lưu ý khi vào Tam bảo lễ Phật, chúng ta không nên mang theo mũ áo, túi xách, tư trang cá nhân… Bởi khi bạn đặt đồ đạc trên chiếu, bàn hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng sẽ tiêu tán hết.
Đứng và quỳ chính giữa Phật đường
Giữa Phật đường là vị trí thường dành cho trụ trì nhà chùa nên quan khách không nên đứng hoặc quỳ ở đó. Khi lễ Phật thì chúng ta sẽ đứng chếch sang bên một chút, tránh thắp hương trong Phật đường. Tốt nhất bạn hãy thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài để không ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí.
Có các hành động bất kính trong chùa
Có hành động bất kinh trong chùa là một trong những điều cấm kỵ khi đi chùa cần tránh. Tốt nhất, khi hành lễ hay đứng khấn trước tượng Phật chúng ta cần luôn có thái độ cung kính, tôn nghiêm, không ngó ngang, quay dọc.
Xem thêm: Phụ nữ đến tháng có được đi chùa thắp hương không? Lưu ý những gì
Tự tiện đặt lễ mặn trong chùa
Phật điện là nơi thờ tự chính nên chúng ta không được tùy tiện đặt lễ mặn ở đây. Trên hương án của chính điện chỉ nên dâng lễ chay, tịnh. Còn khu vực chùa có thờ các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu thì chúng ta có thể dâng lễ mặn lên ban thờ hoặc điện thờ.
Tự tiện chụp ảnh
Chùa là nơi thờ Phật vô cùng linh thiêng nên chúng ta không được tùy tiện chụp ảnh, quay phim trong chùa. Đồng thời, khi đứng khấn vái chúng ta không nên đứng thẳng ban thờ mà hãy đứng chéo sang một bên.
Tiền công đức đặt không đúng chỗ
Trong chùa sẽ có nơi đựng tiền công đức dễ nhìn thấy nhất. Nên nếu bạn muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng, đệ tử nên đặt vào các vị trí được chỉ dẫn. Không nhét tiền bừa bãi, rải tiền trên ban thờ, nhét tiền vào tay Phật gây uế tạp sự linh thiêng của tượng Phật.
Cư xử với Tăng Ni thiếu tôn trọng
Những điều cấm kỵ khi đi chùa tiếp theo là cư xử với Tăng Ni thiếu sự tôn trọng. Tốt nhất bạn hãy chào và bắt đầu nói chuyện bằng câu “A di đà Phật” khi gặp Tăng Ni hay Sư thầy trong chùa. Điều này tuy đơn giản nhưng đem đến công đức vô lượng cho bản thân và nhà chùa.
Đi qua những người đang quỳ lạy
Khi hành lễ, chúng ta không nên quỳ phía sau người đang đứng thắp hương khác. Khi khấn vái, bạn không được đứng chính diện ban thờ mà đứng chếch sang 1 bên. Ngoài ra, không được đi hay bước qua mặt những người đang quỳ lạy trong chùa.
Xem thêm: Nên đi chùa vào thời gian nào, giờ nào trong ngày tốt nhất?
Mất trật tự, gây ồn ào tại chùa
Tránh không được chạy nhảy qua lại, bình phẩm, nói chuyện ồn ào, ngồi hoặc nằm ở góc Phật đường. Ngoài ra bạn cũng không tùy tiện hắt hơi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, Tam bảo. Bởi đây là nơi linh thiêng mà bạn mắc những tội bất kính này đều bị thiêu nơi địa ngục, tu hành không thành chính quả.
Sử dụng miệng thổi nến, hương tại chùa
Sử dụng miệng thổi nến, hương tại chùa chính là những điều cấm kỵ khi đi chùa cần tránh. Tốt nhất bạn cần nhẹ nhàng dùng tay phẩy để thổi nến, hương và giữ tâm trạng bình tĩnh, ôn hòa, tránh lo lắng, vội vã.
Tự ý sử dụng và lấy đồ ở chùa
Một trong những điều cấm kỵ khi đi chùa mà bạn cần tránh là tự ý sử dụng hay lấy đồ ở chùa. Bởi các món đồ Pháp bảo, vật dụng ở chùa do thập phương bá tánh phát tâm cúng dường để mong ước đem đến lợi lạc cho chúng sanh. Khi bạn tự ý lấy đồ ở chùa chính là đang bòn rút của cải của thập phương bá tánh gây nên tội lỗi nặng nề.
Xem thêm: Kiến thức Phật giáo
Tự tiện chạm và sờ vào tượng Phật
Không được tự tiện sờ mó, xoa tiền hay chạm vào tượng Phật khi đi chùa. Bởi đây là hành động bất kính gây nhiễu loạn không khí thanh tịnh, linh thiêng nơi cửa Phật.
Khạc nhổ bừa bãi và nằm ngả ngốn trong chùa
Tránh tuyệt đối không được to giọng bình phẩm, nằm ngồi ngả ngốn hay khạc nhổ bừa bãi khi đi chùa. Đây là hành đồng vô cùng bất kính, bất nhã mà chúng ta cần tránh khi đến viếng chùa.
Đem vàng mã cúng Phật
Chúng ta không nên sắm sửa vàng mã, đặt tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tốt nhất, nếu có vàng mã thì nên đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu, bàn thờ Đức Ông.
Trên đây là những điều cấm kỵ khi đi chùa mà bạn cần nắm rõ để không phạm phải. Việc tuân thủ các quy tắc khi đi chùa, không mắc phải các điều tối kỵ trên sẽ giúp bạn nhận được công đức vô lượng, được thần Phật chở che.
Để hiểu rõ hơn về đi lễ chùa sao cho đúng, mời Quý vị và các bạn lắng nghe chia sẻ từ Thượng tọa Thích Thanh Phương trong chương trình Đâu Khó Có An Viên:
Tin liên quan
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21/11/2024 09:53:01
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21-11-2024 09:53:01
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19/11/2024 08:55:45
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19-11-2024 08:55:45
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16/11/2024 09:21:17
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16-11-2024 09:21:17
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15/11/2024 09:09:57
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15-11-2024 09:09:57
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12/11/2024 08:47:49
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12-11-2024 08:47:49
67 lượt thích 0 bình luận