Chánh nghiệp là gì? Bao gồm những gì? Lợi ích của chánh nghiệp
Trong Phật giáo, chánh nghiệp hướng chúng ta đến hành vi đạo đức và sự từ bi. Vậy chánh nghiệp là gì? Gồm những gì? Lợi ích mang lại như thế nào? Bạn đọc hãy theo dõi nội dung dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất về chánh nghiệp.
Chánh nghiệp là gì?
Chánh nghiệp là những hành động bao gồm thân khẩu ý chân chính, đúng đắn, đúng lẽ phải trong đời sống. Hành động, lời nói và ý nghĩa cần được thuận theo lý nhân sinh, đem đến hạnh phúc cho mình và người khác.
Nghề nghiệp chân chính là công việc nuôi mạng sống chúng ta như làm ruộng, trồng hoa màu, nghề giáo dục, bác sĩ, bác học, khoa học, tâm linh… Ngược lại, dối trá, lừa đảo để mưu cầu lợi ích cá nhân chính là nghề nghiệp làm tổn hại cho nhân loại.
Chánh nghiệp bao gồm những gì?
Cụ thể các yếu tố trong chánh nghiệp như sau:
Giới là chánh nghiệp
Giới chính là việc mỗi người chúng ta không được làm, khi làm thì sẽ mang tội. Giới do Phật thiết lập ra để răn người đệ tử không thực hiện để không phải chịu quả báo xấu ác.
Có 05 giới mà người Phật Tử tại gia cần giữ như không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Giữ giới để tránh làm khổ người khác, khiến họ bị động tâm, bất an tạo nên nghiệp hay quả báo nặng nề.
Một số việc cũng thuộc về giới mà mỗi người cần giữ để tránh gây khổ đau cho người khác như:
- Không nói chuyện ồn ào làm phiền người khác.
- Đừng xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường sống
- Không làm bẩn không khí như hút thuốc lá, đốt các vật liệu độc hại
Phước là chánh nghiệp
Phước có nghĩa là thực hiện hành động thiện lành sẽ nhận được phước báo. Phước là giúp cho chúng ta có được lợi ích trong thiện pháp. Chánh nghiệp hay phước chính là tạo được ảnh hưởng tốt khiến người khác có được hạnh phúc, tăng trưởng đạo đức.
Tuy nhiên có hành động giúp người nhưng không thuộc thiện pháp thì không phải là phước. Hay những việc không thiện, không ác, không ảnh hưởng đến đạo đức thì không gọi là nghiệp. Ví dụ như dậy rửa mặt buổi sáng, hát bài nhạc nhẹ nhàng cho chính mình…
Hành động tốt cũng thuộc chánh nghiệp
Một số hành động tốt diễn ra thường ngày cũng được xem là chánh nghiệp như sau:
- Học tập siêng năng, luôn chăm chỉ để sau này làm điều thiện. Ví dụ những đứa trẻ khi còn nhỏ siêng năng học tập được mọi người thương mến, được chu cấp bởi điều đó đúng chánh nghiệp.
- Rèn luyện cơ thể để có sức khỏe làm mọi điều thiện.
- Chu toàn bổn phận với gia đình, với xã hội, với đất nước là chánh nghiệp. Bổn phận là sự bắt buộc mà khi chúng ta không làm thì sẽ mang tội.
Xem thêm: https://bchannel.vn/luat-nhan-qua/
5 nghề không phải chánh nghiệp
Trong đó có 5 nghề không phải chánh nghiệp mà chúng ta cần tránh như sau:
Nghề sát sinh
Đây là nghề trực tiếp giết mổ, xúi bảo người khác giết mổ các loài động vật. Khi giết hại chúng sinh sẽ dẫn đến quả báo ân oán, hận thù không có ngày thôi dứt. Đây là một trong các tội nặng nề theo Phật pháp mà bạn sẽ nhận lại quả báo vô cùng tệ hại.
Nghề bán vũ khí sát thương
Chúng ta thực hiện chánh nghiệp là không được buôn bán vũ khí sát thương như đao kiếm,súng đạn, những binh khí giết hại lẫn nhau.
Nghề buôn bán người hay súc vật
Người Phật tử không được hành nghề buôn bán con người hay súc vật. Ngày nay, tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ em vẫn đang diễn ra thông qua các hình thức dụ dỗ, lừa đảo.
Nghề buôn bán độc dược, độc chất
Những loại độc dược, độc chất như heroin, thuốc lắc, thuốc kích thích, ma túy… khiến cho con người mất lý trí, mất khả năng sống. Từ đó gây nên ảnh hưởng xấu cho sức khỏe hay những hệ lụy làm đau khổ cho gia đình, người thân, và xã hội.
Nghề buôn bán bia rượu
Nghề không phải chánh nghiệp tiếp theo cần tránh làm là nghề buôn bán rượu. Rượu là nguyên nhân làm cho con người trở nên mê mờ, không có lý trí, gây ra nhiều tội lỗi và hậu quả đáng tiếc. Chính sự tác hại của rượu quá lớn, nên Như Lai Thế Tôn cấm không cho người Phật tử buôn bán rượu.
Lợi ích của chánh nghiệp
Chúng ta thực hành chánh nghiệp để cho bản thân được hạnh phúc mà không phải cho ai khác. Cụ thể, các lợi ích nhận được khi tu như sau:
- Thông qua việc kiềm chế các hành động có hại, nuôi dưỡng hành động tích cực sẽ làm giảm đau khổ cho mỗi người. Đem lại cảm giác bình yên trong nội tâm chúng ta.
- Thực hành chánh nghiệp giúp cải thiện các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hài hòa hơn.
- Làm hành động đúng đắn đòi hỏi bạn có đạo đức, lưu tâm đến những điều thiện lành. Từ đó bạn luôn nhận được sự kính trọng và yêu mến của mọi người
- Đóng góp vào xã hội nhân ái hơn, giảm ác nghiệp tạo ra cho bản thân và gia đình. Hành động đúng đắn sẽ giảm bớt sự tích lũy nghiệp tiêu cực, dẫn đến cuộc sống hạnh phúc và viên mãn.
Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả
Chánh nghiệp là gì và lợi ích nhận được ra sao đã được giải đáp cụ thể ở trên. Hiểu rõ chánh nghiệp để chọn lựa nghề nghiệp đúng, tránh gây hại cho chúng sinh để nhận về phước báu to lớn.
Tin liên quan
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21/11/2024 09:53:01
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21-11-2024 09:53:01
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19/11/2024 08:55:45
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19-11-2024 08:55:45
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16/11/2024 09:21:17
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16-11-2024 09:21:17
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15/11/2024 09:09:57
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15-11-2024 09:09:57
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12/11/2024 08:47:49
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12-11-2024 08:47:49
34 lượt thích 0 bình luận