Cầu nguyện đúng cách khi đi chùa mang về bình an, tài lộc

13/10/2023 09:23:02 1143 lượt xem

Đi chùa cầu nguyện bình an, tài lộc là nhu cầu tâm linh của hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên, cách cầu nguyện ra sao cho đúng cách để đón tài lộc, bình an thì không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm hiểu biết về cách cầu nguyện đúng khi đi chùa.

Từ xưa đến nay, việc đi lễ chùa đã trở thành hoạt động gắn liền với đời sống thường nhật, trở thành tập tục đẹp được duy trì trong mỗi con người, mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai đến chùa cũng đều có mục đích giống nhau và không phải ai cũng đều hiểu hết được ý nghĩa của việc đi chùa. Những người Phật tử đến chùa học lễ Phật, học Chánh pháp, thực hành hạnh bố thí, hạnh lành để tích đức cho bản thân, gia đình. Có những người đến chùa để cầu nguyện, khấn nguyện. 

Cách hành lễ cầu nguyện khi đi chùa

Khi đến chùa, nhiều người không biết hành lễ sao cho đúng. Dưới đây là cách hành lễ khi đi chùa đầy đủ và chi tiết: 

Bước 1: Đặt lễ vật: Lên hương và dâng lễ ở ban thờ Đức Ông. 

Bước 2: Sau khi lễ ban thờ Đức Ông xong lên hương và đặt lễ nơi chính điện Tam bảo rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

Bước 3: Lễ xong chính điện, chúng ta lên hương lễ Phật ở các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp lương đều có 3 lễ hoặc 5 lễ. Nếu chùa có thờ Mẫu, thờ tứ phủ thì đến đó đặt lễ dâng hương và cầu khấn theo ý nguyện.

Bước 4: Lễ tại nhà thờ Tổ.

Bước 5: Tạ lễ và hồi hướng công đức để hạ lễ sau đó có thể đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách thăm hỏi các vị Tăng Ni trụ trì chùa và có thể tuỳ tâm công đức. 

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật phù hộ bình an, che chở chứ không phù hộ đường công danh, tài lộc. Khi chúng ta làm lễ cầu xin may mắn trong tình cảm, công danh, sự nghiệp thì nên vào Đình, Đền. 

Khi hành lễ không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Tuỳ vào từng môn phái có thể quỳ hoặc đứng khi hành lễ nhưng cần phải lên trước. Khi đứng vái không nên đứng thẳng ban thờ mà đứng chếch sang một bên. Không nên bước qua mặt những người đang quỳ lạy. 

Khi đi lễ chùa nên sắm lễ chay và dâng hương gồm: Bánh kẹo, hoa quả tươi, chè,…không sắm lễ mặn.

Mâm ngũ quả bao gồm các loại quả như: Bưởi, táo, dưa hấu, nho, xoài, thanh long, Phật thủ.

Hoa tươi dâng Phật gồm: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn,…không nên dùng hoa giả hay hoa dại dâng lễ. 

Khi bày lễ vật tại ban chính điện Tam bảo gồm 5 món: Hương, nến, hoa, quả, nước (Nếu thiếu cũng không sao) quan trọng thành tâm hướng về chư Phật, Bồ Tát. Lưu ý, không để tiền vàng, tiền thật, vàng mã và đồ lễ mặn. 

Với ban thờ khác trong chùa như thờ Mẫu, thờ Đức Ông, thờ Thánh Hiền, ban Vong,…chỉ cần thắp 3 nén hương rồi khấn nguyện. Tuỳ thuộc vào nhu cầu của mỗi người để chuẩn bị lễ tại các ban cho phù hợp. 

Bài văn cầu nguyện khi đi chùa

Dưới đây là bài văn khấn Phật theo Văn hoá cổ truyền Việt Nam cầu tài lộc, bình an.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy) Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …………………………………….

Ngụ tại ……………………………………………….

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Bồ-tát Quán Thế Âm

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng

“Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm

Hay dù chỉ thấy bức chân dung,

Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,

Thoát mọi hung tai, được cát tường”.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ………………………….

Ngụ tại ………………………………….

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (3 lần, 3 lạy).

Để tìm hiểu thêm cách đi chùa cầu nguyện sao cho đúng, mời Quý vị theo dõi chương trình Đâu Khó Có An Viên phát sóng trên kênh Bchannel – BTV9 An Viên nhé!

Lưu ý cầu nguyện khi đi chùa

Đi chùa lễ Phật trở thành một lối sống tâm linh quen thuộc của người Việt. Tuy nhiên, khi đi lễ chùa cũng cần phải lưu ý một số điều khi cầu nguyện để đón nhận bình an, may mắn, sức khỏe cho bản thân và gia đình. Mọi người lễ chùa với tâm cầu mong cuộc sống bình an, công việc thuận buồm xuôi gió, sức khoẻ dồi dào, tinh thần sáng suốt. Một số lưu ý cần biết khi đi lễ chùa như sau:

– Lựa chọn trang phục kín đáo, trang nghiêm khi đến chùa. Tuyệt đối không ăn mặc phản cảm, hở hang. Vì cửa chùa là nơi thanh tịnh thờ Phật, thờ Bồ Tát và các vị Thánh. Chúng ta ăn mặc càng kín đáo, lịch sự và trang nghiêm thì càng tỏ lòng thành kính với Phật, Bồ Tát và các vị Thánh. 

– Lễ vật đặt ban Phật, ban Bồ Tát, ban Thánh có thể đặt tiền hoặc vật phẩm. Không nhất thiết phải đổi tiền lẻ để đặt rải các ban. Chúng ta có thể đặt lễ bằng tiền chẵn ở ban chính. Đặt tiền vào giọt dầu hoặc ghi công đức ở bàn ghi. Không gài tiền vào tượng Phật, tượng Bồ Tát và các vị Thánh trong chùa. 

– Sắm lễ vặt không được đặt bia, rượu, thịt, cá,…chúng ta nên chọn đồ chay như bánh kẹo, hoa quả, nước để đặt lễ. 

– Đặc biệt, đến chùa cần chú ý giữ gìn vệ sinh chung. Không vứt rác bừa bãi, tự tiện bẻ cành, hái hoa trong khuôn viên chùa, làm xấu cảnh quan của chùa, 

– Chùa là nơi thanh tịnh không nên cười đùa to tiếng,không nói tục, chửi bậy trong khuôn viên chùa.

Những điều cần kiêng kỵ khi cầu nguyện tại chùa

  • Khi vào chùa, bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài sân chùa, hạn chế thắp hương trong chùa. Hạn chế không nên quay phim, chụp ảnh khi vào chùa. 
  • Tại ban Tam bảo chính điện không đặt lễ mặn, tiền vàng, vàng mã. Tuyệt đối không để trẻ con đùa nghịch trong Tam bảo và sờ mó vào tượng Phật, cũng không từ ý mang đồ vật trong chùa về nhà. 
  • Đi vào trong chùa đi vào bằng cửa ngách, tuyệt đối không nên đi cửa giữa vì đây là cửa dành cho Thiên tử, bậc khoa bảng và bậc cao Tăng vào chùa. 
  • Khi xưng hô với các thầy chùa hãy bạch Thầy hoặc A Di Đà Phật xưng con để mở lời chào đến các nhà sư trong chùa.
  • Cấm không sử dụng đồ ăn, thức uống của nhà chùa một cách tùy tiện. 
  • Tuyệt đối không nói to, không đùa giỡn, khạc nhổ bừa bãi trong khuôn viên chùa. 
  • Không quỳ chính giữa chánh điện mà nên quỳ chếch sang một bên, không ngắm tượng Phật trực diện vì điều này thể hiện sự thiếu cung kính.

Kiến thức Phật pháp bao la rộng lớn. Bài viết chỉ nêu ra một số lưu ý nhỏ khi đi chùa. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn đọc có được những lời cầu nguyện đúng với Phật pháp và chuyến hành hương bổ ích, may mắn. Đừng quên theo dõi kênh Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích!

47 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27/08/2024 15:59:35

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27-08-2024 15:59:35

Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật (Vajrachedikā Prajñāpāramitā) là một bài kinh ngắn khoảng 6.000 từ, tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa và phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng Đông Nam Á.
113 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27/08/2024 15:47:19

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27-08-2024 15:47:19

Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni bảo vệ trẻ em và giúp hóa giải nghiệp chướng, đặc biệt dành cho những ai muốn sám hối và thanh tịnh tâm hồn sau những hành động không may.
14370 lượt xem 0 Bình luận

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?

Kiến thức 26/08/2024 17:35:00

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?

Kiến thức 26/08/2024 15:36:44

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24/08/2024 10:51:00

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24-08-2024 10:51:00

Kinh Pháp Cú là tập hợp những lời dạy ngắn gọn và sâu sắc của Đức Phật, được xem như những bài kệ quý giá, chứa đựng tinh hoa của đạo Phật.
2488 lượt xem 0 Bình luận